Trường Đại học Mở Hà Nội - Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Tài chính - Ngân hàng

      Chương trình

      Ngành

      Tài chính Ngân hàng

      Thời lượng

      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Viện Đại học Mở Hà Nội xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình cử nhân Tài chính ngân hàng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành ngân hàng và những kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Tài chính ngân hàng, sinh viên đạt được:

      • Phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức các nhân và có trách nhiệm đối với xã hội;
      • Kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;
      • Năng lực tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính khác như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các quỹ đầu tư tài chính, và dự án đầu tư;
      • Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp trong nhóm cũng như làm việc độc lập trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế;
      • Có khả năng phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Kiến thức về tài chính – ngân hàng:

      • Kiến thức cơ bản về tài chính – tiền tệ, kế toán, về hoạt động trung gian tài chính, thị trường tài chính trong và ngoài nước.
      • Kiến thức về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối trong hoạt động ngân hàng.
      • Kiến thức về chuẩn mực, chế độ, chính sách, quy định, luật pháp về quản lý kế toán, tài chính, thuế, bảo hiểm trong doanh nghiệp.
      • Kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành tài chính – ngân hàng.

      Kiến thức về chuyên ngành tài chính doanh nghiệp:

      • Kiến thức về kế toán tài chính, Kế toán quản trị của doanh nghiệp.
      • Kiến thức về tài chính của doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế.
      • Kiến thức về phân tích, đánh giá, lập và triển khai kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Các dự án về phương diện tài chính.
      • Kiến thức về quản trị tài chính doanh nghiệp.

      Kiến thức về chuyên ngành ngân hàng:

      • Kiến thức về hoạt động tín dụng ngân hàng.
      • Kiến thức về hoạt động kế toán ngân hàng.
      • Kiến thức về Marketing ngân hàng.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngân hàng cho các đối tượng khách hàng phù hợp với các quy trình, quy định nghiệp vụ.
      • Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính đối với các giao dịch ngân hàng và kế toán nội bộ của ngân hàng thương mại.
      • Thực hiện và vận dụng các chuẩn mực, chế độ, chính sách, quy định, luật pháp về quản lý kế toán, tài chính, thuế, bảo hiểm trong doanh nghiệp.
      • Thực hiện các nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng nghiên cứu, phân tích các thông tin kinh tế, tài chính, xã hội. Tự trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn.
      • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
      • Có kỹ năng quản lý thời gian và khối lượng công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên ngân hàng làm việc ở các vị trí giao dịch, kiểm soát, kế toán, chuyên viên tín dụng, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên kinh doanh ngoại hối, chuyên viên tư vấn đầu tư tài chính tại các ngân hàng thương mại.
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính;
      • Tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh để tạo lập doanh nghiệp cho bản thân;
      • Nghiên cứu viên và giảng viên làm việc tại các Viện nghiên cứu về kinh tế – xã hội, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, và các đơn vị nghiên cứu.