Chương trình
Ngành
Luật kinh tếThời lượng
5 nămThời gian đào tạo: 5 năm.
Đối tượng tuyển sinh:
- Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương
- Xét tuyển căn cứ vào kết quả học bạ THPT theo tổ hợp môn xét tuyển: đối tượng thí sinh đạt 20 điểm trở lên (trong đó chưa tính điểm ưu tiên).
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Luật kinh tế nhằm đào tạo sinh viên trở thành những cử nhân Luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về luật học, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đủ khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức: Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có kiến thức cơ bản về hệ thống luật pháp Việt Nam nói chung và nắm vững kiến thức chuyên môn về pháp luật trong hoạt động kinh doanh trên nền tảng kiến thức về kinh tế học. Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế cũng có những hiểu biết nhất định về pháp luật thương mại quốc tế.
Kỹ năng:
- Kỹ năng tư duy pháp lý của luật gia: tiếp nhận vấn đề, nắm bắt nhu cầu pháp luật cần giải quyết, phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá chứng cứ, nhận định đúng sai theo quy định của pháp luật để có hướng giải quyết.
- Kỹ năng nghiệp vụ tố tụng và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng thủ tục trọng tài.
- Kỹ năng tư vấn pháp lý trong kinh doanh.
- Kỹ năng đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Kỹ năng tổ chức công việc như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỹ năng tổ chức các sinh hoạt khoa học, thuyết trình, giới thiệu văn bản pháp luật mới.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình, các cử nhân có thể làm việc tại:
- Các doanh nghiệp ở các vị trí quản lý hoặc chuyên viên trong nhiều lĩnh vực như nhân sự, chuyên viên pháp lý, luật sư công ty.
- Các cơ quan nhà nước như Tòa án Nhân dân các cấp, Viện kiểm sát Nhân dân các cấp, công an, các bộ ngành của chính phủ, Ủy ban nhân dân, sở, phòng, ban ở địa phương…
- Tổ chức nghiên cứu và các đơn vị tư vấn pháp lý (công ty luật, văn phòng luật, trọng tài thương mại).