Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Chuyên ngành Điêu khắc | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Điêu khắc

      Chương trình

      Ngành

      Điêu khắc

      Thời lượng

      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 258 ĐVHT + 165 tiết Giáo dục quốc phòng – an ninh + 5 ĐVHT Giáo dục thể chất.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một trong những văn bằng như sau :

      • Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH).
      • Bằng tốt nghiệp PTTH bổ túc.
      • Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.
      • Các thí sinh phải thực hiện các bài thi tuyển sinh như sau :

      Môn Hình hoạ (nặng bằng đất sét, thời gian 8 tiết, mỗi tiết 45 phút)

      Môn Bố cục (nặng bằng đất sét trong thời gian 8 tiếng)

      Môn Ngữ văn không tổ chức thi chỉ xét tuyển. Điểm Ngữ văn được tính là điểm trung bình chung các năm học trung học phổ thông.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân mỹ thuật ngành Điêu khắc có khả năng sáng tạo các tác phẩm điêu khắc với nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật và có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về mỹ thuật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn, kiến thức khoa học cơ bản về mỹ thuật, kiến thức chuyên sâu về ngành Thiết kế đồ họa.
      • Có trình độ và khả năng nghiên cứu khoa học, thực hiện và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa.
      • Nắm vững các phương pháp sáng tác thiết kế các sản phẩm đồ họa công thương nghiệp và văn hóa, chính trị, xã hội.
      • Có kiến thức và khả năng thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm đồ họa ứng dụng.
      • Có kiến thức sâu rộng về tin học chuyên ngành Thiết kế đồ họa, sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa trong việc thiết kế các sản phẩm thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa.
      • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng thiết kế sáng tạo các sản phẩm đồ họa ứng dụng như: sản phẩm lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội (tranh cổ động, bưu thiếp, tem thư, lịch, sách, báo, tranh truyện, minh họa, thiết kế các mẫu về không gian lễ hội, triển lãm văn hóa nghệ thuật, hội nghị, hội thảo,…); sản phẩm lĩnh vực thương mại (hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm biểu trưng, lô gô, bao bì sản phẩm, áp phích quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp,…hay thiết kế trình bày triển lãm, hội chợ, gian hàng…).
      • Có kỹ năng phân tích, triển khai thiết kế khoa học, chính xác, chọn giải pháp công nghệ tối ưu để sản phẩm thiết kế có thẩm mỹ cao và hiệu quả kinh tế.
      • Có kỹ năng thực hành sáng tác các tác phẩm Đồ họa tạo hình như tranh in kẽm, in đồng, in kim loại, tranh khắc gỗ, tranh khắc thạch cao, tranh khắc cao su, tranh in , tranh in độc bản, tranh in lưới.
      • Có kỹ năng vẽ, thiết kế và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị công nghệ cao, phần mềm đồ họa ứng dụng phục vụ thiết kế đồ họa.
      • Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành Thiết kế đồ họa và nghệ thuật tạo hình.
      • Có kỹ năng tiếp cận một cách năng động, mềm dẻo và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật Thiết kế đồ họa đương đại ở trong nước, khu vực và thế giới.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng quản lý, tổ chức, thực hiện các hoạt động thiết kế đồ họa.
      • Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong thiết kế, sáng tác hay hoạt động mỹ thuật cộng đồng.
      • Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
      • Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin không chỉ trong thiết kế đồ họa mà cả trong sáng tác nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác và quản lý, tổ chức các hoạt động thiết kế, hoạt động mỹ thuật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhà điêu khắc sáng tác tác phẩm tượng tròn, phù điêu độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.
      • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
      • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.
      • Phụ trách mỹ thuật, trình bày tại các nhà xuất bản, tạp chí, báo,…
      • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có ngành, chuyên ngành mỹ thuật.