Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

      8.2
      Tốt
      1 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      4 ngành

      Sư phạm mỹ thuật

      Sư phạm Mỹ thuật
      1 thời lượng
      Sư phạm Mỹ thuật
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 182 ĐVHT + 165 tiết Giáo dục quốc phòng – an ninh + 5 ĐVHT Giáo dục thể chất.

      Đối tượng tuyển sinh

      Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một trong những văn bằng như sau :

      • Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH).
      • Bằng tốt nghiệp PTTH bổ túc.
      • Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.
      • Các thí sinh phải thực hiện các bài thi tuyển sinh như sau :

      Môn Hình hoạ (vẽ bằng bút chì hoặc than, thời gian 8 tiết, mỗi tiết 45 phút)

      Môn Bố cục (vẽ bằng bột màu, Acrylic trong thời gian 8 tiếng)

      Môn Ngữ văn không tổ chức thi chỉ xét tuyển. Điểm Ngữ văn được tính là điểm trung bình chung các năm học trung học phổ thông.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật tại các trường ở cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các trường Văn hóa nghệ thuật, các trường khoa học tự nhiên và xã hội. Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục, hệ thống những vấn đề lý luận sư phạm Mỹ thuật; sáng tạo tác phẩm, tham gia tổ chức các hoạt động Mỹ thuật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn, kiến thức sâu rộng về mỹ thuật, kiến thức chuyên sâu về giảng dạy mỹ thuật.
      • Có trình độ và khả năng nghiên cứu, sáng tác mỹ thuật.
      • Có trình độ và khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục mỹ thuật, quản lý công tác giáo dục mỹ thuật.
      • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động mỹ thuật.
      • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng nghiệp vụ dạy học mỹ thuật ở các bậc học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông.
      • Có kỹ năng thực hành, sáng tác mỹ thuật theo yêu cầu của bài giảng và chương trình đào tạo.
      • Có kỹ năng thực hành sáng tác các tác phẩm trang sơn dầu, tranh sơn mài, tranh lụa, tranh khắc gỗ màu, tranh khắc gỗ đen trắng, tranh bột màu, màu nước….
      • Có kỹ năng, phương pháp phân tích nội dung, hình thức, khuynh hướng, trào lưu, giai đoạn của mỹ thuật; phân tích tác giả, tác phẩm, triển lãm, sự kiện mỹ thuật.
      • Có kỹ năng lập kế hoạch chương trình, bài giảng mỹ thuật.
      • Có kỹ năng quản lý, tổ chức các hoạt động dạy và học mỹ thuật.
      • Có kỹ năng vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học mỹ thuật trong điều kiện cụ thể trường học.
      • Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
      • Có kỹ năng tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.
      • Có kỹ năng tuyên truyền, giáo dục mỹ thuật.
      • Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong hoạt động dạy và học mỹ thuật.
      • Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
      • Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sáng tác và các hoạt động mỹ thuật cộng đồng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo như học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
      • Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục như các trường ở cấp học phổ thông.
      • Nghiên cứu khoa học tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về giáo dục mỹ thuật.
      • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các tổ chức xã hội.

      Điêu khắc

      Điêu khắc
      1 thời lượng
      Điêu khắc
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 258 ĐVHT + 165 tiết Giáo dục quốc phòng – an ninh + 5 ĐVHT Giáo dục thể chất.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một trong những văn bằng như sau :

      • Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH).
      • Bằng tốt nghiệp PTTH bổ túc.
      • Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.
      • Các thí sinh phải thực hiện các bài thi tuyển sinh như sau :

      Môn Hình hoạ (nặng bằng đất sét, thời gian 8 tiết, mỗi tiết 45 phút)

      Môn Bố cục (nặng bằng đất sét trong thời gian 8 tiếng)

      Môn Ngữ văn không tổ chức thi chỉ xét tuyển. Điểm Ngữ văn được tính là điểm trung bình chung các năm học trung học phổ thông.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân mỹ thuật ngành Điêu khắc có khả năng sáng tạo các tác phẩm điêu khắc với nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật và có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về mỹ thuật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn, kiến thức khoa học cơ bản về mỹ thuật, kiến thức chuyên sâu về ngành Thiết kế đồ họa.
      • Có trình độ và khả năng nghiên cứu khoa học, thực hiện và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa.
      • Nắm vững các phương pháp sáng tác thiết kế các sản phẩm đồ họa công thương nghiệp và văn hóa, chính trị, xã hội.
      • Có kiến thức và khả năng thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm đồ họa ứng dụng.
      • Có kiến thức sâu rộng về tin học chuyên ngành Thiết kế đồ họa, sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa trong việc thiết kế các sản phẩm thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa.
      • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng thiết kế sáng tạo các sản phẩm đồ họa ứng dụng như: sản phẩm lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội (tranh cổ động, bưu thiếp, tem thư, lịch, sách, báo, tranh truyện, minh họa, thiết kế các mẫu về không gian lễ hội, triển lãm văn hóa nghệ thuật, hội nghị, hội thảo,…); sản phẩm lĩnh vực thương mại (hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm biểu trưng, lô gô, bao bì sản phẩm, áp phích quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp,…hay thiết kế trình bày triển lãm, hội chợ, gian hàng…).
      • Có kỹ năng phân tích, triển khai thiết kế khoa học, chính xác, chọn giải pháp công nghệ tối ưu để sản phẩm thiết kế có thẩm mỹ cao và hiệu quả kinh tế.
      • Có kỹ năng thực hành sáng tác các tác phẩm Đồ họa tạo hình như tranh in kẽm, in đồng, in kim loại, tranh khắc gỗ, tranh khắc thạch cao, tranh khắc cao su, tranh in , tranh in độc bản, tranh in lưới.
      • Có kỹ năng vẽ, thiết kế và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị công nghệ cao, phần mềm đồ họa ứng dụng phục vụ thiết kế đồ họa.
      • Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành Thiết kế đồ họa và nghệ thuật tạo hình.
      • Có kỹ năng tiếp cận một cách năng động, mềm dẻo và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật Thiết kế đồ họa đương đại ở trong nước, khu vực và thế giới.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng quản lý, tổ chức, thực hiện các hoạt động thiết kế đồ họa.
      • Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong thiết kế, sáng tác hay hoạt động mỹ thuật cộng đồng.
      • Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
      • Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin không chỉ trong thiết kế đồ họa mà cả trong sáng tác nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác và quản lý, tổ chức các hoạt động thiết kế, hoạt động mỹ thuật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhà điêu khắc sáng tác tác phẩm tượng tròn, phù điêu độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.
      • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
      • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.
      • Phụ trách mỹ thuật, trình bày tại các nhà xuất bản, tạp chí, báo,…
      • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có ngành, chuyên ngành mỹ thuật.

      Hội họa

      Hội họa
      1 thời lượng
      Hội họa
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 228 ĐVHT

      Đối tượng tuyển sinh

      Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một trong những văn bằng như sau :

      • Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH).
      • Bằng tốt nghiệp PTTH bổ túc.
      • Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.
      • Các thí sinh phải thực hiện các bài thi tuyển sinh như sau :

      Môn Hình hoạ (vẽ bằng bút chì hoặc than, thời gian 8 tiết, mỗi tiết 45 phút)

      Môn Bố cục (vẽ bằng bột màu, thời gian 8 giờ liền)

      Môn Ngữ văn không tổ chức thi chỉ xét tuyển. Điểm Ngữ văn được tính là điểm trung bình chung các năm học phổ thông trung học.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Hội hoạ có trình độ tư duy, nghiên cứu, sáng tác những tác phẩm Hội họa; nắm vững kỹ thuật xử lý chất liệu chuyên ngành, có kỹ năng vận dụng kiến thức mỹ thuật trong các hoạt động xã hội và giảng dạy Hội họa ở các cơ sở đào tạo Mỹ thuật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức khoa học cơ bản về mỹ thuật, kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật Hội họa, hệ thống kiến thức về lý luận và thực hành mỹ thuật.
      • Có trình độ và khả năng nghiên cứu, sáng tác tác phẩm hội họa, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác.
      • Có kiến thức và khả năng sử dụng các loại chất liệu sáng tác khác nhau trong nghệ thuật tạo hình truyền thống và đương đại.
      • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mỹ thuật.
      • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng sử dụng tốt, thành thạo, nhuần nhuyễn các kỹ thuật chất liệu của nghệ thuật Hội họa (sơn dầu, sơn mài, lụa,…).
      • Có kỹ năng sáng tác theo các thể loại và chất liệu, các phương pháp sáng tác của nghệ thuật Hội họa.
      • Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
      • Có kỹ năng tiếp cận một cách năng động, mềm dẻo và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật tạo hình đương đại ở trong nước, khu vực và thế giới.
      • Có kỹ năng tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng.

      Kỹ năng mềm

      • Có Kỹ năng quản lý hoạt động mỹ thuật.
      • Có kỹ năng làm việc theo nhóm khi sáng tác hay hoạt động mỹ thuật cộng đồng.
      • Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
      • Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong sáng tác nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác và quản lý, tổ chức các hoạt động mỹ thuật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Họa sĩ sáng tác độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.
      • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
      • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.
      • Họa sĩ phụ trách mỹ thuật, trình bày tại các nhà xuất bản, tạp chí, báo,…
      • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có ngành, chuyên ngành mỹ thuật.

      Đồ họa

      Đồ họa
      1 thời lượng
      Đồ họa
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 227 ĐVHT + 165 tiết Giáo dục quốc phòng-an ninh + 5 ĐVHT Giáo dục thể chất.

      Đôi tượng tuyển sinh

      Công dân nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam có một trong những văn bằng như sau:

      • Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.
      • Bằng tốt nghiệp PTTH bổ túc.
      • Bằng trung học chuyên nghiệp.
      • Các thí sinh phải thực hiện các bài thi tuyển sinh như sau:

      Môn Hình hoạ (vẽ bằng bút chì hoặc than, thời gian 8 tiết, mỗi tiết 45 phút)

      Môn Bố cục (vẽ bằng bột màu, Acrylic,… trong thời gian 8 giờ liền)

      Môn Ngữ văn không tổ chức thi chỉ xét tuyển. Điểm Ngữ văn được tính là điểm trung bình chung của điểm tổng kết các năm học trung học phổ thông của môn Ngữ văn.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành đồ họa, có trình độ tư duy, nghiên cứu, sáng tác những tác phẩm đồ họa; nắm vững kỹ thuật xử lý chất liệu chuyên ngành; có kỹ năng vận dụng kiến thức mỹ thuật trong các hoạt động xã hội và giảng dạy đồ họa ở các cơ sở đào tạo Mỹ thuật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về mỹ thuật và kiến thức chuyên sâu về Đồ họa tạo hình.
      • Có kiến thức lý luận và thực hành nghệ thuật tạo hình.
      • Có trình độ nghiên cứu, sáng tác đồ họa và các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác.
      • Có kiến thức và khả năng sử dụng kết hợp các loại kỹ thuật chất liệu sáng tác khác nhau trong nghệ thuật Đồ họa tạo hình truyền thống và nghệ thuật tạo hình đương đại.
      • Có khả năng độc lập nghiên cứu, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật, các kỹ thuật mới để thể hiện tác phẩm.
      • Có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong kỹ thuật chế bản và in tác phẩm đồ họa.
      • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mỹ thuật.
      • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng sử dụng các kỹ thuật chất liệu của nghệ thuật Đồ họa.
      • Có kỹ năng chế bản chuyên sâu các chất liệu khác nhau của kỹ thuật tranh in lõm (tranh in kẽm, in đồng, in kim loại,…), kỹ thuật tranh in nổi (tranh khắc gỗ, khắc thạch cao, khắc cao su,…) kỹ thuật tranh in phẳng (tranh in đá, in độc bản,... ), kỹ thuật tranh in xuyên (tranh in lưới,…).
      • Có kỹ năng chuyên sâu về kỹ thuật in tác phẩm đồ họa tạo hình.
      • Có kỹ năng sáng tác theo các thể loại và chất liệu, các phương pháp sáng tác của nghệ thuật Đồ họa tạo hình.
      • Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
      • Có kỹ năng tiếp cận một cách năng động, mềm dẻo và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật tạo hình đương đại ở trong nước, khu vực và thế giới.
      • Có kỹ năng tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng.

      Kỹ năng mềm

      • Có Kỹ năng hoạt động và quản lý hoạt động mỹ thuật.
      • Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong sáng tác hay hoạt động mỹ thuật cộng đồng.
      • Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
      • Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong sáng tác nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác và quản lý, tổ chức các hoạt động mỹ thuật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Họa sĩ sáng tác tác phẩm đồ họa tạo hình độc lập, nghiên cứu mỹ thuật .
      • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
      • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.
      • Họa sĩ phụ trách mỹ thuật, trình bày tại các nhà xuất bản, tạp chí, báo,…
      • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có ngành, chuyên ngành mỹ thuật.

      Đánh giá

      1 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0
      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0

      Chi tiết từ học viên

      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Đánh Giá Chung Về Trường

      Đã học khoá học: Khóa Hội họa tại đây.

      Ưu điểm

      Môi trường thân thiện, thoải mái, hàn lâm

      Điểm cần cải thiện

      Chương trình, giảng viên có khả năng chuyên môn tốt nhưng chưa đồng đều và tác phong chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa gần gũi sv

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Học hội họa, học các chất liệu, tự học là chủ yếu, GV hướng dẫn qua Cái học ở ngoài trường nhiều hơn ở trong trường Môi trường học tập thoải mái, cơ hội trải nghiệm cao

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã hoạt động hơn 93 năm, trong suốt khoảng thời gian ấy không ít họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam có xuất thân từ môi trường đào tạo này.

      Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (website: mythuatvietnam.edu.vn) là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đào tạo nguồn nhân lực ngành mỹ thuật ở bậc đại học và sau đại học cho cả nước. Trường thực hiện chức năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sáng tác mỹ thuật, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nền mỹ thuật VN, giới thiệu quảng bá mỹ thuật VN với bạn bè quốc tế. Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

      Tổng quan về đại học Mỹ thuật Việt Nam

      Giới thiệu về trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

      Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam có tiền thân từ Trường Mỹ thuật Đông Dương, được thành lập vào 10/1924 với sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Tên tiếng Pháp của trường khi đó là École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine.

      Vào thời Nhật chiếm (1940-1945) hoạt động của trường rất éo hẹp. Đến năm 1945 khi Pháp lật đỗ Nhật thì trường bị giải tán.

      Đến năm 1995, Viện Mỹ Nghệ sát nhập với trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội (Nay là trường ĐH Mỹ thuật VN).

      Sứ mệnh

      Tạo lập môi trường học tập, nghiên cứu và sáng tác mỹ thuật chuyên nghiệp, phát huy tốt nhất tiềm năng sáng tạo của người học. Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có uy tín, đạt chuẩn quốc gia, ngang tầm khu vực và quốc tế trong lĩnh vực mỹ thuật.

      Tầm nhìn

      Đào tạo các chuyên ngành mỹ thuật chuyên nghiệp. Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực mỹ thuật.

      Cơ sở vật chất

      Trường nằm giữa khu vực đông dân cư của thành phố, có diện tích khá nhỏ, một phần diện tích của trường CĐ xưa bị cắt bớt để xây dựng trụ sở của Bộ Công An. Trường có 5 khối nhà chính, với khoảng 20 phòng học, một bảo tàng, một nhà triển lãm, 2 xưởng sơn mài, 1 xưởng đồ họa, 2 phòng máy tính với khoảng 50 máy và một thư viện.

      Thống kê về diện tích đất và diện tích xây dựng:

      • Tổng diện tích của trường: 10.156 m2

      • Tổng diện tích xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường: 18.429 m2

      • Số chỗ ở ký túc xá sinh viên: 114 chỗ

      • Thư viện trường có tổng cộng 20.000 tài liệu,tạp chí, sách, báo,...

      Đội ngũ giảng viên

      Với đội ngũ giảng viên kinh nghiệm, có chuyên môn tốt và sử dụng phương pháp giảng dạy với quan điểm lấy người học làm trung tâm để giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu những kiến thức chuyên môn. Đội ngũ giảng viên thường xuyên được tham gia vào việc phát triển phương pháp đào tạo, giảng dạy mà còn hỗ trợ học viên trong những giai đoạn khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế.

      Đội ngũ giảng viên chính thức của trường có tổng cộng 5 phó giáo sư, 4 cử nhân, 50 thạc sĩ và 8 tiến sĩ phụ trách ở 3 nhóm chuyên ngành chính của trường.


      Gặp mặt cán bộ nghỉ hưu của trường ĐH Mỹ Thuật VN

      Gặp mặt cán bộ nghỉ hưu của trường ĐH Mỹ Thuật VN

      Hoạt động sinh viên

      Sinh viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam không bỏ qua bất kì các cuộc triển lãm, các cuộc thi về hội họa diễn ra ở khu vực Hà Nội và toàn quốc, gần đây nhất trường tổ chức tham gia: ngày hội triển lãm Mỹ thuật Học sinh, Sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật toàn quốc; Triển lãm nghệ thuật đa dạng Hà Nội lần thứ IV,... Bên cạnh đó trường vẫn thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi học thuật, cuộc thi thể thao, rèn luyện học thuật, các chiến dịch tình nguyện,…

      Múa “Ta vui xòe nhé” ĐH Mỹ thuật VN

      Ký họa thực tế sinh viên ĐH Mỹ Thuật VN

      Ký họa thực tế sinh viên ĐH Mỹ Thuật VN

      Đại diện trường ĐH Mỹ thuật VN tham gia triển lãm hội họa toàn quốc

      Đại diện trường ĐH Mỹ thuật VN tham gia triển lãm hội họa toàn quốc

      Cựu sinh viên

      Từ khi thành lập đến nay trường có bề dày lịch sử hơn 90 năm xây dựng và phát triển, trong thời gian dài đó trường đạo tạo không ít những nhân tài cho đất nước. những gương mặt thời đâu tiêu biểu như: Tô Ngọc Vân nhà hội họa nổi tiếng VN từ những năm 1996; Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ông đã từng tốt nghiệp thủ khoa tại trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1938.

      Thế hệ sau như: Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên,… Một số nhạc sĩ cũng theo học vẽ tại đây:Văn Cao, Nguyễn Đình Phúc,...​​​​​​​

      Bùi Xuân Phái – người họa sĩ của Hà Nội

      Bùi Xuân Phái – người họa sĩ của Hà Nội

      Nguồn: Đại học Mỹ thuật Việt Nam

      Địa điểm