Trường Đại Học Ngân Hàng TP. HCM - Chuyên ngành Luật kinh tế | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Luật kinh tế

      Chương trình

      Ngành

      Luật Kinh doanh

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 123 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh:

      Thí sinh đã tốt nghiệp THPT ( theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD – ĐT.

      Thí sinh có kết quả điểm thi THPT Quốc gia theo các tổ hợp môn đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường công bố.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội, kinh tế và luật học, những kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đủ khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh.

      Ngoài ra, sinh viên được trang bị những kiến thức kinh tế bổ trợ để sử dụng hiệu quả trong công việc và trang bị phương pháp để có thể tiếp tục cập nhật, nghiên cứu pháp luật. Nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm đối với cộng đồng của người học. Kiến thức được cung cấp sẽ là nền tảng để người tốt nghiệp tiếp tục sự nghiệp học tập suốt đời.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức giáo dục đại cương:

      Sinh viên có vốn hiểu biết các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội, các kiến thức về giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh, các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.

      Kiến thức cơ sở khối ngành: giải thích được các kiến thức nền tảng về luật học, các nguyên lý cơ bản của kế toán, thống kê, các khía cạnh pháp lý trong lĩnh vực kinh tế, các kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh; áp dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tin học để nghiên cứu vấn đề luật học.

      Kiến thức cơ sở ngành: kiến thức nền tảng về luật kinh doanh để phân tích các vấn đề kinh tế – xã hội, từ đó ứng dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến các vấn đế luật pháp.

      Kiến thức ngành luật:

      • Hiểu được kiến thức trong giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Luật kinh tế
      • Hiểu được các kiến thức căn bản về nhà nước và pháp luật, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
      • Phân biệt được sự khác nhau giữa các lĩnh vực luật.
      • Hiểu được các kiến thức chung về các ngành luật.
      • Thông thạo Anh văn pháp lý.

      Kiến thức chuyên ngành Luật kinh tế:

      Có kiến thức nền tảng về kinh tế.

      Hiểu được các kiến thức chuyên sâu trong chuyên ngành Luật Kinh gồm kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, hợp đồng trong kinh doanh thương mại, cạnh tranh, phá sản, giải quyết tranh chấp, đất đai, môi trường, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán, thuế, sở hữu trí tuệ, tư pháp quốc tế, luật so sánh,.v.v…

      Kiến thức thực tập và tốt nghiệp:

      Phân tích được các tình huống thực tiễn

      Lý giải được được sự khác nhau giữa kiến thức đã học và thực tiễn cuộc sống thông qua các tình huống thực.

      Ứng dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức, điều hành, quản lí, giải quyết tình huống thực tế.

      Kỹ năng và phẩm chất cá nhân: kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề; thực nghiệm và khám phá kiến thức; tư duy có hệ thống và sáng tạo; kiên trì và linh hoạt, đam mê nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức mới, biết cách quản lý nguồn lực và thời gian; thể hiện đạo đức nghề nghiệp (trung thực, trách nhiệm, chính trực), có thái độ hành xử chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế, chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp, chủ động cập nhật thông tin chuyên môn.

      • Kỹ năng làm việc theo nhóm.
      • Kỹ năng giao tiếp.
      • Kỹ năng sử dụng tiếng Anh.
      • Kỹ năng vận dụng kiến thức để mang lại lợi ích cho xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể khởi nghiệp kinh doanh hoặc làm việc tại các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, cơ quan nhà nước.

      Về vị trí công việc cụ thể, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các bộ phận pháp chế, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, ngân hàng; chuyên viên tư vấn pháp lý; chuyên viên tại các tổ chức bổ trợ tư pháp - chuyên viên phòng công chứng, thừa phát lại, mua bán nợ, đòi nợ.

      Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể trở thành những nghiên cứu viên ở các Trung tâm, Viện nghiên cứu; giảng viên tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học trong và ngoài nước.