Chương trình đào tạo
3 ngành
Thời gian đào tạo: từ 4 tới 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có hiểu biết lý luận và thực tiễn về công tác quốc phòng – an ninh của Nhà nước, có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, về nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc, có kiến thức cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, về điều lệnh quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Nắm vững kiến thức thức nghiệp vụ Sư phạm và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương và có chứng chỉ Giáo dục Thể chất;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về lịch sử và đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Có hiểu biết lí luận và thực tiễn về công tác quốc phòng - an ninh (QP-AN) của Nhà nước; có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, về nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc; có kiến thức cơ bản về kĩ thuật, chiến thuật quân sự, về điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có các kỹ năng sư phạm, thành thạo việc giảng dạy Giáo dục QP – AN;
- Thuần thục các thao tác, kĩ năng quân sự, sử dụng thành thạo vũ khí bộ binh và hiểu biết các thiết bị quân sự khác;
- Biết làm công tác quốc phòng, quân sự địa phương trong các cơ sở giáo dục, đào tạo;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục QP-AN ở các trường trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học;
- Công tác ở các cơ quan trong hệ thống chính trị, cán bộ chuyên trách về QP – AN ở các cơ quan, đơn vị.
Thời gian đào tạo: từ 4 đến 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị các kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức cơ sở liên quan đến chuyên ngành đào tạo, biết vận dụng các kiến thức đó vào chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; kiến thức chuyên sâu ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và có thể vận dụng để tính toán thiết kế, lập biện pháp, tổ chức, quản lý, điều hành thi công; biết vận dụng công nghệ mới trong xây dựng công trình giao thông.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức các môn khoa học cơ bản và cơ sở liên quan đến chuyên ngành đào tạo và vận dụng được vào ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Nắm vững kiến thức ngành xây dựng và vận dụng được vào tính toán thiết kế, lập biện pháp, tổ chức, quản lí, điều hành thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B; hiểu rõ và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế, thi công và quản lí xây dựng;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ.
Về kỹ năng
- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề của thực tế nghề nghiệp trong tư vấn thiết kế, khảo sát, lập dự toán, thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế, thi công và quản lí xây dựng;
- Thiết kế phần kết cấu cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; biết vận dụng công nghệ mới trong xây dựng;
- Lập biện pháp kỹ thuật thi công, tổ chức và điều hành thi công; tư vấn, giám sát, quản lí chất lượng công trình xây dựng;
- Kỹ năng lập, xử lí các văn bản liên quan đến quản lí nhà nước về xây dựng cơ bản và các loại văn bản liên quan khác;
- Khả năng tự nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong chuyên môn, nghề nghiệp;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng;
- Các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng;
- Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực xây dựng.
Thời gian đào tạo: từ 4 tới 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Thiết kế máy và thiết bị cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp.
- Kỹ thuật và thiết bị điện, điện tử công nghiệp và tự động hóa phục vụ vận hành, điều khiển máy và thiết bị cơ khí.
- Cải tiến, phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm cơ khí trong lĩnh vực thủy sản, công nghiệp và nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn và nguyên tắc thiết lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật cơ khí;
- Đặc tính cơ lý và tính công nghệ của vật liệu kỹ thuật cơ khí phục vụ thiết kế và sửa chữa thiết bị cơ khí;
- Các phương pháp thông dụng chế tạo phôi và gia công kim loại;
- Kỹ thuật và công nghệ CAD/CAE trong phân tích, thiết kế máy và thiết bị cơ khí;
- Kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm cơ khí thông qua tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật;
- Bảo trì và sửa chữa máy và thiết bị cơ khí;
- Tổ chức và điều hành doanh nghiệp cơ khí.
- Có trình độ tiếng Anh cơ bản.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Vận dụng kiến thức về toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để vào thiết kế kỹ thuật máy và thiết bị cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, và công nghiệp.
- Tổ chức thực hiện các thí nghiệm cơ khí; phân tích, lý giải và áp dụng kết quả.
- Lập quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết cơ khí thông dụng.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí.
- Triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm thủy sản và công nghiệp.
- Bảo dưỡng, sửa chữa và phục hồi máy và thiết bị cơ khí.
- Sử dụng được một các mềm CAD/CAE chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, tính toán, thiết kế máy và thiết bị cơ khí.
- Tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật trong nhà máy cơ khí.
Kỹ năng mềm
- Làm việc độc lập.
- Làm việc theo nhóm và với cộng đồng; hội nhập được môi trường làm việc mới.
- Giao tiếp và truyền đạt thông tin hiệu quả trong lĩnh vực cơ khí.
- Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn, giao tiếp và quản lý.
- Tự học, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng thành tựu công nghệ mới trên nền tảng kiến thức đã tích lũy.
- Quản lý, lãnh đạo và ra quyết định.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường ĐH Kỹ thuật, cao đẳng Kỹ thuật, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong các trường phổ thông,
- Cán bộ Quản lý điều hành Sản xuất trong các tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí; cán bộ nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu về cơ khí.
- Cán bộ kỹ thuật thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí bằng công nghệ kiểm tra phá hủy (DT) và không phá hủy (NDT)… tại các công ty, doanh nghiệp,…
- Chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu ứng dụng, thiết kế và phát triển các sản phẩm và thiết bị cơ khí; chuyển giao công nghệ, tư vấn thiết kế,… tại các công ty, doanh nghiệp, dự án, viện nghiên cứu,…
- Trực tiếp vận hành gia công các sản phẩm cơ khí hàn trên các thiết bị gia công truyền thống và tiên tiến như: Máy hàn công nghệ cao TIG, MIG/MAG, FCAW; Máy hàn – cắt Plasma CNC; Máy hàn áp lực; hàn tự động với Robot; Hàn tự động dưới lớp thuốc SAW; … trong các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,..
- Giám đốc công ty, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,...
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu chung về trường Đại học Ngô Quyền
Trường Sĩ quan Công binh hay còn được biết đến là trường Đại học Ngôn Quyền là một trường đại học tại Bình Dương, trực thuộc Binh chủng Công binh – Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đào tạo cử nhân quân sự trình độ đại học các chuyên ngành chỉ huy kỹ thuật công binh và đào tạo cử nhân kỹ thuật hệ dân sự.
- Tiền thân là các lớp học đầu tiên do Cục Công binh tổ chức và Phân khoa Công binh, thuộc Trường Lục quân Trung học Trần Quốc Tuấn.
- Ngày 26 tháng 12 năm 1955, tại thôn Nội Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) khai giảng lớp học đầu tiên, từ đó ngày 26/12 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của Nhà trường.
- Tháng 3 năm1956: Phân hiệu Công binh chuyển từ Việt Yên về Đáp Cầu (thị xã Bắc Ninh, Hà Bắc);
- Ngày 27 tháng 4 năm 1964, Phân hiệu Công binh tách khỏi Trường Sĩ quan Lục quân tái thành lập Trường Sĩ quan Công binh.
- Ngày 8 tháng 8 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1359/QĐ-TTg: Về việc thành lập Trường Đại học Ngô Quyền trên cơ sở Trường Sĩ quan Công binh. Trường Đại học Ngô Quyền có trụ sở chính tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trường Đại học Ngô Quyền là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Quốc phòng, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Lễ khai giảng năm học 2018 – 2019 tại trường
Trường Đại học Ngô Quyền (trường Sĩ quan Công binh)
Chức năng nhiệm vụ
Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 765 của Quân ủy Trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 – 2020 và những năm tiếp theo, Đảng ủy, chỉ huy các cấp thuộc Binh chủng Công binh (BCCB) thấy rõ những yếu tố, đặc điểm tác động, ảnh hưởng đến công tác huấn luyện, SSCĐ của quân đội cũng như của BCCB và lực lượng công binh toàn quân.
Từ đó, Đảng ủy binh chủng xác định phương hướng lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện sát, đúng, phù hợp, nhất là về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm chỉ đạo, yêu cầu huấn luyện các đối tượng, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu,… theo tinh thần Nghị quyết 765.
Các cấp trong binh chủng tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác huấn luyện chiến đấu, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, tạo sự thống nhất cao về nhận thức: Huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên trong thời bình; xây dựng chính quy, xây dựng đơn vị VMTD là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi hoạt động của,...
Cán bộ thực hiện công tác quản lý học viên
Đội ngũ giảng viên
100% có trình độ đại học, trong đó trên 70% có trình độ sau đại học, 02 Phó Giáo sư, 09 Nhà giáo Ưu tú, 80% có thâm niên nghề nghiệp từ 10 năm trở lên, nhiều đồng chí đạt danh hiệu Giáo viên giỏi toàn quân và cấp trường.
Đội ngũ giảng viên có đủ số lượng cần thiết, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu và công tác, chất lượng ngày càng được nâng cao cả về trình độ học vấn và trình độ sư phạm, đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học.
Cơ sở vật chất
Tháng 4 năm 1977, trường Sĩ quan Công binh chuyển vào Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương (cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30km). Từ đó đến nay nhà trường đã xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, giảng đường, hệ thống thư viện, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập, đáp ứng yêu cầu đào tạo mọi đối tượng cho lực lượng công binh toàn quân.
Nguồn: Đại học Ngô Quyền