Chương trình
Ngành
Kinh doanh quốc tếThời lượng
4 nămMục tiêu đào tạo
Ngành KTQT - ĐH Ngoại Thương đào tạo 2 chuyên ngành:
1. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
- Trang bị cho sinh viên kiến thức về kinh tế quốc tế; khả năng phân tích các chính sách kinh tế, xã hội, các dự án kinh tế - kinh doanh; khả năng nghiên cứu kinh tế độc lập và sáng tạo; khả năng vận dụng các lý thuyết để phân tích các vấn đề kinh tế, kinh doanh cụ thể, đặc biệt trong điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay.
- Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên được cung cấp các kỹ năng định lượng cần thiết để áp dụng các phương pháp mô hình hóa và dự báo tiên tiến nhằm đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng, kinh doanh…
- Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc của các nhà kinh tế tại các doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu, công ty kiểm toán, các tổ chức tài chính, các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty nghiên cứu thị trường, marketing, các cơ quan nghiên cứu, tư vấn, các cơ quan Bộ, Ban, Ngành ở trung ương và địa phương, các định chế kinh tế - thương mại - tài chính quốc tế, …
2. Chuyên ngành Kinh tế và Phát triển quốc tế
- Trang bị cho sinh viên kiến thức về kinh tế quốc tế; khả năng phân tích, đánh giá các chính sách, các dự án kinh tế - xã hội – môi trường; khả năng vận dụng các lý thuyết để phân tích các vấn đề phát triển quốc tế thuộc lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực có liên quan.
- Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên được cung cấp các kỹ năng cần thiết về phân tích, đánh giá các dự án đầu tư, dự án phát triển, về đàm phán quốc tế, về ngoại giao kinh tế, về pháp luật thương mại quốc tế, về quản lý quốc tế, … nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp chuyên sâu của phát triển quốc tế.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc tại các bộ phận quản lý dự án của các cơ quan bộ ngành, các tập đoàn, tại các dự án phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường; các dự án, chương trình, tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ; các cơ quan quản lý môi trường; các tổ chức xã hội, việc làm; các doanh nghiệp chuyên về quản lý và phát triển các dự án quốc tế; bộ phận đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức; các tổ chức truyền thông như đài truyền hình, đài phát thanh, các tòa soạn báo, tạp chí; các cơ quan Bộ, Ban, Ngành ở trung ương và địa phương; các cơ quan nghiên cứu, tư vấn,…