Chương trình
Ngành
Kỹ thuật Hệ thống công nghiệpThời lượng
3.5 nămKỹ thuật Hệ thống Công nghiệp là một chuyên ngành mới được đào tạo tại Việt Nam, nhưng rất phổ biến tại các nước công nghiệp hay đang trong quá trình công nghiệp hóa. Vậy ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp sẽ học những gì, sau khi ra trường có thể làm gì? Đó chính là thắc mắc của nhiều thí sinh đứng trước “ngưỡng cửa” chọn trường học, ngành học.
Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp (hay còn gọi là Kỹ thuật công nghiệp, Quản lý công nghiệp…) là ngành đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động sản xuất, dịch vụ, cung ứng, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ.
Đây là một chuyên ngành mới được đào tạo tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, nhưng là ngành nghề rất phổ biến tại các nước công nghiệp hay đang trong quá trình công nghiệp hóa.
Thời gian đào tạo: 3 – 3,5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Là công dân nước Việt Nam, đã tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Kiến thức ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp bao gồm hai mảng kỹ thuật và quản trị. Người học sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả hoạt động sản xuất, dịch vụ, dự án, chất lượng, cung ứng, tồn kho – vật tư.
Các môn học tiêu biểu của ngành là vận trù học, xác suất – thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm, quản lý sản xuất, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý vật tư, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật lean và six sigma, kỹ thuật hệ thống, thiết kế mặt bằng, đo lường lao động, thiết kế công việc, kỹ thuật điều đổ.
Phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết tại lớp và thực hành thực tiễn tại các doanh nghiệp theo hướng dạy qua dự án (project-based) và trên cơ sở giải quyết vấn đề (problem-based).
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: Nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Công việc và vị trí làm việc của kỹ sư Kỹ thuật Công nghiệp rất đa dạng. Nếu các ngành kỹ thuật khác thường bị bó gọn trong một số vị trí hạn hẹp như phòng kỹ thuật, phòng thiết kế hay phòng bảo trì trong các nhà máy, kỹ sư Kỹ thuật Công nghệ có thể làm việc tại nhiều phòng ban khác nhau, làm việc trong nhà máy, làm việc cả trong các đơn vị vận tải, công ty xây dựng, công ty logistics, trường học…
- Chuyên viên kế hoạch (hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động cho đơn vị);
- Chuyên viên chất lượng (kiểm tra sản phẩm, kiểm, soát hoạt động để bảo đảm chất lượng);
- Kỹ sư năng suất (phân tích hoạt động để nâng cao năng suất dây chuyền sản xuất)
- Chuyên viên dự án (hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án)
- Chuyên viên cung ứng vật tư (tính toán nhu cầu vật tư để thu mua);
- Chuyên viên kho vận (nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả);
- Chuyên viên ISO (trợ giúp thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng ISO 9001);
- Chuyên viên logistics (quản lý việc nhận và giao hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển)