Chương trình
Ngành
Thanh nhạcThời lượng
3 nămĐược xếp vào loại hình nghệ thuật thời gian, âm nhạc với những dòng nối tiếp nhau xuất hiện theo thời gian đã nói lên tâm tư tình cảm và những mơ ước, khát khao của con người qua mọi thời đại. Theo đó, âm nhạc cũng là một ngành học đầy mê hoặc với tầm ảnh hưởng kéo dài hàng thế kỷ. Sức ảnh hưởng đó luôn vẹn nguyên dù đã trải qua bao thăng trầm cuộc sống. Nói như Mark Barber: “Chúng ta có thể nhắm mắt nhưng không thể “nhắm” đôi tai.”
Xã hội hiện đại ngày càng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của âm nhạc, bởi loại hình nghệ thuật này được nhiều người yêu thích và có nhiều cơ hội việc làm. Có một giọng hát hay đem lại nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống, giúp bạn trở nên nổi bật hơn trước đám đông vì vậy, việc học nhạc, luyện giọng và học các loại đàn như piano ngày càng được nhiều người quan tâm chú ý hơn.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam đã tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Bắt nhịp xu hướng âm nhạc hiện đại, ngành Thanh nhạc Trường ĐH Nguyễn Tất Thành định hướng người học theo con đường âm nhạc trẻ trung. Các buổi biểu diễn báo cáo diễn ra thường xuyên hằng tháng; kỹ năng chuyên môn về thanh nhạc và biểu diễn trên sân khấu được đề cao. Bên cạnh đó, Trung tâm âm nhạc ArtStar của Trường là địa chỉ uy tín, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao các môn nghệ thuật như: đàn, thanh nhạc, múa, nhảy hiện đại, cảm thụ âm nhạc, MC...
Từ khối kiến thức cơ sở, sinh viên sẽ học các môn cơ bản như: Lịch sử âm nhạc phương Tây - phương Đông - Việt Nam, Nghệ thuật truyền thống, Âm nhạc truyền thống, Hòa âm,… nhằm trang bị kiến thức âm nhạc khái quát. Vào chuyên ngành, sinh viên học chuyên sâu về âm nhạc, như: Thanh nhạc, Ký xướng âm, Hợp xướng, Hòa tấu, Kỹ thuật diễn viên, Múa dân gian, Phương pháp sư phạm thanh nhạc. Trong khóa thực tập tốt nghiệp, các bạn được giới thiệu đến những chương trình biểu diễn thực tế, nhằm tích lũy nhiều kinh nghiệm giá trị như: biểu diễn sân khấu, giải phóng hình thể, nhảy hiện đại, kỹ thuật phòng thu, kỹ năng xử lý mic,... Đây cũng là những kỹ năng không thể thiếu đối với người chọn âm nhạc là con đường phát triển bản thân.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên khi tốt nghiệp cần nắm vững các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
SV tốt nghiệp ngành Thanh nhạc sẽ làm việc ở các vị trí:
Trở thành giảng viên các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp; Giáo viên âm nhạc trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm (khoa Nhạc họa, Khoa mẫu giáo mầm non…), các trường phổ thông từ tiểu học đến THCS;
Làm chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các Trung tâm, các Sở ban ngành của các tỉnh, thành phố…
Làm biên tập viên âm nhạc của các đài phát thanh, truyền hình, viết báo mảng âm nhạc…
Nhạc sĩ sáng tác ca khúc
Nghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm