Chương trình
Ngành
Công nghệ chế biến thủy sảnThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết đáp ứng cho các hoạt động liên quan đến sử dụng hiệu quả nguyên liệu thủy sản và phát triển bền vững kinh tế biển.
Chương trình Công nghệ Chế biến Thủy sản được thiết kế với mục tiêu trang bị cho các kỹ sư được đào tạo năng lực làm việc hiệu quả tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ sản xuất các sản phẩm từ thủy sản; đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thủy sản, kiểm soát/hạn chế/giảm thiểu ô nhiễm môi trường; thực hiện trách nhiệm xã hội
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
- Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ bản vào ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản;
- Nắm vững và vận dụng được kiến thức căn bản về khoa học thực phẩm vào quá trình nghiên cứu và nhận thức liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Chế chế Biến thủy sản
- Nắm vững và vận dụng được các kiến thức chuyên môn
Về kỹ năng
- Thực hiện được nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho nhà máy chế biến thủy sản;
- Thực hiện được nhiệm vụ sản xuất và quản lý chất lượng trong nhà máy chế biến thủy sản;
- Phát triển sản phẩm mới từ nguyên liệu thủy sản;
- Thực hiện được nhiệm vụ lưu trữ và vận chuyển sản phẩm thủy sản;
- Tư vấn cho doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng, dịch vụ thủy sản về các vấn đề liên quan đến bảo quản sau thu hoạch, vệ sinh, an toàn thực phẩm;
- Phân tích, đánh giá, kiểm soát, quản lý chất lượng, vệ sinh, và an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thủy sản;
- Đề xuất và thực hiện các giải pháp hạn chế tổn thất thủy sản sau thu hoạch;
- Tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chế biến thủy sản;
- Tham gia đào tạo ngành công nghệ chế biến thực phẩm - thủy sản.
- Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe;
- Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn
Cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản có thể đảm nhiệm vai trò của một cán bộ kỹ thuật/điều hành sản xuất/quản lý chất lượng; một kỹ thuật viên/nghiên cứu viên hoặc một giảng viên/tư vấn viên tại:
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan đến thực phẩm - thủy sản
- Cơ quan/ tổ chức phân tích, kiểm định chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm - thủy sản
- Cơ quan/ tổ chức quản lý nhà nước về thực phẩm - thủy sản
- Viện/ cơ sở nghiên cứu thực phẩm - thủy sản
- Cơ quan/ tổ chức tư vấn ngành thực – phẩm thủy sản
- Cơ sở đào tạo ngành chế biến thực phẩm - thủy sản