Trường Đại học Nha Trang | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Nha Trang

      6.2
      Trung bình
      3 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      26 ngành

      Công nghệ sau thu hoạch

      Công nghệ sau thu hoạch
      4 năm
      Công nghệ sau thu hoạch
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Đại học Công nghệ sau thu hoạch đào tạo ra các kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch nắm vững lý thuyết cũng như thực hành về công nghệ xử lý, bảo quản và chế biến nông sản và thủy sản; có phẩm chất nghề nghiệp và có năng lực làm việc hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hộiChương trình đào tạo Đại học Công nghệ sau thu hoạch đào tạo ra các kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch nắm vững lý thuyết cũng như thực hành về công nghệ xử lý, bảo quản và chế biến nông sản và thủy sản; có phẩm chất nghề nghiệp và có năng lực làm việc hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội

      Chương trình đào tạo đại học Công nghệ sau thu hoạch đào tạo kỹ sư có phẩm chất đạo đức, có ý thức về chính trị, có sức khỏe, có kiến thức và kỹ năng thực hành và nghiên cứu chuyên ngành công nghệ sau thu hoạch, có khả năng ứng dụng các kiến thức được đào tạo vào các hoạt động sản xuất và đời sống.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Có lập trường chính trị tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết và thực hiện các giá trị đạo đức. Có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc và lợi ích của tập thể, bảo vệ môi trường; chủ động, tự tin và dám chịu trách nhiệm trong công việc.

      Có ý thức học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực và sức khỏe. Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao; tinh thần cầu tiến, hợp tác với các cá nhân khác trong công việc.

      Hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

      Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn.

      Hiểu và vận dụng kiến thức cơ sở vào quá trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch như kỹ thuật nhiệt, hóa sinh, vi sinh vật thực phẩm, sinh lý nông sản và tổn thất sau thu hoạch, bảo quản lạnh và lạnh đông sản phẩm sau thu hoạch.

      Có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch như:

      • Sinh vật hại nông sản sau thu hoạch.
      • Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
      • Thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản nông sản, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm.
      • Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ nông sản, thủy sản, gia súc và gia cầm.
      • Truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ sau thu hoạch có thể làm việc ở các vị trí công việc sau đây:

      • Chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở khoa học và công nghệ các tỉnh.
      • Nghiên cứu viên ở các cơ quan nghiên cứu khoa học có liên quan đến việc bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản như Viện công nghệ sau thu hoạch; Viện nghiên cứu lương thực, thực phẩm.
      • Kiểm nghiệm viên tại các cơ quan phân tích, giám định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
      • Cán bộ kiểm soát chất lượng, quản đốc tại các công ty, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, thủy sản, lương thực, thực phẩm.
      • Cán bộ quản lý tại các nông trại hoặc cơ sở thu mua, bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm và thủy sản.
      • Nhân viên hoặc cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan đến nông sản thực phẩm và thủy sản.
      • Giảng viên tại các Trường Đại học hoặc Cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ chế biến thuỷ sản.

      Kế toán

      Kế toán
      4 năm
      Kế toán
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 147 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân kế toán có phẩm chất chính trị, có đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh, quy trình kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch định chính sách kế toán, thích ứng và biết kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thực hiện và quản lý hoạt động tài chính, kế toán ở tầm vi mô và vĩ mô.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Kiến thức lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước.
      • Kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội; Ứng dụng các phương pháp trong quá trình học để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
      • Có kiến thức về giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
      • Kiến thức cơ bản liên quan đến quản trị, tài chính và thuế.
      • Kiến thức về thị trường tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp.
      • Kiến thức về các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán – kiểm toán.
      • Am hiểu quy trình kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch định các chính sách kế toán.
      • Có khả năng tổ chức, điều hành công tác kế toán thuộc các cấp độ khác nhau của các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế.
      • Kiến thức tiếp cận trình độ quốc tế về kế toán.

      Kỹ năng

      • Kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, xử lý được các trình huống kế toán – kiểm toán phát sinh trong thực tế.
      • Kỹ năng thiết kế hệ thống thông tin kế toán, đáp ứng được yêu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau.
      • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, làm việc theo nhóm, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
      • Kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin liên quan lĩnh vực công tác.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn;

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên chuyên ngành kế toán sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc ở các đơn vị như sau:

      • Công việc kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kho bạc, ngân hàng, các công ty bảo hiểm, và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
      • Trợ giúp công việc kiểm toán tại các công ty kiểm toán;
      • Công việc quản lý thuế tại các chi cục thuế, và các cục thuế;
      • Phân tích, và tư vấn tài chính ở các công ty tài chính.

      Marketing

      Marketing
      4 năm
      Marketing
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường.

      Khối lượng kiến thức: 144 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Mục tiêu đào tạo

      Mục tiêu chung của chương trình Cử nhân Marketing nhằm đào tạo nhân lực có trình độ, kiến thức chuyên sâu và hiện đại về marketing và các lĩnh vực kinh doanh liên quan. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng: nghiên cứu và phân tích thị trường; nghiên cứu lựa chọn thị trường mục tiêu; nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm/dịch vụ; hoạch định và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới;...

      Mục tiêu tổng quát của chương trình Marketing nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức và khát vọng làm giàu cho bản thân và xã hội; có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về marketing, có kỹ năng nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Nắm vững về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
      • Nắm vững kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
      • Có kiến thức chuyên sâu về Marketing như: nghiên cứu và phân tích thị trường; nghiên cứu lựa chọn thị trường mục tiêu; nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm/dịch vụ; hoạch định và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới; thiết kế và điều chỉnh chiến lược giá; thiết kế và quản trị hệ thống kênh phân phối; xây dựng và triển khai các chương trình marketing; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng và trung thành của khách hàng; kiểm tra và đánh giá các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
      • Có đủ kiến thức để tiếp tục được đào tạo chuyên sâu hay lên trình độ cao.

      Kỹ năng

      • Có kỹ năng làm việc độc lập, tự học, học suốt đời và làm việc nhóm nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực marketing nói riêng và trong kinh doanh nói chung.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn
      • Có kỹ năng giao dịch, đàm phán và tổ chức thực hiện hoạt động marketing trong doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh kinh doanh cụ thể. Có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh trong bối cạnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Marketing có thể làm việc tại: phòng kinh doanh, phòng marketing, bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận quản lý bán hàng các công ty; trung tâm xúc tiến thương mại; hội chợ thương mại; bộ phận quan hệ khách hàng; cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại; viện nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngành Marketing.

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      Ngôn ngữ Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo : 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 153 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành ngôn ngữ Anh là chương trình đào tạo Tiếng Anh kết hợp với giáo dục nhân cách, đạo đức, tri thức, và các kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường có sử dụng tiếng Anh và xu hướng hội nhập quốc tế.

      Chương trình giáo dục đại học ngành Ngôn ngữ Anh cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục chất lượng để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong các lĩnh vực có sử dụng ngôn ngữ Anh, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      • Hiểu và vận dụng kiến thức Khoa học xã hội-nhân văn, công nghệ thông tin, phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh.
      • Hiểu và vận dụng kiến thức cơ sở ngành sau:
      • Hệ thống âm và kỹ thuật luyện phát âm tiếng Anh.
      • Từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh.
      • Ngôn ngữ học, văn hóa, văn học Anh – Mỹ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp Ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm việc trong:

      • Các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có sử dụng tiếng Anh.
      • Các cơ cơ sở giáo dục và đào tạo tiếng Anh.
      • Các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật.
      • Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ, cơ quan truyền thông, văn hoá trong và ngoài nước.
      • Các công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành

      Bệnh học thủy sản

      Bệnh học thủy sản
      4 năm
      Bệnh học thủy sản
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 155 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học Bệnh học thủy sản đào tạo kỹ sư bệnh học thủy sản. Bên cạnh những kiến thức chung nhằm đào tạo toàn diện, về chuyên môn, chương trình tập trung vào các lĩnh vực chính: phát hiện, chẩn đoán và chữa trị các bệnh trong nuôi trồng thủy sản; quản lý dịch bệnh trên đối tượng thủy sản

      Chương trình đào tạo đại học Bệnh học thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, tư duy độc lập, năng lực phê phán và trách nhiệm cá nhân, sức khỏe, thẩm mỹ, khả năng đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực Bệnh học thủy sản ở trình độ đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      • Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành bệnh học thủy sản
      • Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực bệnh học thủy sản.
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau
      • Quản lý sức khỏe động, thực vật thủy sản.
      • Phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
      • Quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
      • Chẩn đoán và chữa trị các bệnh cho động, thực vật thủy sản.

      Kỹ năng

      • Phát hiện, chẩn đoán và chữa trị các bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
      • Xây dựng và triển khai các phương án phòng ngừa dịch bệnh trong các cơ sở nuôi trồng thủy sản.
      • Tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học về bệnh học thủy sản.
      • Tổ chức thực hiện phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
      • Tổ chức triển khai các chương trình tập huấn về chẩn đoán, phòng trị và quản lí sức khỏe động vật thủy sản.
      • Tổ chức thực hiện các dịch vụ liên quan đến thú y thủy sản

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư bệnh học thủy sản có thể làm việc tại:

      • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh về nuôi trồng thủy sản
      • Các cơ quan nghiên cứu về dịch bệnh ở các đối tượng nuôi thủy sản
      • Các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản
      • Các cơ quan quản lý nhà nước về thú y thủy sản và nuôi trồng thủy sản
      • Các cơ sở đào tạo bậc đại học, cao đẳng hoặc trung cấp về lĩnh vực bệnh học thủy sản hoặc nuôi trồng thủy sản.
      • Các cơ sở dịch vụ hoặc các doanh nghiệp kinh doanh về thú y thủy sản

      Kỹ thuật tàu thủy

      Kỹ thuật Tàu thủy
      4 năm
      Kỹ thuật Tàu thủy
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường.

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng).

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành kỹ thuật tàu thủy trang bị cho người học những kiến thức về thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu thủy bằng các loại vật liệu khác nhau. Sau khi học tập người học có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể tiếp cận ngay được công việc tại các cơ sở thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu thủy hoặc các cơ sở có liên quan đến ngành kỹ thuật tàu thủy.

      Chương trình giáo dục đại học Kỹ thuật tàu thủy nhằm giúp sinh viên hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức và các kỹ năng cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện và đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu thủy nói chung và cơ khí tàu thuyền nghề cá nói riêng, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
      • Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo.
      • Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ sở như: vật liệu học, cơ học ứng dụng, vẽ kỹ thuật tàu, nguyên lý - chi tiết máy, điện, ... để học tốt các kiến thức chuyên môn của ngành kỹ thuật tàu thủy.
      • Hiểu và áp dụng được các phương pháp tính toán tính năng của tàu thủy, tính toán thiết kế kết cấu tàu thủy, ... phục vụ công tác thiết kế tàu bằng các loại vật liệu khác nhau.
      • Hiểu và áp dụng được công nghệ đóng sửa phần thân tàu thủy bằng các loại vật liệu khác nhau.
      • Hiểu và áp dụng được phương pháp lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy và thiết bị tàu thủy.

      Kỹ năng

      • Tham gia thiết kế, xét duyệt thiết kế các loại tàu thủy thông dụng bằng các vật liệu khác nhau.
      • Lập kế hoạch thi công, giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng quá trình đóng mới và sửa chữa phần thân tàu thủy bằng các loại vật liệu khác nhau.
      • Tham gia lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra, giám sát quá trình thi công phần máy và thiết bị tàu thủy. Thực hiện gia công cơ khí cơ bản, tương đương thợ cơ khí bậc 2.
      • Sử dụng được phần mềm chuyên dụng trong thiết kế, thi công đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
      • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn;

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia làm việc tại:

      • Cơ sở thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu thủy.
      • Cơ sở sản xuất thiết bị phụ trợ của ngành công nghiệp tàu thủy.
      • Cơ quan đăng kiểm tàu thủy.
      • Cơ quan tư vấn, giám sát, bảo hiểm, giám định chất lượng tàu thủy.
      • Cơ sở đào tạo liên quan đến ngành Kỹ thuật tàu thủy.

      Công nghệ sinh học

      Công nghệ Sinh học
      4 năm
      Công nghệ Sinh học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 160 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình Công nghệ sinh học nhằm đào tạo cử nhân có năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo, để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học, ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực thực phẩm, thủy sản, y dược và thú y để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác nhau.

      Chương trình giáo dục đại học Công nghệ sinh học đào tạo sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập và giải quyết những vấn đề về Công nghệ sinh học, trọng tâm ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, thủy sản, y dược và thú y, đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ đại học cho khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe;
      • Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề thuộc ngành đào tạo và các vấn đề trong cuộc sống;
      • Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:
      • Phân lập, tuyển chọn, nuôi cấy, định danh, kiểm nghiệm, cải tạo giống và sản xuất các sản phẩm có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật phục vụ nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, thuỷ sản, y dược, thú y và môi trường.
      • Xét nghiệm bệnh ở người, chẩn đoán bệnh ở động vật và nghiên cứu đa dạng sinh học bằng các kỹ thuật sinh học phân tử.
      • Sản xuất các sản phẩm có hoạt tính sinh học từ thực vật, nấm và rong biển; nuôi cấy mô và tế bào thực vật nhằm nhân giống một số nhóm thực vật phục vụ nông nghiệp, thủy sản.
      • Sản xuất kháng thể và vaccine, nuôi cấy mô và tế bào động vật nhằm tạo ra các dòng tế bào phục vụ nghiên cứu và ứng dụng trong y dược, thú y và thuỷ sản

      Kỹ năng

      • Thiết kế và phân tích thí nghiệm trong Công nghệ sinh học.
      • Thành thạo các thao tác kỹ thuật: phân tích định tính, định luợng hóa sinh-vi sinh; xét nghiệm, chẩn đoán bệnh ở động vật thuỷ sản; nghiên cứu đa dạng sinh học bằng kỹ thuật sinh học phân tử và nhân giống thực vật bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
      • Tính toán, thiết kế một quá trình, một quy trình sản xuất thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.
      • Năng lực nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật thông dụng trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến Công nghệ sinh học.
      • Năng lực hoạt động trong các nhóm liên ngành thông qua các hoạt động thực nghiệm, thiết kế, thực hiện các dự án khoa học và kỹ thuật.
      • Năng lực quản lý phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học.
      • Năng lực xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ sinh học.
      • Làm việc độc lập
      • Làm việc nhóm và với cộng đồng, có khả năng giao tiếp hiệu quả, khả năng viết báo cáo, trình bày ý tưởng qua lời nói và hình ảnh
      • Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong nước
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan sau:

      Cơ quan quản lý, nghiên cứu và kinh doanh thuộc lĩnh vực: công nghệ sinh học, sinh học thực nghiệm, thực phẩm, thuỷ sản, y dược, thú y, nông nghiệp, môi trường,...

      Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4 năm
      Công nghệ thông tin
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình Cử nhân CNTT cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, năng lực tổ chức khai thác hiệu quả phần mềm ứng dụng trong công nghệ phần mềm, xử lý các hệ thống thông tin, triển khai các hệ thống mạng máy tính và truyền thông; có khả năng thiết kế phần mềm phục vụ công tác quản lý, khai thác dữ liệu khoa học, ứng dụng trong giáo dục, xã hội và kinh tế đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      • Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo.
      • Trình độ ngoại ngữ đạt theo quy định Trường Đại học Nha Trang.
      • Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:
      • Kiến thức khoa học cơ bản và có khả năng vận dụng vào chuyên ngành CNTT
      • Kiến thức cơ sở về công nghệ thông tin: Thuật toán, kiến trúc máy tính và nguyên lý hoạt động, hệ điều hành
      • Phân tích, tổ chức, tích hợp xử lý và quản lý dữ liệu, thông tin
      • Lập trình, xây dựng và phát triển phần mềm
      • Sử dụng các công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng CNTT vào lĩnh vực thực tế
      • Kiến thức về quản lý nguồn tài nguyên, các hoạt động của cơ quan / tổ chức, các giải pháp sử dụng CNTT để nâng cao khả năng lãnh đạo, quản lý của cơ quan / tổ chức

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng xây dựng và quản lý đề án CNTT (phần mềm & phần cứng)
      • Kỹ năng trình bày công việc về CNTT đang làm, phản biện dựa trên thực nghiệm, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề.
      • Có kỹ năng giao tiếp xã hội, hợp tác và làm việc nhóm, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm, khả năng điều hành nhóm công tác.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành có thể làm việc tại các cơ sở sau:

      • Công ty phần mềm (nghiên cứu, thiết kế, gia công, kiểm định phần mềm)
      • Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm CNTT.
      • Các cơ sở đào tạo CNTT.
      • Các cơ sở tư vấn xây dựng hệ thống thông tin, triển khai hệ thống mạng, quản trị mạng
      • Các cơ sở truyền thông.
      • Các công ty thiết kế, sản xuất thiết bị công nghiệp số

      Công nghệ thực phẩm

      Kỹ thuật Thực phẩm
      4 năm
      Kỹ thuật Thực phẩm
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 155 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Công nghệ Thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực thực phẩm. Kỹ sư sau khi tốt nghiệp có năng lực và phẩm chất nghề nghiệp để có thể tiếp cận ngay được công việc tại các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc các cơ sở có liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm

      Chương trình giáo dục đại học ngành công nghệ thực phẩm cung cấp cho sinh viên kiến thức và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện và đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
      • Có kiến thức cơ bản về kiến thức toán học, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và khoa học xã hội - nhân văn để ứng dụng trong công tác chuyên môn và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức cơ sở ngành để ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
      • Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn;
      • Nắm vững và vận dụng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm
      • Công nghệ sản xuất thực phẩm lạnh và lạnh đông
      • Công nghệ sản xuất đồ hộp thực phẩm
      • Công nghệ chế biến sản phẩm từ cây nhiệt đới
      • Công nghệ sản xuất đồ uống và nước giải khát và thực phẩm truyền thống
      • Công nghệ chế biến thịt, cá, trứng, sữa và dầu mỡ thực phẩm
      • Công nghệ sản xuất đường mía, bánh, kẹo
      • Đảm bảo chất lượng và an toàn – vệ sinh thực phẩm
      • Tổ chức và quản lý sản xuất trong chế biến thực phẩm
      • An toàn và vệ sinh lao động trong xí nghiệp chế biến thực phẩm

      Kỹ năng

      • Thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong chế biến thực phẩm như tổ chức, điều hành sản xuất; kiểm tra, kiểm soát chất lượng và an toàn – vệ sinh thực phẩm
      • Đảm nhiệm được nhiệm vụ chuyên môn về quản lý và đảm bảo chất lượng, an toàn-vệ sinh thực phẩm như tư vấn, phân tích, đánh giá, kiểm soát các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng, an toàn-vệ sinh thực phẩm
      • Tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ sản phẩm thực phẩm
      • Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực thực phẩm

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm ở những nơi:

      • Doanh nghiệp chế biến và dịch vụ thực phẩm
      • Cơ quan quản lý nhà nước về thực phẩm
      • Cơ quan phân tích, kiểm định, quản lý chất lượng, an toàn-vệ sinh thực phẩm
      • Cơ sở nghiên cứu thực phẩm
      • Cơ sở đào tạo về chế biến thực phẩm.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      Quản trị kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh nhằm đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh, những kỹ năng chuyên sâu về quản trị các hoạt động trong doanh nghiệp; thực hiện việc tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

      Chương trình giáo dục đại học ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho sinh viên môi trường giáo dục và những hoạt động giáo dục giúp sinh viên hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Khả năng áp dụng các quy luật kinh tế thị trường (cung, cầu...), các biến số môi trường kinh doanh (GDP, lạm phát, thất nghiệp...), luật pháp và các chính sách để phân tích các tác động này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

      Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở ngành để thực hiện các chức năng cơ bản của quản trị trong tổ chức: hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát;

      Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi của ngành học vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin để dự báo hướng phát triển thị trường, các nghiệp vụ quản lý theo các lĩnh vực chính của ngành quản trị kinh doanh:

      • Quản trị nguồn nhân lực: khả năng vận dụng các kiến thức chuyên sâu về luật lao động và bảo hiểm xã hội, điều hành và quản trị văn phòng, xác định nhu cầu nhân sự, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, chế độ lương, thưởng và phúc lợi cho người lao động, đánh giá hiệu quả công tác… để điều hành quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp.
      • Quản trị chiến lược: khả năng phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, xây dựng sứ mạng và mục tiêu, xây dựng chiến lược và chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược doanh nghiệp.
      • Quản trị sản xuất và quản trị chất lượng: tính toán dự báo nhu cầu sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, xây dựng lịch trình sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư, điều hành sản xuất, quản lý hàng tồn kho và quản lý chất lượng sản phẩm
      • Quản trị marketing: lập và triển khai các kế hoạch marketing, nghiên cứu thị trường, đánh giá và lựa chọn thị trường, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đạt mục tiêu đề ra.
      • Quản trị tài chính: xây dựng và vận dụng được các chiến lược quản lý tài chính để phục vụ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

      Khả năng áp dụng kiến thức liên quan đến việc nhận diện những cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khởi nghiệp thành công một tổ chức kinh doanh.

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng phân tích và ra quyết định các vấn đề thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bao gồm các quyết định từ cấp tác nghiệp cho đến cấp chiến lược; thuộc các chức năng: sản xuất, tài chính, marketing, nhân sự….
      • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm; kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích lập luận đánh giá các quy trình và giải pháp hợp lý.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn;

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

      • Lĩnh vực 1: Quản trị nhân sự, sản xuất, marketing, tài chính,… trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;
      • Lĩnh vực 2: Tổ chức và quản trị bán hàng (bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu) của tất cả các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hóa và dịch vụ;
      • Lĩnh vực 3: Nghiên cứu, tư vấn và triển khai các vấn đề quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại đầu tư.

      Cụ thể sinh viên có năng lực làm việc tại các nơi làm việc sau:

      • Các cơ sở sản xuất kinh doanh;
      • Các cơ sở giáo dục đào tạo;
      • Các cơ quan quản lý nhà nước.

      Nuôi trồng thủy sản

      Nuôi trồng thủy sản
      4 năm
      Nuôi trồng thủy sản
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học Nuôi trồng thủy sản đào tạo kỹ sư nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh những kiến thức chung nhằm đào tạo toàn diện, về chuyên môn, chương trình tập trung vào các lĩnh vực chính: sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản thương phẩm, sản xuất thức ăn thủy sản, quản lý môi trường và bệnh thủy sản.

      Chương trình giáo dục đại học Nuôi trồng thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chương trình giáo dục đại học Nuôi trồng thủy sản nhằm đào tạo kỹ sư nuôi trồng thủy sản có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ cho sự phát triển của ngành:Tổ chức nghiên cứu và thực hiện các qui trình công nghệ sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản thương phẩm, sản xuất thức ăn, quản lý môi trường các thủy vực, tổ chức thực hiện phòng, trị bệnh thủy sản, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đã được đào tạo, tư vấn kỹ thuật trong qui hoạch và thiết kế cơ sở nuôi trồng thủy sản, tổ chức thực hiện các dịch vụ liên quan đến nuôi trồng thủy sản, quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản qui mô vừa và nhỏ.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiểu và vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn vào ngành đào tạo.
      • Hiểu biết các vấn đề đương đại; áp dụng kiến thức cơ sở ngành vào lĩnh vực chuyên môn.
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn trong sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản; sản xuất và sử dụng thức ăn thủy sản.
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn trong quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản, quản lý sức khỏe động, thực vật thủy sản.
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức trong quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.

      Kỹ năng

      • Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và với cộng đồng; giao tiếp, xử lý thông tin, truyền đạt thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; quản lý và lãnh đạo
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn
      • Tổ chức thực hiện các qui trình kỹ thuật sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản thương phẩm, sản xuất thức ăn thủy sản.
      • Tổ chức quản lý môi trường các thủy vực nuôi thủy sản, thực hiện phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
      • Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ những lĩnh vực chuyên sâu đã được đào tạo; tư vấn kỹ thuật chuyên ngành trong qui hoạch và thiết kế cơ sở nuôi trồng thủy sản.
      • Tổ chức thực hiện các dịch vụ liên quan đến nuôi trồng thủy sản; quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản qui mô vừa và nhỏ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại:

      • Các công ty, doanh nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản (cán bộ kỹ thuật phụ trách các hoạt động sản xuất giống, nuôi thương phẩm, phòng và trị bệnh thủy sản...).
      • Các công ty thức ăn và dịch vụ thủy sản (kỹ sư trưởng các dây chuyền sản xuất thức ăn, cán bộ kỹ thuật các phòng phân tích mẫu thức ăn, Marketing...).
      • Các công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.
      • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản (Phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các trung tâm, chi cục, các cơ quan và tổ chức cấp bộ, các tổ chức nước ngoài).
      • Nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu nuôi trồng và kinh tế thủy sản.
      • Giảng viên tại các trường đào tạo về thủy sản.

      Kinh doanh thương mại

      Kinh doanh thương mại
      4 năm
      Kinh doanh thương mại
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 144 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh hàng hóa trong bối cảnh hội nhập bao gồm: kỹ năng soạn thảo, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa, tổ chức thực hiện hoạt động thu mua và phân phối hàng hóa/dịch vụ; xây dựng và quản trị quan hệ khách hàng tổ chức và cá nhân. Đặc biệt, trau dồi tiếng Anh chuyên ngành để có thể thực hiện các giao dịch quốc tế.

      Chương trình giáo dục đại học ngành Kinh doanh thương mại cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

      Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và khoa học xã hội - nhân văn và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo

      Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.

      Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:

      • Am hiểu và thực hiện phân tích tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
      • Có khả năng quản trị hoạt động bán hàng, hệ thống phân phối trong doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp và dịch vụ.
      • Có khả năng quản trị hoạt động nghiên cứu thị trường, soạn thảo hợp đồng, thanh toán quốc tế và các rào cản thương mại trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
      • Có những kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng, kỹ năng quản lý kho, và dự báo nhu cầu, để triển khai thực hiện quản trị hoạt động mua hàng, nghệ thuật mua hàng và quản lý hàng tồn kho
      • Kỹ năng phân tích tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
      • Kỹ năng quản trị tác nghiệp các hoạt động như đàm phán, mua, bán, dự trữ, xúc tiến, chăm sóc khách hàng… trong doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp và dịch vụ
      • Kỹ năng tổ chức nghiên cứu thị trường và thiết kế các chính sách marketing định hướng khách hàng, chính sách bán hàng và quản lý hàng tồn kho..
      • Kỹ năng quản trị các hoạt động giao dịch qua thư, soạn thảo hợp đồng và hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
      • Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu kinh doanh.

      Sử dụng tiếng Anh thương mại trong giao tiếp và đàm phán.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại sẽ tham gia làm việc ở vị trí là quản trị viên thương mại trong các tổ chức quản lý nhà nước, các doanh nghiệp như sau:

      • Nhân viên/trưởng phòng kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hãng vận tải, ngân hàng.
      • Quản lý và giám sát bán hàng trong các doanh nghiệp.
      • Quản trị viên/tổng quản trị các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi
      • Chuyên viên Sở Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm xúc tiến thương mại.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu về lĩnh vực thương mại/kinh doanh.

      Tài chính - ngân hàng

      Tài chính Ngân hàng
      4 năm
      Tài chính Ngân hàng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiên thức: 147 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và Quốc phòng – An ninh) .

      Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và các quy định khác trong đề án tuyển sinh của Trường

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu cùng với những kỹ năng giúp người học sau khi học xong chương trình có thể thực hiện được các nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

      Chương trình đào tạo đại học Tài chính Ngân hàng cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, có đạo đức, tri thức, tư duy độc lập, năng lực phê phán và trách nhiệm cá nhân, sức khỏe, thẩm mỹ, khả năng đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng trình độ đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
      • Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận vấn đề thuộc ngành đào tạo.
      • Có kiến thức cơ bản về kế toán, tài chính, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các học phần thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán.
      • Có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành tài chính: quyết định đầu tư kinh doanh, quyết định tài trợ kinh doanh, quyết định phân phối lợi nhuận, quyết định quản trị rủi ro tài chính; quản trị tài sản ngắn hạn và đầu tư tài chính; lập và thẩm định dự án đầu tư.
      • Có kiến thức chuyên môn về các luật thuế, luật các tổ chức tín dụng.
      • Có kiến thức chuyên môn về các hoạt động của ngân hàng thương mại như thẩm định tín dụng, kế toán ngân hàng, thanh toán qua hệ thống ngân hàng trong nước và quốc tế và kiến thức chung về quản trị ngân hàng thương mại.
      • Có kiến thức chuyên môn về thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp.
      • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.
      • Ứng dụng thành thạo các phần mềm phân tích tài chính, lập và thẩm định dự án đầu tư, phần mềm đầu tư, phần mềm quản trị tài sản trong doanh nghiệp, phần mềm dự báo các báo cáo tài chính.
      • Cập nhật, xử lý, phân tích, đánh giá số liệu và tham mưu về lĩnh vực kinh tế như: kế toán, kiểm toán, tài chính và ngân hàng cho lãnh đạo tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
      • Kiểm soát rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, trong đầu tư tài chính và quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại:

      • Các cơ sở kinh doanh
      • Tổ chức tài chính trung gian (Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán…)
      • Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính (Cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Sở Tài chính…)
      • Cơ sở đào tạo, nghiên cứu về tài chính, ngân hàng.

      Kinh tế nông nghiệp - kinh tế quản lý thủy sản

      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm
      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Công nghệ kỹ thuật ô tô

      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      4 năm
      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học Công nghệ kỹ thuật ô tô cung cấp cho sinh viên môi trường học tập và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm phục vụ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, quản lý kỹ thuật CNKTOT đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Trang bị cho kỹ sư CNKTOT tương lai kiến thức nền tảng về giáo dục đại cương. Có kiến thức cơ sở ngành vững vàng, kiến thức chuyên môn sâu về động cơ, khung gầm, điện-điện tử ô tô.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
      • Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo.
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ sở ngành, công cụ, phần mềm tính toán, thiết kế chi tiết máy; phân tích bản vẽ kỹ thuật cụm máy và các hệ thống ô tô.
      • Phân tích đặc điểm kết cấu, tính năng kỹ thuật động cơ, gầm, điện và các hệ thống phục vụ vận hành, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô.
      • Biết tổ chức, quản lý và dịch vụ kỹ thuật ô tô.

      Về kỹ năng:

      • Tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật ô tô.
      • Lãnh đạo, quản lý và dịch vụ kỹ thuật ô tô.
      • Tay nghề thợ cơ khí, thợ sửa chữa máy, khung, gầm ô tô bậc cỡ 2/7.
      • Phát triển kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống trên lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô phù hợp với nhu cầu xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư CNKTOT có thể nhận và thực hiện các công việc tại:

      • Các cơ sở khai thác, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Có khả năng đảm nhận các công việc của cán bộ kỹ thuật sửa chữa- bảo trì, cán bộ hậu mãi, cán bộ phụ tùng…
      • Doanh nghiệp lắp ráp động cơ và dịch vụ kỹ thuật ô tô. Có khả năng đảm nhận các công việc của cán bộ kỹ thuật lắp ráp, kiểm tra chất lượng, Cố vấn dịch vụ, Cố vấn khách hàng…
      • Cơ quan đăng kiểm và thử nghiệm ô tô - xe cơ giới. Có khả năng đảm nhận các công việc của Kỹ thuật viên đăng kiểm; Kỹ thuật viên thử nghiệm ô tô-xe cơ giới…
      • Cơ quan quản lý Nhà nước (lĩnh vực giao thông đường bộ và liên ngành). Có khả năng đảm nhận các công việc của cán bộ kỹ thuật, theo dõi, giám sát việc thực hiện các qui định, luật định… các dự án chuyên ngành KTOT, và liên quan ...
      • Các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề về lĩnh vực ô tô. Có khả năng đảm nhận các công việc nghiên cứu; giảng dạy; tổ chức, quản lý đào tạo… chuyên ngành CNKTOT.

      Công nghệ chế tạo máy

      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm
      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ Chế tạo máy cung cấp cho sinh viên môi trường học tập và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất và nghiên cứu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.

      Trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở kỹ thuật cốt lõi và kiến thức chuyên sâu về thiết kế và các quá trình chế tạo máy và thiết bị.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
      • Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo.
      • Hiểu và ứng dụng các kiến thức cốt lõi về lĩnh vực cơ khí như kỹ thuật đồ họa, vật liệu học, nhiệt kỹ thuật, cơ học, dung sai và đo lường.
      • Thiết kế máy và dụng cụ phục vụ sản xuất cơ khí.
      • Thiết kế quy trình chế tạo chi tiết máy, kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm cơ khí trong quá trình chế tạo.

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề; kỹ năng rèn luyện sức khỏe.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.
      • Có kỹ năng vận hành và bảo trì các trang thiết bị sản xuất cơ khí, chỉ đạo, điều hành và quản lý sản xuất.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư cơ khí chế tạo máy có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, nghiên cứu và kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy. Kỹ sư cơ khí chế tạo máy có thể làm việc tại:

      • Các công ty, nhà máy cơ khí chế tạo máy và thiết bị như: ô tô, máy nông nghiệp, khuôn mẫu, máy chế biến thực phẩm, thủy sản,…
      • Phân xưởng cơ khí của nhà máy đóng tàu, nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản, …
      • Công ty xây lắp, công ty kinh doanh thiết bị cơ khí,…
      • Các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
      • Cơ sở dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

      Công nghệ kỹ thuật nhiệt

      Công nghệ kỹ thuật nhiệt
      4 năm
      Công nghệ kỹ thuật nhiệt
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng).

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Kỹ thuật nhiệt nhằm trang bị cho người học những kiến thức nền tảng, tổng quát và các kỹ năng, thái độ cần thiết để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí…phục vụ sản xuất và đời sống.

      Có kiến thức cơ bản về giáo dục đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực nhiệt điện lạnh.

      Thiết kế, giám sát, thi công, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống nhiệt điện lạnh: Hệ thống lạnh công nghiệp, dân dụng, hệ thống điều hòa không khí và thông gió, hệ thống nhiệt công nghiệp (Lò hơi công nghiệp, hệ thống sấy...), sử dụng năng lượng tái tạo, nhà máy nhiệt điện. Nghiên cứu, cải tiến để nâng cao hiệu quả làm việc của các thiết bị trong hệ thống nhiệt điện lạnh.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
      • Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo.
      • Có kiến thức nền tảng về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật nhiệt: Kỹ thuật đồ họa, cơ học, thủy lực, kỹ thuật nhiệt, cơ điện tử, kỹ thuật lạnh cơ sở...
      • Có kiến thức chuyên môn sâu về thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống nhiệt lạnh công nghiệp, điều hòa không khí và thông gió, hệ thống sấy, lò hơi công nghiệp, năng lượng tái tạo...

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn
      • Có khả năng thiết kế, giám sát và thi công, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống nhiệt điện lạnh: Hệ thống lạnh công nghiệp, dân dụng, hệ thống điều hòa không khí và thông gió, hệ thống nhiệt công nghiệp (Lò hơi công nghiệp, hệ thống sấy, chưng cất...), sử dụng năng lượng tái tạo, nhà máy nhiệt điện.
      • Có khả năng nghiên cứu, cải tiến để nâng cao hiệu quả làm việc của các thiết bị trong hệ thống nhiệt điện lạnh.
      • Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ, giao tiếp kỹ thuật, phát hiện và giải quyết vấn đề chuyên môn. Hiểu biết về chuyên môn và có trách nhiệm đạo đức trong nghề nghiệp.
      • Có khả năng áp dụng kiến thức vào các vấn đề đương đại, tiếp thu các kiến thức kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hiểu được tầm ảnh hưởng giải pháp kỹ thuật trong vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội.
      • Có khả năng quản lý , tổ chức và thương mại hóa các máy và thiết bị nhiệt điện lạnh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công ty thiết kế, chế tạo, giám sát, thi công lắp đặt các thiết bị nhiệt điện lạnh, công ty dầu khí, các nhà máy chế biến thủy sản, thực phẩm, khách sạn, chung cư cao cấp,… Giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật nhiệt điện lạnh.

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      4 năm
      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Kỹ thuật Cơ khí cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ liên tục phát triển nhân cách, phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, tri thức, các kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp; giúp họ không ngừng phát triển năng năng lực bản thân, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo các tri thức nghề nghiệp vào các hoạt động sản xuất phục vụ cơ khí hóa và công nghiệp hóa đất nước trong đó có ngành cơ khí thủy sản.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Hiểu và vận dụng các nguyên lý cơ bản của triết học, lý luận chính trị, đường lối quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và áp dụng phương pháp rèn luyện sức khỏe.

      Áp dụng các kiến thức nền tảng về khoa học xã hội; bối cảnh kinh tế và môi trường kinh doanh; các kiến thức về các vấn đề đương đại, khoa học quản lý, toán và khoa học tự nhiên, ngoại ngữ để giải quyết linh hoạt các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành kỹ thuật cơ khí.

      Hiểu và áp dụng các kiến thức cốt lõi về kỹ thuật cơ khí như vật liệu học, cơ học, sức bền vật liệu, dung sai và đo lường, vẽ kỹ thuật, nguyên lý máy, cơ sở thiết kế máy, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật điện- điện tử giải quyết các vấn đề chuyên môn.

      Cải tiến và thiết kế máy-thiết bị phục vụ cơ khí hóa và công nghiệp hóa nền sản xuất nói chung và ngành thủy sản nói riêng (thiết bị nuôi trồng, thu hoạch, khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản).

      Phân tích, lập kế hoạch bảo trì và sửa chữa máy và dây chuyền hệ thống sản xuất; kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng trang thiết bị cơ khí; quản lý và điều hành hệ thống sản xuất.

      Thiết kế, điều khiển, phát triển và ứng dụng các hệ thống máy công nghiệp và máy tự động phục vụ sản xuất công nghiệp và thủy sản.

      Phân tích, lựa chọn phương pháp và thiết kế công nghệ chế tạo phục vụ sửa chữa, thay thế và cải tiến máy và thiết bị.

      Về kỹ năng

      • Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ, làm việc theo nhóm, giao tiếp kỹ thuật, phát hiện và giải quyết vấn đề chuyên môn.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn
      • Có khả năng tư duy logic, lập luận phân tích, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề chuyên môn kỹ thuật cơ khí; khả năng thử nghiệm, nghiên cứu khám phá tri thức.
      • Có khả năng đánh giá, thiết kế, cải tiến, vận hành, bảo trì, điều hành các hệ thống hoặc thiết bị cơ khí trong các nhà máy bằng cách sử dụng các phương pháp, công cụ và phương tiện hiện đại.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư kỹ thuật cơ khí có thể làm các công việc vận hành, điều hành, quản lý, khai thác, bảo dưỡng; thiết kế chế tạo, thay thế và sửa chữa máy và thiết bị tại tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất như nhà máy chế biến nông lâm thủy sản, nhà máy đường, nhà máy bia, nhà máy cơ khí chế tạo, công ty xây lắp… hoặc trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật và kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật cơ khí. Ngoài ra, những người học năng động sau khi tốt nghiệp có chọn con đường khởi nghiệp để làm việc cho chính mình và tạo cơ hội nghề nghiệp cho những người khác; những người tốt nghiệp khá, giỏi có thể làm việc tại các trường/viện có đào tạo và nghiên cứu về cơ khí.

      Hệ thống thông tin quản lý

      Hệ thống thông tin quản lý
      4 năm
      Hệ thống thông tin quản lý
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học Hệ thống thông tin quản lý cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Có kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý và công nghệ thông tin để vận dụng vào lĩnh vực thiết kế, vận hành hệ thống thông tin quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp. Có kiến thức chuyên sâu về kinh tế, quản lý và công nghệ thông tin: Kế toán tài chính, Hệ thống thông tin kế toán, Tài chính doanh nghiệp, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại; Hệ thống thông tin quản lý, Thương mại điện tử và giải thuật, Thiết kế Web phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, Mạng máy tính và bảo mật…

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
      • Hiểu và vận dụng kiến thức toán, quản lý, quản trị kinh doanh và công nghệ thông tin vào các lĩnh vực chuyên môn được đào tạo
      • Trình độ ngoại ngữ đạt tối thiểu một trong các ngôn ngữ theo quy định chung của Nhà trường
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn

      Về kỹ năng

      • Xây dựng các quy trình quản trị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp
      • Quản trị mạng máy tính trong tổ chức, doanh nghiệp;
      • Triển khai các giải pháp tin học phục vụ cho hoạt động quản trị, sản xuất kinh doanh, thương mại điện tử của doanh nghiệp;
      • Làm việc độc lập theo nhóm và với cộng đồng;
      • Tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ
      • Phát hiện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên quản lý phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý trong các cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp;
      • Nhân viên quản trị mạng máy tính trong tổ chức, doanh nghiệp;
      • Nhân viên tổ chức, thực hiện, phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp;

      Công nghệ kỹ thuật hóa học

      Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
      4 năm
      Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Khối lượng kiến thức: 153 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng).

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
      • Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo.
      • Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm, kỹ năng rèn luyện sức khỏe.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.
      • Kỹ năng nghề nghiệp

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở sau:

      • Các nhà máy, cơ sở sản xuất về hóa công nghệ (sản xuất vật liệu polyme – composite, xi măng, gốm sứ, ceramic / sản xuất hương liệu, mỹ phẩm, chất màu, chất tẩy rửa, sơn/ Xí nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng/ Cơ sở dệt nhuộm/Cơ sở xi mạ/..);
      • Các cơ quan quản lý khoa học - công nghệ của nhà nước/cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hóa học.
      • Các Trung tâm phân tích (kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, dược phẩm, môi trường, hóa chất,..)
      • Các trường ĐH, CĐ, THCN, các Viện nghiên cứu về hóa học và công nghệ hóa học.
      • Các doanh nghiệp tư vấn thiết kế/lắp đặt phòng thí nghiệm, các nhà máy hóa học; doanh nghiệp kinh doanh vật tư - trang - thiết bị hóa học và hóa công nghệ ...

      Công nghệ kỹ thuật xây dựng

      Kỹ thuật xây dựng
      4 năm
      Kỹ thuật xây dựng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 159 tín chỉ (bao gồm cả kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện và đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về khoa học cơ bản, xã hội và nhân văn; Kiến thức cơ sở ngành thích hợp và có kiến thức chuyên môn sâu về thiết kế kết cấu, thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp bằng bê tông cốt thép; Kiến thức tin học và tiếng Anh chuyên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng đáp ứng yêu cầu công việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      kiến thức

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
      • Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo.
      • Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ sở như: vật liệu xây dựng, cơ học kết cấu, cơ học đất, vẽ kỹ thuật xây dựng, ... để học tốt các kiến thức chuyên môn của ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng
      • Hiểu và áp dụng được các phương pháp tính toán tải trọng tác dụng, tính toán thiết kế kết cấu các cấu kiện cơ bản cũng như phức tạp, ... phục vụ công tác thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp bằng vật liệu bê tông cốt thép và thép.
      • Hiểu và áp dụng được công nghệ thi công; tổ chức quản lý thi công xây dựng; các quy trình an toàn lao động.
      • Hiểu và áp dụng được các phương pháp kiểm định, đánh giá chất lượng công trình; khắc phục sự cố công trình trong quá trình thi công và sử dụng.
      • Hiểu và áp dụng được các phương pháp tính toán khối lượng thi công cũng như giá trị dự toán công trình.

      Kỹ năng

      • Tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế kết cấu các công trình dân dụng và công nghiệp vừa và nhỏ bằng kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn
      • Tham gia thi công, kiểm tra giám sát quá trình thi công xây lắp công trình; lập quy trình an toàn lao động.
      • Tham gia tính toán khối lượng công trình; tổ chức thi công; lập mặt bằng thi công; lập và quản lý tiến độ thi công; lập dự toán công trình vừa và nhỏ.
      • Tham gia thí nghiệm công trình, kiểm định chất lượng công trình, xử lý một số sự cố phát sinh trong quá trình thi công, vận hành công trình.
      • Sử dụng được phần mềm chuyên dụng trong thiết kế, thi công, quản lý và tính toán chi phí xây dựng.
      • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành có thể làm việc tại các cơ sở sau:

      • Công ty tư vấn: Tư vấn khảo sát; tư vấn lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán; tư vấn thẩm tra; tư vấn giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình ...
      • Công ty xây lắp: Thi công xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa các công trình dân dụng - công nghiệp: nhà ở dân dụng, trường học, bệnh viện, chung cư, khách sạn …
      • Các tổ chức quản lý hành chính, quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực xây dựng, các ban quản lý dự án …
      • Các cơ sở nghiên cứu và quản lý khoa học công nghệ xây dựng: Các trung tâm, viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm …
      • Các cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân trong lĩnh vực xây dựng công trình: Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề xây dựng, các trung tâm đào tạo nghiệp vụ xây dựng …

      Công nghệ chế biến thủy sản

      Công nghệ chế biến thủy sản
      4 năm
      Công nghệ chế biến thủy sản
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết đáp ứng cho các hoạt động liên quan đến sử dụng hiệu quả nguyên liệu thủy sản và phát triển bền vững kinh tế biển.

      Chương trình Công nghệ Chế biến Thủy sản được thiết kế với mục tiêu trang bị cho các kỹ sư được đào tạo năng lực làm việc hiệu quả tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ sản xuất các sản phẩm từ thủy sản; đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thủy sản, kiểm soát/hạn chế/giảm thiểu ô nhiễm môi trường; thực hiện trách nhiệm xã hội

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.
      • Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ bản vào ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản;
      • Nắm vững và vận dụng được kiến thức căn bản về khoa học thực phẩm vào quá trình nghiên cứu và nhận thức liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Chế chế Biến thủy sản
      • Nắm vững và vận dụng được các kiến thức chuyên môn

      Về kỹ năng

      • Thực hiện được nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho nhà máy chế biến thủy sản;
      • Thực hiện được nhiệm vụ sản xuất và quản lý chất lượng trong nhà máy chế biến thủy sản;
      • Phát triển sản phẩm mới từ nguyên liệu thủy sản;
      • Thực hiện được nhiệm vụ lưu trữ và vận chuyển sản phẩm thủy sản;
      • Tư vấn cho doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng, dịch vụ thủy sản về các vấn đề liên quan đến bảo quản sau thu hoạch, vệ sinh, an toàn thực phẩm;
      • Phân tích, đánh giá, kiểm soát, quản lý chất lượng, vệ sinh, và an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thủy sản;
      • Đề xuất và thực hiện các giải pháp hạn chế tổn thất thủy sản sau thu hoạch;
      • Tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chế biến thủy sản;
      • Tham gia đào tạo ngành công nghệ chế biến thực phẩm - thủy sản.
      • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe;
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn

      Cơ hội nghề nghiệp

      Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản có thể đảm nhiệm vai trò của một cán bộ kỹ thuật/điều hành sản xuất/quản lý chất lượng; một kỹ thuật viên/nghiên cứu viên hoặc một giảng viên/tư vấn viên tại:

      • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan đến thực phẩm - thủy sản
      • Cơ quan/ tổ chức phân tích, kiểm định chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm - thủy sản
      • Cơ quan/ tổ chức quản lý nhà nước về thực phẩm - thủy sản
      • Viện/ cơ sở nghiên cứu thực phẩm - thủy sản
      • Cơ quan/ tổ chức tư vấn ngành thực – phẩm thủy sản
      • Cơ sở đào tạo ngành chế biến thực phẩm - thủy sản

      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
      4 năm
      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      hương trình giáo dục đại học ngành Kỹ thuật cơ điện tử cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ điện tử phục vụ sản xuất và đời sống.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin vào ngành đào tạo.
      • Hiểu và có khả năng ứng dụng các kiến thức cốt lõi về lĩnh vực cơ khí.
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau: về điện – điện tử, lập trình, điều khiển và giám sát hệ thống. Sử dụng tốt các phần mềm thuộc chuyên ngành Cơ điện tử.

      Về kỹ năng

      • Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ, làm việc độc lập và theo nhóm, giao tiếp kỹ thuật.
      • Trình độ ngoại ngữ: đạt năng lực bậc 2 (cấp độ A2 theo Khung tham chiếu châu Âu) để tham khảo các tài liệu chuyên môn và giao tiếp. Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (the
      • o Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông).
      • Trực tiếp vận hành, chẩn đoán và sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động hóa.
      • Giám sát thi công và kiểm định chất lượng hệ thống điều khiển.
      • Tư vấn, thiết kế và đề xuất các giải pháp tự động.
      • Quản lý, điều hành quá trình thiết kế và sản xuất hệ thống tự động.
      • Có khả năng thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kỹ thuật cơ điện tử có thể:

      • Thiết kế, vận hành và đề xuất các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống có sử dụng sản phẩm cơ điện tử.
      • Làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp có dây chuyền sản xuất tự động.
      • Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, thiết kế ứng dụng công nghệ điều khiển tự động; các cơ sở đào tạo; cơ quan tư vấn, đại lý phân phối sản phẩm tự động hóa.

      Công nghệ kỹ thuật môi trường

      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      4 năm
      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 159 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học Công nghệ kỹ thuật môi trường đào tạo kỹ sư có phẩm chất đạo đức, có ý thức về chính trị, có sức khỏe, có kiến thức, có các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lực cho khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

      Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;

      Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn;

      Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:

      • Các quá trình biến đổi hóa học, vật lý và sinh học của chất ô nhiễm; sự lan truyền của chúng trong môi trường nước, đất, không khí; ảnh hưởng của chúng đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
      • Vai trò và cơ chế hoạt động của sinh vật trong xử lý nước cấp, nước thải, chất thải rắn và khí thải.
      • Kỹ thuật quan trắc, phân tích và đánh giá tác động môi trường.
      • Kỹ thuật xử lý môi trường, quá trình và thiết bị trong kỹ thuật môi trường; tính toán, thiết kế hệ thống xử lý môi trường.
      • Các tiêu chuẩn, luật và chính sách về môi trường; khía cạnh kinh tế của bảo vệ môi trường.
      • Nguyên lý và quy trình xử lý, quan trắc môi trường.

      Về kỹ năng:

      • Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường, lựa chọn công nghệ xử lý, thiết kế kỹ thuật, vận hành các hệ thống xử lý chất thải.
      • Thực hiện thành thạo các kỹ thuật quan trắc, đánh giá và kiểm soát ô nhiễm.
      • Quản lý tổng hợp môi trường theo hướng bền vững và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
      • Tiếp cận được kiến thức và công nghệ môi trường hiện đại, chọn lựa được công nghệ mới theo hướng thân thiện với môi trường.
      • Tư vấn cho các nhà đầu tư phương án thích hợp về dây chuyền công nghệ và hệ thống xử lý môi trường.
      • Thiết kế và phân tích thí nghiệm, viết dự án nghiên cứu về môi trường, tổ chức và điều hành nhóm nghiên cứu về môi trường.
      • Làm việc độc lập
      • Làm việc theonhóm và có khả năng truyền đạt các kiến thức về bảo vệ môi trường cho các cộng đồng có trình độ nhận thức khác nhau.
      • Giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn.
      • Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn;
      • Quản lý và lãnh đạo nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan:

      • Các cơ quan quản lý môi trường: Bộ Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên môi trường, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
      • Các công ty môi trường: công ty tư vấn, thiết kế, xử lý môi trường, công ty cấp thoát nước.
      • Tất cả các công ty, nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng có hệ thống xử lý môi trường.
      • Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo: các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành về môi trường.
      • Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      4 năm
      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 158 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Mục tiêu của chương trình là đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử có kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở kỹ thuật cốt lõi và kiến thức chuyên sâu về điện công nghiệp và điện tử, tự động hóa, có năng lực xây dựng, thiết kế, vận hành, sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện, điện tử, hệ thống truyền động tự động, trạm điện; có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu; có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành và xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe;

      Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo; Vận dụng được kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tiễn cuộc sống và lao động nghề nghiệp.

      Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:

      • An toàn điện khi làm việc;
      • Ứng dụng các loại máy điện, khí cụ điện; thiết kế máy điện và hệ thống điều khiển truyền động điện trong thực tiễn;
      • Xây dựng các quy trình: sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng; thiết kế cung cấp điện, chiếu sáng, chống sét; giám sát và bảo vệ hệ thống điện;
      • Thiết kế và phân tích hoạt động các mạch điện tử, hệ thống điện tử tương tự, điện tử số; lập trình cho các chip điện tử;
      • Thiết kế và vận hành các thiết bị audio, video, thu phát, truyền và xử lý tín hiệu;
      • Đánh giá mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật trong tổ chức sản xuất công nghiệp; xây dựng, quản lý các dự án về điện, điện tử.

      Về kỹ năng:

      Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề; xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng; kỹ năng rèn luyện sức khỏe.

      Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.

      Có kỹ năng nghề nghiệp:

      • Thiết kế, lập trình, mô phỏng trên máy tính và thi công các mạch điện, điện tử;
      • Khai thác và vận hành đúng các hệ thống điều khiển tự động công nghiệp, PLC, vi xử lý, vi điều khiển, SCADA;
      • Vận hành, kiểm tra và sửa chữa các loại máy điện DC, AC trong công nghiệp và dân dụng;
      • Thiết kế các hệ thống: biến đổi, phân phối điện năng, chiếu sáng dân dụng và công nghiệp, chống sét và nối đất;
      • Vận hành và quản lý tốt hệ thống phân phối điện, hệ thống sản xuất tự động;
      • Đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý và tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường;

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực:

      • Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp các loại máy điện, mạng điện phân phối, hệ thống tự động hóa, thiết bị điện tử;
      • Vận hành, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ;
      • Tư vấn, chuyển giao công nghệ tại các cơ quan quản lý và triển khai ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, hoặc kinh doanh thiết bị điện, điện tử;
      • Đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề
      • Các lĩnh vực khác có liên quan đến ngành nghề;

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm
      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 143 tín chỉ

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
      • Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội-nhân văn, và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:
      • Kiến thức về kinh tế học cơ bản, về nguyên lý quản trị; marketing; tài chính – kế toán.
      • Kiến thức về pháp luật (luật du lịch Việt nam và luật du lịch quốc tế).
      • Kiến thức về quản trị nhân lực, hoạch định chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh trong một doanh nghiệp du lịch.
      • Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành nghiệp vụ quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

      Các kiến thức chuyên sâu để tổ chức thực hiện các nghiệp vụ du lịch và lữ hành ở các cơ sở quản lý hoặc kinh doanh du lịch, cụ thể là:

      • Các kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh lữ hành: am hiểu địa lý du lịch; tâm lý và giao tiếp ứng xử trong du lịch; nghiệp vụ hướng dẫn; các tuyến điểm du lịch; thiết kế và điều hành tour du lịch; quản trị hãng vận chuyển.
      • Các kiến thức chuyên sâu về tổ chức sự kiện và hội nghị.
      • Các kiến thức chuyên sâu về quản trị khách sạn và khu nghỉ dưỡng: tổ chức điều hành nguồn nhân lực; thực hiện nghiệp vụ lễ tân; tổ chức phục vụ buồng.
      • Các kiến thức chuyên sâu về quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: quản trị ẩm thực; nghiệp vụ nhà hàng và quầy bar.
      • Các kiến thức chuyên sâu về quản trị chất lượng dịch vụ du lịch, lập kế hoạch kinh doanh du lịch, nghệ thuật lãnh đạo.

      Kỹ năng

      • Làm việc độc lập
      • Làm việc theo nhóm và với cộng đồng.
      • Giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn.
      • Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
      • Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn.
      • Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý.
      • Quản lý và lãnh đạo nhóm.
      • Có khả năng học tập nâng cao kiến thức phục vụ công tác.
      • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn;
      • Tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động trong kinh doanh lữ hành: vận dụng được kỹ năng thiết kế, hướng dẫn, và điều hành Tour; kỹ năng xử lý tình huống trong hướng dẫn; kỹ năng tổ chức sự kiện và hội nghị trong Tour.
      • Tổ chức quản lý và điều hành hãng vận chuyển
      • Tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
      • Tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
      • Phân tích các thông tin để đánh giá chất lượng dịch vụ và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành
      • Đánh giá sức hấp dẫn điểm đến
      • Nhận diện được các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như tham mưu cho doanh nghiệp trong công tác hoạch định chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên bộ phận nghiệp vụ du lịch (hướng dẫn, điều hành Tour, buồng, bàn, bar, lễ tân);
      • Trợ lý các Giám đốc công ty lữ hành, trợ lý Giám đốc marketing, trợ lý Giám đốc nhân sự, trợ lý Giám đốc kinh doanh, trợ lý … ;
      • Chuyên viên tổ chức sự kiện hội nghị và dịch vụ bổ sung;
      • Chuyên viên phụ trách quan hệ đối ngoại.
      • Chuyên viên các phòng và trung tâm trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Quy hoạch tài nguyên du lịch, Nghiệp vụ du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch, Tổ chức cán bộ, Tổng hợp) ;
      • Chuyên viên các phòng và trung tâm thuộc huyện (Phòng Văn hóa, Du lịch).
      • Có khả năng tham gia giảng dạy ở các cở sở đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch.

      Đánh giá

      3 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0
      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0

      Chi tiết từ học viên

      Văn Hải Trần
      Văn Hải Trần
       

      Khá Hài Lòng

      Đã học khoá học: Quản trị kinh doanh tại đây.

      Ưu điểm

      Chất lượng GV rất tốt , dày dặn kinh nghiệm giảng dạy . Môi trường học tập khá tốt . Trường có khuôn viên rộng, đẹp và mát mẻ do có nhiều cây xanh . Nhà trường khá quan tâm sinh viên , thủ tục hành chính tạm ổn còn nhiều thủ tục khá rườm rà .

      Điểm cần cải thiện

      Cần hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất . Các thủ tục hành chính rườm rà cần phải rút bớt thời gian làm để tạo điều kiện cho SV .

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Trải nghiệm khá tốt khi học ở đây . Các bạn nên đăng kí trường này để học và trải nghiệm nhé

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Phan Van Thanh
      Phan Van Thanh
       

      Trường Có Học Phí Thấp, Cơ Sở Vật Chất Đẹp, Gv Nhiệt Tình

      Đã học khoá học: công nghệ kỹ thuật điện điện tử tại đây.

      Ưu điểm

      Giảng viện giảng dạy nhiệt tình, view đẹp gần biển

      Điểm cần cải thiện

      Các thủ tục của SV cần được cải thiện, thái độ của các thầy cô ở Phòng ban.

      Trải nghiệm và lời khuyên

      tuyệt vời. Một số ngành học về du lịch và kinh tế tương đối mạnh. Cơ hội việc làm cao do Nha Trang là thành phố du lịch.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Trường Dh Nha Trang Thiếu Uy Tín Và Chuyên Nghiep

      Đã học khoá học: Nghành quản trị kinh doanh tại đây.

      Ưu điểm

      Giáo viên tận tình

      Điểm cần cải thiện

      Cách quản lý kém và ko có uy tín, thiếu chuyên nghiệp

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Sau khi học ở thì mình cảm thấy chất lượng quản lý và đạo tạo rất kém. Muốn học thêm tín chỉ mình qua trung tâm bồi dưỡng hỏi thì trung tâm nói lên phòng đào tạo, rồi mình lên phòng đào tạo thì phòng đào tạo chỉ xuống trung tam, cách hướng dẫn với sinh viên thì luôn cáu gắt và ko có thái độ thân thiện. Học xong thì phải đợi 4-5 tháng mới cho làm chuyên đề tốt nghiep, sv hỏi thì trưởng khoa nói liên hệ cô A sắp xếp, liên hệ cô thì cô nói lớp phải liên hệ trung tâm, khi lớp liên hệ trung tâm thì trung tam lại đẩy sang bảo liên hệ trưởng khoa. Cam kết học 1,5 năm ra trường thế nhưng nhà trường lại kéo dài đến 2 năm trở lên. Tổng thời gian học thì chỉ mất 7 tháng nhưng tổng thời gian chờ đến lúc có bằng thì 17 tháng. Không phải chỉ có mình khóa mình là bọ như vậy, mình tìm hiểu ít nhất là 3 khóa cũng trường hợp tương tự. Một trường đào tạo mà thiếu chuyên nghiep và uy tín như thế này thì làm sao sinh viên ra trường mong muốn có vc làn tốt và có trình độ tốt dc

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Lịch sử hình thành

      Ra đời và trưởng thành trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nha Trang đã đạt được những thành tích to lớn trong sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế phục vụ ngành Thủy sản Việt Nam và các ngành kinh tế khác. Thành công đó gắn liền với Trường Đại học Thủy sản - tên của Trường trước tháng 7/2006. Những bài học truyền thống quý báu của giai đoạn này là nguồn sức mạnh để cán bộ, đảng viên và sinh viên tiếp tục phấn đấu đưa Nhà trường phát triển hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

      Trường Đại học Nha Trang (Nha Trang University - NTU) là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ của Trường: 02, Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

      Cơ sở chính của Trường Đại học Nha Trang tọa lạc trên khu vực đồi La San, phường Vĩnh Thọ, cách trung tâm thành phố 4 km về phía Bắc, gồm quần thể các ngọn đồi có diện tích hơn 20 hecta cạnh khu du lịch Hòn Chồng. Với địa hình độc đáo của đồi núi xen kẽ bên cạnh vịnh Nha Trang, các công trình kiến trúc phục vụ học tập và sinh hoạt được kết nối bởi những con đường trải nhựa uốn lượn dưới bóng cây xanh mát, Đại học Nha Trang là một trong những trung tâm đào tạo, văn hóa lớn của khu vực và một địa chỉ du lịch hấp dẫn của thành phố biển Nha Trang.

      Đại học Nha Trang là trường đa ngành, với các chuyên ngành thủy sản là truyền thống và thế mạnh, đào tạo cán bộ trình độ đại học và trên đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ nghề cá cả nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Nam Trung bộ và Tây Nguyên, đặc biệt cho tỉnh Khánh Hòa.

      Sứ mệnh – Tầm nhìn

      Đào tạo nhân lực trình độ cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ chuyên môn đa lãnh vực, trong đó lĩnh vực hải sản là thế mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội

      Đến năm 2030 sẽ là trường học đa lĩnh vực, có uy tín trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu khu vực Đông Nam Á, về lĩnh vực khoa học thủy sản, và một số ngành kinh tế biển

      Cơ sở vật chất

      Trường có hơn 100 phòng học thuộc 12 tòa nhà được trang bị khá hiện đại với lưu lượng 6000 sinh viên một ca học, cùng hàng chục phòng thí nghiệm, phòng hội thảo chuyên đề đạt tiêu chuẩn quốc tế. Gần 1000 máy tính phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, quản lý, khai thác và quảng bá thông tin của Trường trên internet. Thư viện đại học được trang bị hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu. Hệ thống phòng ở của ký túc xá thiết kế khép kín phục vụ cho 2500 sinh viên nội trú. Các công trình thể thao, vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, tạo cho khuôn viên Trường có vẻ đẹp đặc trưng

      Đội ngũ giảng viên

      Nhà trường hiện có gần 700 cán bộ viên chức, trong đó có 450 cán bộ giảng dạy với 14 giáo sư, phó giáo sư, gần 100 giảng viên cao cấp và giảng viên chính. Hơn 50% cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Số còn lại có hơn 150 người đang học các lớp cao học và nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài

      Đảng bộ Trường Đại học Nha Trang trực thuộc Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, có 23 chi bộ trực thuộc với 325 đảng viên. Bộ máy tổ chức của Trường gồm Ban Giám hiệu do Hiệu trưởng đứng đầu cùng với các Phó Hiệu trưởng, 8 đơn vị tham mưu và phục vụ, 1 Phân hiệu, 9 khoa với 44 bộ môn trực thuộc, 8 viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo.

      Nguồn: Đại học Nha Trang

      Địa điểm