Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội - Chuyên ngành Quản lý văn hóa | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Quản lý văn hóa

      Chương trình

      Ngành

      Quản lý văn hóa

      Thời lượng

      1 tháng

      Khối lượng kiến thức:

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo sinh viên ngành Quản lý văn hóa có kiến thức, tư duy lý luận về văn hóa và Quản lý văn hóa, nắm vững hệ thống lý thuyết, phương pháp và kỹ năng kỹ năng cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, vận dụng được kiến thức, tư duy, kỹ năng và các phương pháp quản lý văn hóa được đào tạo vào việc nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Nắm được các kiến thức chung về quản lý, quản lý văn hóa; lý giải vai trò của quản lý văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Vận dụng kiến thức quản lý các hoạt động văn hóa ở địa phương như quản lý lễ hội, quản lý các thiết chế văn hóa... Có khả năng nắm bắt các vấn đề chính trị – xã hội nảy sinh trong thực tiễn và đưa ra các phương hướng, giải pháp đề thực hiện;

      – Có kiến thức về chính sách văn hóa. Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề về lý luận chung về chính sách văn hóa. Các chính sách về văn hóa ở Việt Nam qua các thời kỳ trên cơ sở so sánh với mô hình và chính sách văn hóa của một số nước trên thế giới;

      – Có kiến thức Quản lý di sản văn hóa. Vận dụng để giải quyết các hoạt động khai thác, định giá trị, trưng bày, triển lãm và bảo quản các cổ vật, các di sản văn hóa. Đồng thời, có những biện pháp phát huy giá trị di sản văn hóa.

      – Có năng lực, năng lực quản lý công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cộng đồng, năng lực quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, năng lực xây dựng, điều hành, quản lý các chính sách và dự án văn hóa, năng lực tổ chức, quản lý các chương trình lễ hội và sự kiện nghệ thuật, năng lực marketing, truyền thông, thông tin cho lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.

      Kỹ năng:

      – Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản lý văn hóa trong những bối cảnh khác nhau;

      – Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản lý văn hóa;

      – Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, văn phong hành chính; kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, khoa học, phân tích đa chiều, đánh giá và phân tích định tính, định lượng vấn đề trong nghiên cứu văn hóa.

      – Có kỹ năng giao tiếp xã hội, làm việc nhóm, có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền; tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược, chương trình hành động và những dự án về văn hóa và quản lý văn hóa.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      – Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Sở và Phòng Văn hóa- Thể thao – Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có chức năng xây dựng chính sách văn hóa và tổ chức quản lý văn hóa;

      – Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, và các thiết chế văn hóa khác; làm việc tại bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp;

      – Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện, mở các phòng tranh (gallery) hoặc làm việc như những nhân viên độc lập (freelance) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.