Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

      Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
      Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
      Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
      Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
      4 hình 3 video
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      10 ngành

      Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước

      Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
      1 tháng
      Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo người học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước có phẩm chất chính trị vững vàng; đạo đức tốt, có ý thức phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Có kiến thức chuyên môn toàn diện về ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Có năng lực và kỹ năng thực hành cơ bản, vận dụng sáng tạo kiến thức được học vào thực thi công vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      Có những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, nắm bắt được dư luận xã hội;
      Có kiến thức cơ bản về luật hiến pháp, luật lao động để làm cơ sở pháp lý cho hoạt động công vụ;
      Có những kiến thức về khoa học tổ chức nhà nước, khoa học quản lý; nguyên lý kinh tế;
      Có kiến thức về quản lý hành chính, thủ tục hành chính, điều hành công sở.

      Kỹ năng:

      Có khả năng nắm bắt, phân tích, đánh giá và chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước các cấp;
      Có khả năng tham mưu, đề xuất, tư vấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý về tổ chức bộ máy chính quyền, bộ máy Đảng hoạch định chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn;
      Có kỹ năng xử lý tình huống trong xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước;
      Có khả năng tiếp thu các bài học được tổng kết từ thực tiễn để vận dụng vào công tác xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước trong hoạt động công vụ;

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Người học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước sau khi tốt nghiệp có đầy đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng làm việc tại các cơ quan, tổ chức;
      Làm chuyên viên tại các cơ quan Đảng, Nhà nước: Cán bộ chuyên trách trong các văn phòng Đảng ủy, các ban Đảng, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở;
      Làm chuyên viên tham mưu, tư vấn, giúp việc trong các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp;
      Làm việc tại các đơn vị, cơ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân: Bộ phận xây dựng lực lượng, chính trị, tham mưu, ...;
      Nghiên cứu, giảng dạy về Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị;

      Quản trị văn phòng

      Kinh tế - Quản lý
      1 tháng
      Kinh tế - Quản lý
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Chương trình đào tạo ngành Quản trị văn phòng được xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ về quản trị văn phòng bậc đại học để đảm nhiệm được công việc của chuyên viên làm công tác văn phòng và công việc của người quản lí, phụ
      trách văn phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      Có kiến thức cơ bản về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính;
      Có kiến thức về tâm lý học trong hoạt động quản lý;
      Có kiến thức đại cương về xã hội học, tiếng Việt trong giao tiếp hành chính;
      Có kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học và logic hình thức.

      Kỹ năng:

      Kỹ năng trao đổi thông tin, ứng xử với các đối tượng giao tiếp; làm việc nhóm, điều hành công việc trong văn phòng, cơ quan, tổ chức;
      Kỹ năng tổ chức các sự kiện, hoạt động trong văn phòng, cơ quan;
      Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định quản lý, kỹ năng quản lí thời gian hiệu quả trong cơ quan, văn phòng; văn hóa và đạo đức quản lý;
      Kỹ năng tính số tương đối, số bình quân trong thống kê, phương pháp tính các chỉ tiêu của dãy số thời gian; phương pháp tính chỉ số; tính các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu như: các chỉ tiêu về dân số, giáo dục, y tế và sức khỏe, văn hóa, thông tin.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các vị trí công việc sau:

      Chuyên viên văn phòng làm công tác văn phòng tại các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức phi Chính phủ, lực lượng vũ trang;
      Công chức văn phòng thống kê tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
      Nhân viên hành chính văn phòng, Văn thư – Lưu trữ, Lễ tân tại các cơ quan, tổ chức;
      Quản trị văn phòng hoặc các tổ, bộ phận thuộc văn phòng các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương (Chánh, Phó Chánh văn phòng; Trưởng, Phó phòng Hành chính);
      Trợ lý lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương.

      Thông tin – thư viện

      Thông tin - thư viện
      1 tháng
      Thông tin - thư viện
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo sinh viên đại học ngành Thông tin – thư viện có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học thông tin – thư viện; cùng kiến thức và thực tiễn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan; có kỹ năng thực hành; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Nội vụ, Văn hóa – thông tin và kinh tế – xã hội của đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực thông tin – thư viện; đặc biệt là các nghiệp vụ cơ bản của khoa học thông tin – thư viện như: lựa chọn, thu thập, bổ sung nguồn tin, tổ chức xử lý, lưu giữ, phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm, dịch vụ và phân phối thông tin, tổ chức và bảo quản tài liệu theo phương pháp truyền thống và hiện đại;
      Có những tri thức về công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của cơ quan thông tin thư viện, cơ quan lưu trữ;

      Kỹ năng:

      Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;
      Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;
      Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền phù hợp với vị trí việc làm;

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các vị trí:
      Thư viện viên, chuyên viên thông tin – thư viện, lưu trữ tại các cơ quan thông tin tư liệu và thư viện, cơ quan lưu trữ, bộ phận thông tin – thư viện, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
      Chuyên viên quản lý thông tin – tài liệu, hồ sơ tài liệu tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp;
      Chuyên viên kiểm thử (tester), quản trị website... ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
      Giảng dạy, tư vấn về lĩnh vực thông tin – thư viện: xây dựng các mô hình thư viện; quản trị thông tin và thư viện, quản trị mạng thông tin.

      Hệ thống thông tin

      Hệ thống thông tin kinh tế
      1 tháng
      Hệ thống thông tin kinh tế
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo người học trình độ đại học Hệ thống thông tin có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và kiến thức chuyên sâu về hệ thống thông tin; Có khả năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực ngành nội vụ nói riêng; Tích luỹ được kiến thức nền tảng trong lĩnh vực công nghệ thông tin để có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực công nghệ thông tin như kỹ thuật lập trình, công nghệ phần mềm, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, hệ thống thông tin, mạng máy tính và quản trị mạng;
      Áp dụng được kiến thức toán học ứng dụng trong công nghệ thông tin;

      Có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, quản lý nhân lực, quản lý hành chính để xây dựng hệ thống thông tin ngành nội vụ và phát triển nền hành chính điện tử.

      Kỹ năng:

      Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu, thông tin và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề trong hệ thống thông tin;
      Có kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, tổng hợp ý kiến, phát huy trí tuệ tập thể;
      Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Hệ thống thông tin có thể
      đảm nhiệm công việc ở các vị trí:
      Chuyên viên công nghệ thông tin, chuyên viên phát triển-tích hợp hệ thống, chuyên viên quản trị mạng, quản trị hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.
      Nghiên cứu viên về hệ thống thông tin ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sách phát triển chính phủ điện tử, xây dựng nền hành chính điện tử của Đảng và Nhà nước.
      Làm công tác giảng dạy bộ môn thuộc chuyên ngành Hệ thống thông tin tại các cơ sở giáo dục.

      Quản trị nhân lực

      Quản trị nhân lực
      1 tháng
      Quản trị nhân lực
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo người học trình độ đại học ngành Quản trị nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn về công tác quản trị nhân lực; thành thạo kỹ năng cứng và mềm thuộc ngành quản trị nhân lực, có khả năng làm việc độc lập, bản lĩnh vững vàng, sáng tạo, giải quyết những vấn đề chuyên môn liên quan đến nội dung ngành học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      Có kiến thức cơ bản về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính;
      Có kiến thức về tâm lý học trong hoạt động quản lí;
      Có kiến thức đại cương về xã hội học, tiếng Việt trong giao tiếp hành chính;
      Có kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học và logic hình thức;

      Kỹ năng:

      Kỹ năng phân tích hiện trạng nhân lực trong tổ chức;
      Kỹ năng đánh giá nhân lực phục vụ công tác quản lý;
      Kỹ năng giải quyết tình huống trong công tác quản trị nhân lực;
      Kỹ năng giải quyết xung đột trong công tác quản trị nhân lực;
      Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định quản lý;

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Làm công tác hoạch định, tuyển dụng, tiền lương, tiền công, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, quy hoạch phát triển nhân lực tại các Phòng/ Vụ/ Ban Tổ chức cán bộ, trong các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp.
      Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

      Quản lý văn hóa

      Quản lý văn hóa
      1 tháng
      Quản lý văn hóa
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức:

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo sinh viên ngành Quản lý văn hóa có kiến thức, tư duy lý luận về văn hóa và Quản lý văn hóa, nắm vững hệ thống lý thuyết, phương pháp và kỹ năng kỹ năng cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, vận dụng được kiến thức, tư duy, kỹ năng và các phương pháp quản lý văn hóa được đào tạo vào việc nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Nắm được các kiến thức chung về quản lý, quản lý văn hóa; lý giải vai trò của quản lý văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Vận dụng kiến thức quản lý các hoạt động văn hóa ở địa phương như quản lý lễ hội, quản lý các thiết chế văn hóa... Có khả năng nắm bắt các vấn đề chính trị – xã hội nảy sinh trong thực tiễn và đưa ra các phương hướng, giải pháp đề thực hiện;

      – Có kiến thức về chính sách văn hóa. Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề về lý luận chung về chính sách văn hóa. Các chính sách về văn hóa ở Việt Nam qua các thời kỳ trên cơ sở so sánh với mô hình và chính sách văn hóa của một số nước trên thế giới;

      – Có kiến thức Quản lý di sản văn hóa. Vận dụng để giải quyết các hoạt động khai thác, định giá trị, trưng bày, triển lãm và bảo quản các cổ vật, các di sản văn hóa. Đồng thời, có những biện pháp phát huy giá trị di sản văn hóa.

      – Có năng lực, năng lực quản lý công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cộng đồng, năng lực quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, năng lực xây dựng, điều hành, quản lý các chính sách và dự án văn hóa, năng lực tổ chức, quản lý các chương trình lễ hội và sự kiện nghệ thuật, năng lực marketing, truyền thông, thông tin cho lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.

      Kỹ năng:

      – Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản lý văn hóa trong những bối cảnh khác nhau;

      – Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản lý văn hóa;

      – Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, văn phong hành chính; kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, khoa học, phân tích đa chiều, đánh giá và phân tích định tính, định lượng vấn đề trong nghiên cứu văn hóa.

      – Có kỹ năng giao tiếp xã hội, làm việc nhóm, có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền; tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược, chương trình hành động và những dự án về văn hóa và quản lý văn hóa.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      – Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Sở và Phòng Văn hóa- Thể thao – Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có chức năng xây dựng chính sách văn hóa và tổ chức quản lý văn hóa;

      – Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, và các thiết chế văn hóa khác; làm việc tại bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp;

      – Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện, mở các phòng tranh (gallery) hoặc làm việc như những nhân viên độc lập (freelance) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.

      Chính trị học

      Chính trị học
      1 tháng
      Chính trị học
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Chương trình ngành Chính trị học được xây dựng trên nhu cầu của xã hội nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ về lĩnh vực chính trị học trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan sự nghiệp công lập và ngoài công lập, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Có kiến thức cơ bản về hoạt động lãnh đạo, quản lý; thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý; tâm lý học quản lý.

      – Có kiến thức cơ bản về lí luận và phương pháp nghiên cứu khoa học; nắm vững và có khả năng vận dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và nghiên cứu.

      – Có kiến thức cơ bản về lôgic học, Tiếng Việt thực hành và có khả năng vận dụng tư duy lôgic, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong học tập, nghiên cứu;có kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam, xã hội học đại cương.

      Kỹ năng:

      – Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành khoa học chính trị trong việc tiếp cận, phân tích, đánh giá và xử lý các tình huống chính trị, vấn đề chính trị.

      – Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;

      – Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

      Cơ hội nghề nghiệp:

      – Làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác nội chính, công tác tuyên giáo, công tác dân vận trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;

      – Làm công tác dân tộc, tôn giáo thuộc các Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ;

      – Làm công tác tư vấn, tham mưu xây dựng chiến lược, hoạch định, phân tích, thực thi, đánh giá chính sách trong các cơ quan Đảng, Nhà nước; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức phi Chính phủ; doanh nghiệp;

      – Làm công tác nghiên cứu về chính trị học ở các tổ chức, các viện nghiên cứu;

      – Giảng dạy Chính trị ở các trường, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường chính trị tỉnh và trung tâm chính trị huyện...

      Lưu trữ học

      Lưu trữ học
      1 tháng
      Lưu trữ học
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo sinh viên đại học ngành Lưu trữ học có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, được trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp nghiệp vụ văn thư – lưu trữ – thông tin; kiến thức và thực tiễn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan; có kỹ năng thực hành; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Lưu trữ, ngành Nội vụ, và kinh tế – xã hội của đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Có kiến thức cơ bản về thông tin thƣ viện, chuyên sâu về công tác lưu trữ như: Tổ chức tài liệu Phông lƣu trữ Quốc gia Việt Nam; Thu thập tài liệu; Tổ chức khoa học tài liệu; Bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng các loại hình tài liệu lưu trữ truyền thống, hiện đại hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức;

      – Hiểu biết về công nghệ thông tin, thƣ viện số và ứng dụng công nghệ web,
      quản trị sưu tập số; marketing sản phẩm và dịch vụ thông tintrong lĩnh vực văn thư – lưu trữ, thông tin – thư viện.

      – Có kiến thức về công bố học; sử liệu học; lịch lưu trữ Việt Nam và thế giới;

      – Hiểu biết về tiêu chuẩn hóa và tổ chức lao động khoa học trong công tác
      văn thư – lưu trữ; Hiểu biết về pháp luật lưu trữ, về tổ chức và quản lý công tác văn thư,
      lưu trữ;

      Kỹ năng:

      – Có kỹ năng tư duy độc lập, tự tin khi tiếp cận công việc và giải quyết các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực văn thư – lưu trữ, thông tin – thư viện; hướng dẫn, tư vấn tốt việc tổ chức sự kiện, hướng dẫn sử dụng các thiết bị văn phòng, các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ văn thư – lưu trữ; thông tin – thư viện;

      – Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm bao gồm khả năng thích nghi và hòa nhập nhanh vào nhóm, phân công công việc, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên hỗ trợ các thành viên khác, trao đổi công việc giữa các thành viên;

      – Có kỹ năng điều hành và quản lý để giải quyết các công việc liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức; có phương pháp tổ chức các hoạt động, bố trí sắp xếp công việc và cải tiến lề lối làm việc trong cơ quan;

      – Vận dụng tốt phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn thư – lưu trữ, thông tin – thư viện.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      – Chuyên viên văn thư – lưu trữ, thông tin - thư viện tại các cơ quan lưu trữ, cơ quan thông tin tư liệu và thư viện; bộ phận văn thư – lưu trữ, thông tin – thư viện của các cơ quan, tổ chức;

      – Chuyên viên quản lý công tác văn thư – lưu trữ của các cơ quan, tổ chức;

      – Giảng viên giảng dạy và tư vấn về lĩnh vực văn thư – lưu trữ;

      – Nghiên cứu viên về lĩnh vực lưu trữ.

      Văn hóa học

      Văn hóa học
      1 tháng
      Văn hóa học
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo người học đại học ngành Văn hóa học có kiến thức, tư duy lý luận về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, nắm vững hệ thống lý thuyết, phương pháp và kỹ năng nghiên cứu văn hóa. Có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, vận dụng được kiến thức, tư duy, kỹ năng và các phương pháp văn hóa học được đào tạo vào việc nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Có kiến thức quản lý nhà nước về văn hóa. Vận dụng để giải quyết vấn đề về hệ thống pháp luật về văn hóa ở Việt Nam. Luật về quyền tác giả, tác phẩm, biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, điện ảnh, di sản văn hóa. Công tác thanh tra, pháp chế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;

      – Có kiến thức thực tế về văn hóa tộc người, địa chí văn hóa, văn hóa nông thôn và đô thị, văn hóa lịch sử, văn hóa địa lý, văn hóa khu vực, văn hóa vùng miền và những kiến thức chuyên sâu về văn hóa;

      – Có kiến thức cơ bản của xã hội học văn hóa. Mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội học, giữa xã hội học văn hóa và xã hội học đại cương. Nét đặc thù của xã hội học văn hóa phương Đông và Việt Nam, xã hội học văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa. Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh văn hóa học để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

      Kỹ năng:

      – Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản lý văn hóa trong những bối cảnh khác nhau;

      – Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản lý văn hóa;

      – Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, văn phong hành chính; kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, khoa học, phân tích đa chiều, đánh giá và phân tích định tính, định lượng vấn đề trong nghiên cứu văn hóa.

      – Có kỹ năng giao tiếp xã hội, làm việc nhóm, có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền; tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược, chương trình hành động và những dự án về văn hóa và quản lý văn hóa.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      – Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan văn hóa từ trung ương đến địa phương;

      – Nghiên cứu văn hóa và văn hóa học tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học; Tham gia các dự án nghiên cứu về văn hóa, dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp;

      – Giảng dạy văn hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, các trường nghiệp vụ của các tổ chức xã hội (thanh niên, công đoàn)

      – Có thể hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa học (truyền thông, doanh nghiệp, hướng dẫn du lịch...).

      Luật

      Luật
      1 tháng
      Luật
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật nói chung, pháp luật trong lĩnh vực nội vụ nói riêng; cùng thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan; đặc biệt là có tư duy phản biện để phân tích, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật; có kỹ năng thực hành; có khả năng làm việc độc
      lập, sáng tạo giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Nội vụ và kinh tế – xã hội của đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội về Nhà nước và pháp luật để phát triển kiến thức mới khi nghiên cứu kiến thức ngành và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;

      – Tích lũy được khối kiến thức pháp luật cơ bản của các nhóm ngành liên quan trực tiếp đến khối kiến thức ngành như: Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tài chính, Lý luận và pháp luật về quyền con người, Pháp luật về quyền sử hữu trí tuệ.

      Kỹ năng:

      – Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;

      – Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;

      – Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền phù hợp với vị trí việc làm;

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp tổ chức thực hiện công việc chuyên môn ở các vị trí:
      – Công tác pháp chế tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; đặc biệt trong các cơ quan, tổ chức của ngành nội vụ, chính quyền địa phương như: Vụ pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ban/ Phòng pháp chế của cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức pháp chế ở Tổng cục, cục; Phòng pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh...

      – Chuyên viên của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; công chức tư pháp – hộ tịch giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng, thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; hộ tịch, chứng thực, hoà giải ở cơ sở...

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (website: truongnoivu.edu.vn) là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước.

      Qua 45 năm hình thành và phát triển, trải qua bao nhiêu lần đổi tên, thay đổi chức năng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và tiếp tục phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo trước đây và mở thêm một số môn đào tạo mới.

      Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ. Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước

      Năm 1977 là năm mở ra giai đoạn mới của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ – giai đoạn vừa đào tạo cán bộ trung học Văn thư Lưu trữ ở miền Bắc (từ Quảng Bình trở ra) vừa đào tạo cán bộ ở Phân hiệu miền Nam.

      Ngày 30/4/1992, trường Phân hiệu phía Nam được nâng cấp thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ II. Cho đến ngày 11/5/1994, theo Quyết định số 50/TCCB – VP của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được chuyển về Hà Nội để giảm bớt những khó khăn cho Nhà trường.

      Ngày 25/4/1996, Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ chính thức được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I theo Quyết định số 72/TCCB – TC. Và đến 1/10/2003 trường được đổi tên thêm một lần nữa thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ Trung ương I.

      Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I.

      Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số 2275/QĐ – BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008.

      Trải qua thời gian thông qua các gấy tờ, thủ tục thì vào ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.

      Giới thiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Nguồn: Youtube – ProMedia JSC)

      Sứ mệnh

      Mở rộng cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

      Tầm nhìn

      Đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.

      Hoạt động của sinh viên

      Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nghe cái tên thật nghiêm túc nhưng các bạn sinh viên trong trường không phải là “thanh niên nghiêm túc” chỉ biết học thôi đâu. Điều đó được thể hiện qua những chương trình văn nghệ, cuộc thi giữa các lớp do Đoàn, Hội tổ chức như: chương trình Hội trại, các chương trình thiện nguyện,…


      Hội trại “Thắp sáng ngọn lửa sinh viên Nội vụ”

      Hội trại “Thắp sáng ngọn lửa sinh viên Nội vụ”


      Cuộc thi Miss HUHA 2016

      Cuộc thi Miss HUHA 2016


      Chương trình hiến máu “Lửa trong em”

      Chương trình hiến máu “Lửa trong em”

      Thông qua các CLB trong trường: CLB Nghệ thuật, CLB “Acoustic music”, CLB tiếng Anh, CLB IT – E, CLB võ thuật,… có thể thấy các bạn sinh viên trong ngôi trường này không khô khan chút nào.


      CLB Sách Nội vụ

      CLB Sách Nội vụ


      CLB tiếng Anh

      CLB tiếng Anh

      Cơ cấu tổ chức

      Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gồm 10 Khối phòng, 9 Khối khoa, Khối tổ chức Khoa học – Công nghệ và Dịch vụ, Khối cơ sở đào tạo trực thuộc và Khối Đoàn thể.


      Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Nội vụ Hà Nộ

      Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

      Cơ sở vật chất

      Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 3 cơ sở nằm tại 3 miền của Tổ quốc:

      – Cơ sở tại Hà Nội : số 36 đường Xuân La, Phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
      – Cơ sở tại miền Trung: Khu Đô thị mới, Điện Nam – Điện Ngọc, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.

      – Cơ Sở tại TP. Hồ Chí Minh: số 176 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
      Trường có 1 ký túc xá cách trường khoảng 300m, được thành lập vào ngày 8/6/2012.

      Ký túc xá gồm 56 phòng có diện tích từ 30 đến 50m2, đáp ứng đủ chỗ ở cho 566 bạn sinh viên. Trong 3 dãy nhà của ký túc xá có 1 dãy nhà 6 tầng được xây dựng rất đẹp, khang trang. Các phòng trong ký túc xá đều được trang bị trang thiết bị đầy đủ: tivi, internet, điện nước... để có thể đáp ứng được đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho sinh viên.


      Ký túc xá

      Ký túc xá

      Hiện trường có 72 phòng học lý thuyết và thực hành, 9 phòng máy được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị, phòng ốc rộng rãi, thoáng mát.

      Phòng học tại trường

      Phòng học tại trường

      Đặc biệt, trường có thư viện với trên 10.000 đầu sách và hàng trăm loại báo, tạp chí liên quan đến các ngành nghề của trường, bên cạnh đó trung tâm thư viện còn có phòng xử lý nghiệp vụ, phòng giáo trình, kho sách tham khảo và 1 thư viện điện tử giúp kết nối và khai thác thư viện quốc gia, Hội liên hiệp Thư viện trường đại học các tỉnh phía Bắc.

      Một góc thư viện

      Một góc thư viện

      Thành tựu

      Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tính đến năm 2013, Trường đã có những thành tựu về Nghiên cứu khoa học như sau:

      • Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: 128 đề tài. Trong đó:

      • Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: 13 đề tài;

      • Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: 50 đề tài;

      • Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: 65 đề tài.

      Nguồn: Đại học Nội Vụ Hà Nội

      Địa điểm