Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội - Chuyên ngành Văn hóa học | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Văn hóa học

      Chương trình

      Ngành

      Văn hóa học

      Thời lượng

      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo người học đại học ngành Văn hóa học có kiến thức, tư duy lý luận về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, nắm vững hệ thống lý thuyết, phương pháp và kỹ năng nghiên cứu văn hóa. Có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, vận dụng được kiến thức, tư duy, kỹ năng và các phương pháp văn hóa học được đào tạo vào việc nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Có kiến thức quản lý nhà nước về văn hóa. Vận dụng để giải quyết vấn đề về hệ thống pháp luật về văn hóa ở Việt Nam. Luật về quyền tác giả, tác phẩm, biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, điện ảnh, di sản văn hóa. Công tác thanh tra, pháp chế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;

      – Có kiến thức thực tế về văn hóa tộc người, địa chí văn hóa, văn hóa nông thôn và đô thị, văn hóa lịch sử, văn hóa địa lý, văn hóa khu vực, văn hóa vùng miền và những kiến thức chuyên sâu về văn hóa;

      – Có kiến thức cơ bản của xã hội học văn hóa. Mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội học, giữa xã hội học văn hóa và xã hội học đại cương. Nét đặc thù của xã hội học văn hóa phương Đông và Việt Nam, xã hội học văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa. Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh văn hóa học để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

      Kỹ năng:

      – Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản lý văn hóa trong những bối cảnh khác nhau;

      – Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản lý văn hóa;

      – Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, văn phong hành chính; kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, khoa học, phân tích đa chiều, đánh giá và phân tích định tính, định lượng vấn đề trong nghiên cứu văn hóa.

      – Có kỹ năng giao tiếp xã hội, làm việc nhóm, có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền; tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược, chương trình hành động và những dự án về văn hóa và quản lý văn hóa.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      – Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan văn hóa từ trung ương đến địa phương;

      – Nghiên cứu văn hóa và văn hóa học tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học; Tham gia các dự án nghiên cứu về văn hóa, dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp;

      – Giảng dạy văn hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, các trường nghiệp vụ của các tổ chức xã hội (thanh niên, công đoàn)

      – Có thể hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa học (truyền thông, doanh nghiệp, hướng dẫn du lịch...).