Trường Đại Học Nông Lâm Huế - Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ sau thu hoạch

      Chương trình

      Ngành

      Công nghệ sau thu hoạch

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm chuyên ngành

      Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật.
      • Vận dụng được các kiến thức về sinh học, sinh lý, sinh hóa, vật lý,… để giải thích các hiện tượng xảy ra cho nông sản-thực phẩm khi bảo quản, chế biến
      • Tính toán và thiết kế các quá trình công nghệ, thiết bị sử dụng trong công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm; lựa chọn và phân tích các quá trình công nghệ, thiết bị (trao đổi nhiệt, cơ học, chuyển khối,…) phù hợp với các yêu cầu của công nghệ bảo quản và chế biến.
      • Lựa chọn được công nghệ bảo quản phù hợp với từng loại nông sản, thực phẩm, đặc biệt nhóm sản phẩm rau, quả và hạt dựa trên khả năng nhận biết và phân tích nguyên nhân gây hư hỏng.
      • Phân tích, kiểm soát được chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm thực phẩm, vận dụng được kiến thức quản lí chất lượng trong thực tiễn sản xuất.Vận dụng nguyên lý cơ bản của marketing và chiến lược marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo quản nông sản và chế biến thực phẩm.
      • Tổng hợp tốt kiến thức chuyển ngành kết hợp với khai thác và sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để tổng hợp và phân tích thông tin, xây dựng lộ trình và kế hoạch triển khai các nghiên cứu chuyên ngành.
      • Có tiếng Anh trình độ B1 (yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo), hoặc tương đương 350 điểm TOEFL; 4.0 điểm IELTS; 300 điểm TOEIC. Đọc được tiếng anh chuyên ngành viết về các vấn đề khoa học đơn giản trong bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm.

      Về kỹ năng

      • Phát hiện, kiểm soát và giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tế bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm.
      • Theo dõi, phân tích các giá trị của nông sản, thực phẩm về hàm lượng dinh dưỡng, cảm quan, hóa học và vi sinh.
      • Phát hiện và khắc phục các vấn đề phổ biến nảy sinh trong quá trình bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm.
      • Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án thuộc lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản.
      • Độc lập trong tổng hợp, phân tích thông tin, thiết kế và thực hiện một vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm.
      • Tham gia đề xuất giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch phù hợp bối cảnh công nghệ, kinh tế, xã hội và môi trường.
      • Thành thạo trong khả năng viết, thuyết trình vấn đề khoa học chuyên ngành, thảo luận, làm chủ tình huống, tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
      • Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp cơ bản liên quan đến các chủ đề chuyên môn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch bậc đại học có thể công tác ở các vị trí sau:

      • Nhân viên Quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát chất lượng (QA: Quality Assurance) tại các cơ sở bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm.
      • Giám sát kỹ thuật, quản lí và chỉ đạo sản xuất,… trong các doanh nghiệp sơ chế, bảo quản, chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
      • Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm.
      • Nghiên cứu viên trong các cơ sở nghiên cứu về dinh dưỡng, thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.
      • Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm,…
      • Sau khi tốt nghiệp bậc đại học, người học có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Các chuyên ngành người học có thể theo học (cả trong và ngoài nước) bao gồm: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sinh học.