Chương trình đào tạo
19 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Mục tiêu đào tạo
Trong chương trình học của sinh viên ngành Bệnh học thuỷ sản, ngoài giảng dạy lý thuyết trên giảng đường, sinh viên sẽ được học tập nâng cao tay nghề, rèn luyện kỹ năng về ngành nghề thông qua các đợt thực tế, dã ngoại, thực hành thực tập, đặc biệt là quá trình liên kết đào tạo với các doanh nghiệp.
Thông qua các hoạt động này, sinh viên sẽ được nâng cao các kỹ năng về ngành Bệnh học thuỷ sản cũng như các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình,... và sẽ là hành trang tốt cho sinh viên khi vào đời.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực bệnh học thủy sản; nắm vững kỹ thuật chẩn đoán, phòng trị bệnh trên động vật thủy sản và có kiến thức thực tế về bệnh học thủy sản để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực bệnh học thủy sản để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn,...
- Nhận biết, phân loại được một số đối tượng nuôi thủy sản chính, động vật đáy, động vật phù du và thực vật phù du có ý nghĩa trong nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng được những kiến thức này trong sản xuất giống và nuôi các loài động vật thủy sản, quản lý sức khỏe và chẩn đoán nhanh bệnh ở động vật thủy sản.
- Vận dụng được những kiến thức về bệnh học thủy sản để nhận diện được quy luật phát sinh, phát triển của một số bệnh thủy sản phổ biến. Thực hiện được các phương pháp chẩn đoán bệnh lâm sàng và trong phòng thí nghiệm. Phân tích và áp dụng được phương pháp sử dụng thuốc trong phòng và trị bệnh thủy sản.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
- Có trình độ Anh văn B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành bệnh học thủy sản trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực bệnh học thủy sản,...
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành bệnh học thủy sản; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
- Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao các hoạt động về bệnh học thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản. Có kỹ năng về tổ chức quản lý điều hành hoạt động quản lý và phòng trừ dịch bệnh thủy sản.
- Kỹ năng giao tiếp xã hội, thuyết trình trước đám đông và làm việc nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Bệnh học thủy sản, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực:
- Trong các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực Bệnh thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan quản lý thú y thủy sản từ cấp Bộ, tỉnh, huyện và cấp xã).
- Trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Bệnh học thủy sản gồm các công ty thức ăn, thú y thủy sản.
- Trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành Bệnh hoc thủy sản.
- Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, quản lý bệnh học thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản.
- Trong các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực Bệnh thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan quản lý thú y thủy sản từ cấp Bộ, tỉnh, huyện và cấp xã).
- Trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Bệnh học thủy sản gồm các công ty thức ăn, thú y thủy sản.
- Trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngành Bệnh hoc thủy sản.
- Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, quản lý bệnh học thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức: 174 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cán bộ khoa học trình độ đại học, có kiến thức cơ bản và chuyên môn vững chắc, có thái độ lao động nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất dịch vụ trong ngành Thú Y.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực thú y, kiến thức cơ bản về công nghệ chăn nuôi các đối tượng vật nuôi phổ biến trong nông nghiệp theo các hệ thống sản xuất khác nhau.
- Nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế. Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội; kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực thú y.
Về kỹ năng
Vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành thú y (chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm; điều trị và phòng bệnh; kiểm tra, đánh giá chất lượng và tính an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật,...). Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu thông tin, kỹ năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, kĩ năng khác (lập kế hoạch, điều hành sản xuất và kinh doanh, kỹ năng tiếng anh,…).
Cơ hội nghề nghiệp
- Cử nhân đại học Thú y có thể làm việc tại các công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, các công ty, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.
- Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y tỉnh, trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.
- Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 126 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người Kỹ sư Nông học có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến phát triển nông nghiệp; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; các viện và trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông.
- Công ty sản xuất và kinh doanh nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sát trùng, hoa viên cây cảnh...); khu du lịch, di tích, sân gôn và resort.
- Ngân hàng (phụ trách các dự án nông nghiệp); cửa khẩu quốc tế; dự án phát triển; tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 144 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kĩ sư chăn nuôi (song ngành chăn nuôi – thú y) trình độ đại học; có trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế đất nước; có kiến thức và kỹ năng của ngành Chăn nuôi và Thú y; Chương trình đào tạo giúp cho sinh viên hiểu rõ các nguyên lý của quá trình sinh học liên quan đến nuôi dưỡng và bảo vệ vật nuôi, có kiến thức sâu về di truyền giống, lựa chọn giống nhằm tạo ra các giống mới có năng suất cao, khả năng thích nghi cao.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học chăn nuôi: cấu tạo, chức năng sinh lý của các cơ quan, các quá trình sinh hóa xảy ra trong cơ thể, vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng cho từng loại vật nuôi, cơ sở khoa học của chọn và nhân giống vật nuôi; có khả năng phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
- Nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp trong sản xuất chăn nuôi: quy trình công nghệ và quản lý chăn nuôi; phòng trị một số bệnh phổ biến và quản lý dịch bệnh cho vật nuôi. Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi.
Về kỹ năng
- Vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành chăn nuôi trong những bối cảnh khác nhau: sản xuất, chế biến và phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi; chọn lọc và nhân giống vật nuôi; xây dựng và thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát hiện và điều trị các bệnh phổ biến ở vật nuôi.
- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu thông tin, kỹ năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; các kĩ năng khác (lập kế hoạch, điều hành sản xuất và kinh doanh, kỹ năng tiếng anh,…).
Cơ hội nghề nghiệp
- Lĩnh vực nghiên cứu tại trường đại học, viện nghiên cứu; các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp quản lý Nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.
- Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước như các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các công ty kinh doanh thuốc thú y, các công ty sản xuất và kinh doanh có liên quan đến chăn nuôi thú y, các trại chăn nuôi,...
- Tự điều hành trang trại, kinh doanh trong lãnh vực chăn nuôi.
Bao gồm 2 chuyên ngành:
I. Khuyến nông
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành Khuyến nông (Đào tạo song ngành KN-PTNT) đào tạo cán bộ có kiến thức liên ngành Khoa học kỹ thuật – Kinh tế học – Xã hội học phát triển và chuyển giao công nghệ. Sinh viên có thể thích ứng với môi trường mới trong lĩnh vực phát triển, có việc làm đa dạng, có cơ hội phát triển thành chuyên gia tư vấn nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn và nhà quản lý trong lĩnh vực phát triển.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Kiến thức: Có kiến thức liên ngành Kỹ thuật – Kinh tế – Xã hội, Phương pháp phát triển và chuyển giao công nghệ, Phương pháp đào tạo và xây dựng năng lực, xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp và nông thôn,…
- Khả năng, Kỹ năng: sinh viên có thể thích ứng với môi trường mới trong lĩnh vực phát triển, khả năng làm việc đa dạng, có cơ hội phát triển thành chuyên gia tư vấn về khuyến nông, phát triển nông thôn. Có kỹ năng làm việc nhóm, đàm phán và điều hành công việc, kỹ năng thiết kế, đào tạo với người lớn tuổi, kỹ năng lập kế hoạch cho các chương trình khuyến nông, thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quản lý.
Cơ hội nghề nghiệp
Các vị trí công việc có thể đảm nhận: cán bộ khuyến nông, cán bộ phát triển cộng đồng, cán bộ làm việc tại các cơ quan đoàn thể các cấp của nhà nước, cán bộ của các dự án phát triển và các tổ chức phi chính phủ, cán bộ phát triển và quản lý thị trường.
II. Tư vấn và dịch vụ phát triển
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành Tư Vấn và Dịch Vụ Phát Triển (TV&DVPT) đào tạo cán bộ có kiến thức và kỹ năng về tư vấn và cung cấp dịch vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; có khả năng làm việc tại các thành phần kinh tế, các cấp chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội liên quan đến phát triển nông thôn. Với xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu về nhân lực có năng lực chuyên sâu thực hiện chương trình xây dựng Nông Thôn Mới, việc phát triển chuyên ngành đào tạo TV&DVPT là cấp thiết.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành TV&DVPT, sinh viên sẽ có kiến thức và kỹ năng về khuyến nông và tổ chức thực hiện các dịch vụ phát triển nông thôn; kiến thức và kỹ năng tư vấn phát triển nông thôn; kỹ năng thiết kế, tổ chức thực hiện các dịch vụ, tư vấn sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp còn được trang bị một số kỹ năng quan trọng cho hoat động Tư vấn và cung cấp dịch vụ phát triển như kỹ năng tổ chức các dịch vụ nông nghiệp; kỹ năng đào tạo người lớn; kỹ năng thiết kế chương trình, dự án, quản lý dự án; kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng xây dựng các tổ chức nông dân, tổ nhóm hợp tác sản xuất kinh doanh nông nghiệp.Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong môi trường thay đổi, phù hợp với các vị trí tổng hợp tại các cơ quan nhà nước và tổ chức như: các tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự xã hội; trung tâm, đơn vị dịch vụ và tư vấn phát triển kinh tế – xã hội; đơn vị, cơ quan Khuyến nông cấp quốc gia, tỉnh và huyện; doanh nghiệp nông lâm ngư và dịch vụ tổng hợp; tổ chức chính trị xã hội và các hội/ hiệp hội nghề nghiệp; và tổ chức cộng đồng.
Sinh viên có kết quả học tập tốt sẽ có cơ hội tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển. Ngoài ra, những sinh viên có trình độ ngoại ngữ tôt (tiếng Anh) sẽ có nhiều cơ hội làm việc ở các chương trình, dự án phát triển, hợp tác quốc tế và có cơ hội học tập ở nước ngoài.
Ngoài ra, chuyên ngành TV&DVPT tạo cơ hội để sinh viên định hướng phát triển sự nghiệp cho bản thân theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ và nhiều điều kiện để du học cao học và nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Đây không chỉ là ước mơ của nhiều bạn trẻ trong việc khám phá môi trường nghiên cứu và học tập mới, mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo cơ hội việc làm và phát triển lâu dài của bản thân.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 128 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên chuyên ngành Bất động sản còn được trang bị các kỹ năng như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực Bất động sản.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý Bất động sản như khảo sát, đo đạc, phân loại bất động sản; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ giá đất; thống kê, kiểm kê đất đai và bất động sản; xây dựng hệ thống thông tin đất đai và bất động sản.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, về quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với bất động sản như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sở hữu và sử dụng bất động sản; quản lý các hoạt động dịch vụ công về bất động sản.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính về bất động sản như điều tra, định giá và thẩm định giá đất và bất động sản; quản lý hoạt động dịch vụ về bất động sản; xác định các khoản thuế và lệ phí liên quan đến các giao dịch về bất động sản; quản lý và phát triển thị trường bất động sản.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn trong việc quản lý và kinh doanh bất động sản như phân tích thị trường bất động sản, marketing bất động sản, môi giới bất động sản, tài chính và đầu tư bất động sản, giao dịch và đàm phán trong quản lý, phát triển và kinh doanh bất động sản, lập dự án đầu tư bất động sản, khởi tạo và quản trị doanh nghiệp bất động sản.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng về định giá đất và bất động sản.
- Có kỹ năng môi giới, tư vấn bất động sản.
- Có kỹ năng khởi tạo, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
- Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng thống kê, kiểm kê đất đai và bất động sản.
- Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ khoanh vùng giá trị đất đai và các bản đồ chuyên đề khác.
- Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.
- Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai và bất động sản.
- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai và bất động sản.
- Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực bất động sản như định giá đất và bất động sản, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng, thuế và lệ phí... để thực hiện hiệu quả việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản cũng như thực hiện các công việc liên quan khác.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các công ty môi giới và định giá bất động sản, ngân hàng, sàn giao dịch bất động sản, trung tâm định giá bất động sản, các dự án liên quan đến bất động sản, trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản, và các công ty, dự án trong và ngoài nước đang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
- Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về lĩnh vực định giá đất đai và bất độngKỹ sư ngành BĐS có thể tìm được việc làm phù hợp với mức lương hấp dẫn tại:
- Các công ty môi giới và định giá bất động sản, ngân hàng, sàn giao dịch bất động sản, trung tâm định giá bất động sản, các dự án liên quan đến bất động sản, trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản, và các công ty, dự án trong và ngoài nước đang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
- Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về lĩnh vực định giá đất đai và bất động sản như: Bộ Tài nguyên và và Môi trường, Bộ Xây dựng, Cục Quản lý đất đai, Các Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính.
- Các cơ quan, viện nghiên cứu về đất đai và bất động sản; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có ngành bất động sản.
Bao gồm 2 chuyên ngành:
I. Khoa học đất
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Ðào tạo người kỹ sư Khoa học đất và Môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực khoa học đất và môi trường; có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, môi trường; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cơ hội việc làm
- Các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Các viện và trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông.
- Công ty sản xuất và kinh doanh nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sát trùng, hoa viên cây cảnh...); khu du lịch, di tích, sân gôn và resort.
- Ngân hàng (phụ trách các dự án nông nghiệp); cửa khẩu quốc tế; dự án phát triển; tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
II. Môi trường đất
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người kỹ sư Khoa học đất chuyên ngành môi trường đất có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực khao học đất và môi trường; có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, môi trường; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành
- Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4,0 ; TOEFL: 350 ; TOEIC: 200
- Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành Quản lý đất đai gồm Thổ nhưỡng học, Trắc địa, Bản đồ học, Trắc địa ảnh và viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Cơ sở dữ liệu, Bản đồ địa chính, Pháp luật đất đai, Nông học đại cương, Kinh tế đất, Canh tác học,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
- Có kiến thức chuyên ngành sâu phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai, như: Đánh giá đất, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, Quản lý hành chính đất đai, Đăng ký thống kê đất đai, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Đánh giá tác động môi trường, Hệ thống thông tin đất (LIS), Định giá đất, Quản lý nguồn nước, Tin học chuyên ngành quản lý đất,...
Về kỹ năng
- Có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức cơ sở của nghành và chuyên nghành phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học đất và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
- Có kỹ năng đánh giá và phân tích các chỉ tiêu độ phì đất; xác định được các yếu tố hạn chế trong đất; phát hiện được mối liên quan giữa độ phì đất với cây trồng; xây dựng được các quy trình phân bón hợp lý; xây dựng được bản đồ đất; đánh giá phân hạng đất đai cho từng vùng; định hướng đúng cho việc sử dụng đất hợp lý, các vấn đề về môi trường.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại:
- Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về lĩnh vực định giá đất đai và bất động sản như: Bộ Tài nguyên và và Môi trường, Bộ Xây dựng, Cục Quản lý đất đai, Các Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính.
- Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, các Viện nghiên cứu, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, Chi cục bảo vệ Môi trường, các công ty Môi trường trên cả nước và cảnh sát môi trường.
- Ngoài ra sinh viên có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Quản lý thị trường bất động sản, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên, Khoa học đất và các ngành tương tự.
Bao gồm 2 chuyên ngành:
I. Địa chính và quản lý đô thị
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai và quản lý đô thị gồm xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và quản lý đô thị; xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai và vi phạm về trật tự xây dựng đô thị,...
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai và quản lý đô thị như khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai như quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai và quản lý đô thị như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và chủ sở hữu công trình xây dựng; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai và công trình xây dựng.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính đất đai như điều tra xây dựng giá đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Kỹ năng
- Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị như Luật quy hoạch đô thị, Luật đất đai, Định giá bất động sản, Quản lý nhà nước về đất đai, Quản lý xây dựng đô thị, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp để quy hoạch, thẩm định, quản lý Nhà nước về đất đai ở đô thị và thực hiện các công việc liên quan khác.
- Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác.
- Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.
- Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng định giá đất, đánh giá đất, thống kê và kiểm kê đất đai.
- Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai vùng nông thôn và đô thị.
- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong các công việc thuộc lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị.
- Có kỹ năng thực hiện việc thanh tra và quản lý trật tự xây dựng ở đô thị.
- Có kỹ năng xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng tại đô thị.
II. Trắc địa – Địa chính
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 128 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai chuyên ngành Trắc địa - Địa chính được thiết kế để đào Đào tạo người Kỹ sư Quản lý đất đai chuyên ngành trắc địa – địa chính có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai, có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến quản lý đất đai; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành trắc địa-địa chính sẽ góp phần đắc lực trong việc thực hiện tốt Luật đất đai 2013, tham gia trong việc thành lập bản đồ địa chính và xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có khả năng thực hiện được việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa hình.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Áp dụng được các kiến thức chuyên môn của ngành Quản lý đất đai gồm Thổ nhưỡng học, Trắc địa, Bản đồ học, Trắc địa ảnh và viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Cơ sở dữ liệu, Bản đồ địa chính, Pháp luật đất đai, Kinh tế đất,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
- Có kiến thức chuyên ngành sâu phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực Trắc địa địa chính như: Trắc địa cao cấp, Trắc địa công trình ứng dụng, Bản đồ địa hình, Lý thuyết sai số và bình sai lưới trắc địa, Công nghệ ảnh số, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, Quản lý hành chính đất đai, Đăng ký thống kê đất đai, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn,...
Về kỹ năng
- Có khả năng đo đạc và xây dựng các loại bản đồ chuyên đề liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường như bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ tài nguyên,… bằng phương pháp toàn đạc, trắc lượng ảnh, viễn thám, ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS;
- Có khả năng phân tích và vận dụng đúng các các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai như Luật đất đai, đánh giá, định giá, qui hoạch, phân hạng, quản lý nhà nước, thanh tra,… để thực hiện các công việc trong hệ thống quản lý đất đai của nhà nước;
- Có khả năng quản lý, điều hành các công việc liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai ở các cấp khác nhau. Quản trị nhân sự và nghệ thuật lãnh đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Có khả năng làm việc theo nhóm, quản lý nhóm; giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý đất đai; có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành, đa lĩnh vực;
- Có khả năng phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai có hiệu quả.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về lĩnh vực định giá đất đai và bất động sản như: Bộ Tài nguyên và và Môi trường, Bộ Xây dựng, Cục Quản lý đất đai, Các Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính.
- Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, các công ty Tài nguyên và Môi trường, các trung tâm đo đạc, trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường.
- Sinh viên có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên, Khoa học đất và các ngành tương tự.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người Kỹ sư Bảo vệ thực vật có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến phát triển nông nghiệp; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cơ hội việc làm
- - Các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Các viện và trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông.
- Công ty sản xuất và kinh doanh nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sát trùng, hoa viên cây cảnh...); Khu du lịch, di tích, sân gôn và resort.
- Ngân hàng (phụ trách các dự án nông nghiệp); Cửa khẩu quốc tế; Dự án phát triển; Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 128 tín chỉ
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật để không ngừng hoàn thiện về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, ứng dụng được tri thức khoa học này vào thực tiễn.
- Hiểu và ứng dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí làm cơ sở để giải quyết các vấn đề về nghiên cứu, thiết kế, công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí, đặc biệt là các sản phẩm cơ khí nông nghiệpcũng như khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Hiểu và có khả năng áp dụng được kiến thức cơ sở và chuyên ngành để phân tích, tính toán, thiết kế, gia công, lắp đặt, kiểm tra và bảo trì các cơ cấu - hệ thống thiết bị cơ khí, các thiết bị kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của kỹ thuật cơ khí và cơ khí nông nghiệp; đủ năng lực để phát hiện, giải quyết và vận dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn và phát triển chuyên môn.
- Có kiến thức tổng hợp về bố trí thí nghiệm, phân tích kết quả, lý giải và đánh giá khả năng làm việc của các chi tiết và hệ thống thiết bị cơ khí.
- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực cơ khí .
- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát, điều hành các quá trình trong lĩnh vực cơ khí.
- Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn cơ khí.
Về kỹ năng
- Kỹ năng về vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới vào thiết kế máy và thiết bị cơ khí đặc biệt là lĩnh vực cơ khí nông nghiệp. Triển khai tiếp nhận và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cơ khí vào thực tiễn sản xuất.
- Khả năng vận dụng các kiến thức khoa học xã hội, chính trị và pháp luật vào quá trình thực hiện và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn và quản lý.
- Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, phát hiện và giải quyết các vấn đề cụ thể hoặc phức tạp trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, áp dụng linh hoạt kiến thức và khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
- Kỹ năng phản biện vấn đề khoa học và thực tiễn, đề xuất giải pháp công nghệ và kỹ thuật để giải quyết có một cách hiệu quả các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ khí.
- Khả năng thiết kế, lập giải pháp công nghệ gia công, chế tạo các chi tiết và hệ thống cơ khí; khả năng vận hành máy và hệ thống cơ khí, đặc biệt là lĩnh vực cơ khí nông nghiệp.
- Khả năng sửa chửa, lắp đặt, phục hồi hoặc thay thế, kiểm tra và bảo trì các cơ cấu - hệ thống thiết bị cơ khí và cơ khí nông nghiệp.
- Có khả năng sử dụng tin học trong công tác văn phòng và một số phần mềm tin học chuyên ngành như AutoCad, Solidworks, phần mềm CAD/CAM chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, tính toán, thiết kế và sản xuất các chi tiết máy và thiết bị cơ khí.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, đàm phán các vấn đề trong công việc;
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá chất lượng và kết quả thực hiện công việc của cá nhân hay đơn vị; khả năng tổ chức, lãnh đạo, làm việc độc lập và theo nhóm.
- Kỹ năng quản lý thời gian, tự thích ứng với các công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; trình độ tiếng Anh đạt tối thiểu B1 hoặc tương đương;
- Khả năng tiếp thu kiến thức và học tập ở trình độ cao hơn.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí và có thể đảm nhiệm các vị trí:
- Cán bộ quản lý chuyên trách thuộc các cơ quan quản lý nhà nước: Làm việc tại các cơ quan trung ương như: Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN,...; tại các sở thuộc các tỉnh như: Sở Công thương, Sở NN&PTNT, Sở KH&CN hay chính quyền, cán bộ công chức huyện xã,… để quản lý/hoạch định chính sách về đầu tư phát triển lĩnh vực cơ khí hoặc liên quan đến cơ khí.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy: làm việc trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề về lĩnh vực cơ khí.
- Kỹ sư điều hành công nghệ: làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp với nhiệm vụ giám sát điều hành hoạt động sản xuất của nhà máy hoặc cụm dây chuyền thiết bị cơ khí.
- Kỹ sư giám sát: được bố trí làm việc tại vị trí giám sát quá trình thiết kế, gia công, lắp đặt các máy và hệ thống thiết bị cơ khí, giám sát các công trình/dự án về lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
- Kỹ sư thiết kế và thi công: Đảm nhiệm công tác thiết kế, gia công chế tạo, lắp đặt các chi tiết và hệ thống cơ khí làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết kế, thi công nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
- Kinh doanh, tư vấn và chuyển giao công nghệ: Làm việc tại các các cơ quan/tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và xuất nhập khẩu thiết bị máy móc cơ khí; để kinh doanh, tư vấn hay chuyển giao các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
- Học tập ở trình độ cao: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và tiến sĩ trong và ngoài nước để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
Bao gồm 2 chuyên ngành:
I. Khoa học cây trồng
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học kiến thức và kỹ năng về Khoa học cây trồng; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Khoa học cây trồng.
Cơ hội việc làm
- Các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Các viện và trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông.
- Công ty sản xuất và kinh doanh nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sát trùng, hoa viên cây cảnh...); Khu du lịch, di tích, sân gôn và resort.
- Ngân hàng (phụ trách các dự án nông nghiệp); Cửa khẩu quốc tế; Dự án phát triển; Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
II. Công nghệ chọn tạo và sản xuất giống cây trồng
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học kiến thức và kỹ năng về Khoa học cây trồng; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Khoa học cây trồng.
Cơ hội việc làm
- Các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Các viện và trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông.
- Công ty sản xuất và kinh doanh nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sát trùng, hoa viên cây cảnh...); Khu du lịch, di tích, sân gôn và resort.
- Ngân hàng (phụ trách các dự án nông nghiệp); Cửa khẩu quốc tế; Dự án phát triển; Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối luợng kiến thức: 128 tín chỉ
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức
- Nắm được quy luật biến động của các yêu tố môi trường; có kiến thức quản lý môi trường; dịch bệnh; và cách sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản;
- Hiểu biết về các loại thức ăn; thành phần dinh dưỡng; yêu cầu và tập tính dinh dưỡng của các động vật thuỷ sản; phương pháp và hiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản;
- Hiểu biết về các loại bệnh trên động vật thủy sản; các con đường truyền bệnh. Phương pháp nâng cao sức khoẻ động vật thuỷ sản; các biện pháp áp dụng để phòng và trị bệnh trên động vật thuỷ sản;
- Hiểu biết về thị trường; tiếp cận ngư nghiệp; hoạch toán kinh tế; tổ chức các hoạt động kinh doanh sản phẩm thuỷ sản.
Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tế được đào tạo để áp dụng vào thực tiễn sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong các bối cảnh khác nhau;
- Phân tích; tổng hợp; đánh giá dữ liệu; thông tin; tổng hợp ý kiến, lập kế hoạch; tư duy logic, đưa ra các giải pháp và áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất giống và nuôi/trồng các đối tượng thuỷ sản theo hướng bền vững;
- Kỹ năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
- Kỹ năng quản lý và làm chủ kỹ thuật để vận hành tốt cơ sở sản xuất thủy sản như trại giống, trại nuôi thương phẩm, kinh doanh dịch vụ.
Cơ hội nghề nghiệp
Hàng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản để tuyển dụng từ 200 đến 500 vị trí việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của ngành.
Ngoài ra, khi bạn đang học năm thứ 3 của ngành Nuôi trồng thuỷ sản; khi học xong kiến thức lý thuyết tại Nhà trường, bạn sẽ được gửi đi Đào tạo các công ty để trực tiếp tham gia vào hoạt động Nuôi trồng thuỷ sản; Công ty sẽ lo chỗ ăn ở và trả cho sinh viên mức lương thực tập sẽ được nhận 1,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nếu sinh viên làm tốt mà thu được lợi nhuận cao, bạn tiếp tục được nhận khoảng 5-7% (tương đương khoảng 20-40 triệu đồng).
Kỹ sư chuyên ngành sẽ làm việc ở các Công ty hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến thuỷ sản, cơ quan về thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Nông Nghiệp, Sở Nông nghiệp, Trung tâp Khuyến Nông-Lâm-Ngư, các Trường/Viện Thuỷ Sản.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 143 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan được cung cấp những kiến thức, kỹ năng tương đối toàn diện về công nghệ rau hoa quả & cảnh quan hoa viên môi trường; Sinh viên được học và ứng dụng được công nghệ cao trong sản xuất rau hoa quả và hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao.
Sinh viên được trang bị năng lực chuyên môn về sản xuất rau hoa quả và cảnh quan, có khả năng phân tích, hoạch định và giải quyết các vấn đề về xây dựng mô hình sản xuất theo yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển kinh tế - xã hội; có kiến thức về kỹ thuật chọn tạo giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch các sản phẩm rau hoa quả và bảo dưỡng cây xanh, hoa cây cảnh nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội;
Ngoài ra sinh viên còn được đào tạo các kiến thức tổng hợp để cộng tác với các nhóm ngành gần như: nông học, khoa học cây trồng, bảo vê thực vật, quy hoạch đô thị, thiết kế cảnh quan đô thị,...
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư ngành Công nghệ rau hoa quả & cảnh quan có cơ hội làm việc tại các trường đại học, cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực Rau, hoa, quả và thiết kế cảnh quan,…
Bên cạnh đó sinh viên còn tìm kiếm được các cơ hội việc làm về thiết kế, thi công và quản lý cảnh quan ở quy mô vừa và nhỏ; tư vấn, giám sát các công trình xây dựng cảnh quan hoa viên và sản xuất các loài cây đáp ứng các yêu cầu của thị trường về cảnh quan.
Sinh viên ngành Công nghệ rau hoa quả & cảnh quan có cơhội đăng ký theo học chương trình liên kết thực tập nghề nghiệp, nâng cao tay nghềtại các nước như: Israel, Nhật Bản, Đan Mạch,...
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 128 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Khối A, A2, B, D8.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư ngành Lâm nghiệp đô thị có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và sức khỏe tốt, thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có trách nhiệm với xã hội.
Giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự phát triển, nghiên cứu độc lập cũng như khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường công việc.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và quản lý các loại cây trồng thích hợp với cảnh quan đô thị. Những kỹ năng trong việc bố trí, quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình cảnh quan không gian xanh đô thị. Dựa trên cơ sở đó có thể ứng dụng vào việc xây dựng và lựa chọn các phương án quy hoạch một cách hợp lí không những góp phần nâng cao mỹ quan của đô thị mà còn đem lại những hiệu quả kinh tế thiết thực.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Áp dụng nguyên lí, quy tắc, phương án về quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình cảnh quan đô thị vào thực tiễn.
- Thực hiện nguyên tắc thiết kế cảnh quan phối hợp giữa kiến trúc công trình và mảng xanh trong xây dựng đô thị theo từng đặc khu;
- Thực hiện tôn tạo, chăm sóc, bảo vệ và quản lý cảnh quan cây xanh gắn liền với việc bảo tồn đa dạng sinh học;
- Phát triển cảnh quan đô thị gắn liền với việc phát triển kinh tế;
- Áp dụng các đặc điểm sinh lí, sinh hóa vào các kỹ thuật nhân và tạo giống cây đô thị, kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán, uốn thế cây;
- Vận dụng những quy trình kỹ thuật trồng, tôn tạo, chăm sóc, bảo dưỡng và quản lý cây xanh theo từng đặc khu,…
Về kỹ năng
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, dự báo những tác động xâm hại đến cảnh quan;
- Kỹ năng phân tích, xây dựng và lựa chọn các phương án thiết kế và quy hoạch cảnh quan;
- Kỹ năng ứng dụng về nhân giống, trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây trồng đô thị;
- Kỹ năng tính toán và thiết kế quy hoạch kiến trúc và không gian xanh;
- Kỹ năng tư duy, biết phê phán và khả năng làm việc độc lập;
- Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin để đưa ra quyết định;
- Kỹ năng thực hiện các điểm trình diễn chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng tạo thế cây cảnh quan;
- Có kỹ năng làm việc nhóm;
- Có kỹ năng lập kế hoạch, dự toán và giám sát, thi công các công trình cảnh quan;
- Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra và quy hoạch quản lí hệ thống công trình cảnh quan;
- Có kỹ năng hướng dẫn, khuyến cáo áp dụng kỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình cảnh quan đô thị.
Cơ hội nghề nghiệp
1. Các cơ quan chuyên ngành:
- Các cục, sở, phòngnông – lâm nghiệp;
- Các cơ quan quy hoạch, thiết kế xây dựng và phát triển đô thị;
- Các sở - phòng Tài nguyên môi trường;
- Các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực cây xanh và môi trường đô thị: Công ty công viên cây xanh; Công trình môi trường đô thị,…
2. Các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị:
- Các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các khu du lịch sinh thái;
- Các công ty cây xanh đô thị của các địa phương;
- Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ;
- Các viện nghiên cứu về lâm nghiệp và biến đổi khí hậu;
- Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng;
- Các khu công nghiệp;
- Các khu bảo tồn di tích;
- Các khu nghỉ dưỡng, Resort, sân gold,…
Thời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức: 157 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm trong quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao công nghệ; có kỹ năng tay nghề thành thạo, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm với xã hội. Đào tạo kỹ sư Công nghệ thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước về lĩnh vực chuyên ngành Công nghệ thực phẩm.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu biết về ngành học công nghệ thực phẩm, mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp.
- Hiểu biết và vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, CNTT, khoa học xã hội nhân văn và kiến thức cơ sở ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành công nghệ thực phẩm.
- Kiến thức về nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm và công nghệ sản xuất; dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phương pháp tính toán, thiết kế, lựa chọn công nghệ sản xuất thực phẩm.
- Kiến thức về vận hành thiết bị thí nghiệm cơ bản và hiện đại, phương pháp phân tích xử lý số liệu thực nghiệm.
- Hiểu biết và vận dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất thực phẩm.
- Phương pháp lập và quản lý dự án liên quan đến lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
Về kỹ năng
- Tác phong công nghiệp, làm việc có kế hoạch, khoa học.
- Khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn.
- Có khả năng sử dụng tin học (trình độ B) và ngoại ngữ (Anh văn B1 hoặc tương đương) trong công việc văn phòng, giao tiếp, tra cứu thông tin, đọc dịch và các hoạt động chuyên môn.
- Có kỹ năng giao tiếp và làm việc độc lập, theo nhóm và với cộng đồng.
- Phân tích, đánh giá chất lượng và phát triển sản phẩm.
- Kỹ năng quản lý, vận hành hệ thống thiết bị sản xuất thực phẩm.
- Có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại và định hướng ứng dụng vào thực tế.
- Có khả năng kiến tạo, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại:
- Các nhà máy, công ty chế biến thực phẩm như: công ty chế biến thủy hải sản; công ty bảo quản và chế biến lương thực, cà phê, chè; công ty chế biến rượu bia – nước giải khát; công ty chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; công ty chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt; công ty chế biến rau quả, thức ăn,...
- Các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như như: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế, các Trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng thực phẩm.
- Các công ty tư vấn đầu tư về công nghệ thực phẩm, kinh doanh thực phẩm.
- Các cơ quan đào tạo, Viện nghiên cứu về công nghệ thực phẩm.
- Các công ty kinh doanh thiết bị, hóa chất, bao bì, phụ gia thực phẩm.
Ngành Phát triển nông thôn gồm 2 chuyên ngành:
I. Phát triển nông thôn
Khối lượng kiến thức: 141 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên khối A, A1, C, D
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành Phát triển Nông thôn (PTNT) đào tạo cán bộ có kiến thức liên ngành về Kinh tế học và Xã hội học phát triển, sinh viên được rèn luyện nhiều kỹ năng hoạt động như làm việc nhóm, lập kế hoạch, kỹ năng quản lý…Sinh viên sau khi ra trường có đủ kiến thức và kỹ năng, thích ứng với môi trường mới trong lĩnh vực phát triển, có thể phát triển để trở thành chuyên gia tư vấn về phát triển nông thôn, chuyên gia lập kế hoạch, nhà quản lý trong lĩnh vực phát triển.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Vể kiến thức: Kiến thức liên ngành về kinh tế học và xã hội học phát triển, Phát triển nông thôn, Qui hoạch phát triển nông thôn, Kinh doanh nông nghiệp, Quản lý dự án phát triển và Phương pháp nghiên cứu nông thôn…
Về kỹ năng:
- Triển khai, ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên ngành kinh tế xã hội và tam nông;
- Kỹ năng làm việc với các bên liên quan và đối tác;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, kỹ năng quản lý,
- Kỹ năng thích ứng trong môi trường mới và nhiều thay đổi,
- Kỹ năng vi tính cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
Các vị trí công việc có thể đảm nhận như: cán bộ tư vấn chương trình, dự án nông nghiệp, phát triển nông thôn; cán bộ kế hoạch, quy hoạch, quản lý phát triển; cán bộ phát triển thị trường; cán bộ nghiên cứu; giáo viên; công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý, đơn vị sự nghiệp, trường học, viện nghiên cứu, và tổ chức xã hội dân sự.
II. Quản lý dự án
Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên khối A, A1, C, D.
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành Quản lý dự án đào tạo cán bộ chuyên sâu về dự án phát triển: Xây dựng, đấu thầu, quản lý, đánh giá tác động... các dự án phát triển kinh tế xã hội, dự án sản xuất kinh doanh, dự án quản lý tài nguyên môi trường,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Chuyên ngành đào tạo Quản lý dự án sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở ngành về xã hội học nông thôn, phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, hệ thống nông nghiêp, kinh tế nông thôn, phát triển bền vững,... Đồng thời trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về xây dưng, đấu thầu, quản lý và đánh giá các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Về kỹ năng
- Kỹ năng trong xác định vấn đề, phân tích và tổng hợp các vấn đề về tam nông đang diễn ra tại nông thôn;
- Có kỹ năng làm việc với các bên liên quan và đối tác trong các chương trình/dự án phát triển;
- Kỹ năng xây dựng dự án và tìm kiếm các nguồn tài trợ trong cũng như ngoài nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Kỹ năng tổ chức thực hiện dự án theo phương pháp có sự tham gia;
- Kỹ năng phân tích và quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án;
- Kỹ năng phân tích đầu tư và đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các chương trình/dự án;
- Kỹ năng tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá các chương trình/dự án;
- Kỹ năng lập các đề xuất các dự án nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu về phát triển nông thôn.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên theo học chuyên ngành Quản lý dự án, sau khi tốt nghiệp có thể tìm được cơ hội làm việc không chỉ ở các cơ quan nhà nước mà còn các tổ chức phi chính phủ Việt nam và Quốc tế. Sinh viên có thể làm việc ở các Ban quản lý dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, phòng NN7PTNT, Các cơ quan khuyến nông lâm, phòng tài nguyên môi trường,… từ Trung ương đến địa phương, và giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.
Hàng trăm tổ chức phi chính phủ địa phương trên khắp mọi miền nước và rất nhiều tổ chức quốc tế như ADB, World Bank, Oxfam, WWF,… đã và đang thực hiện nhiều dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho sinh viên theo học chuyên ngành Quản lý dự án.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Khối A và khối A1
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật cơ – điện tử (KTCĐT) có mục tiêu đào tạo kỹ sư KTCĐT có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức và năng lực nghiên cứu, thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực KTCĐT, có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực KTCĐT.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và pháp luật phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
- Có đủ kiến thức về khoa học cơ bản, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Có trình độ cơ bản về tin học và sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành;
- Có trình độ Anh văn B1 hoặc tương đương;
- Có chứng chỉ về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng;
- Nắm vững các kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ cơ điện tử và một phần kinh nghiệm thực tế thông qua thí nghiệm, thực tập chuyên ngành tại trường và tại các nhà máy sản xuất,… tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực kỹ thuật Cơ điện tử.
Về kỹ năng
- Có khả năng tư duy tổng hợp và hệ thống, thành thạo trong việc thiết kế cơ khí, sử dụng tốt các phần mềm tính toán, đồ họa, mô phỏng, khai thác tốt các phần mềm phân tích, kiểm tra độ bền, kiểm định ứng suất và biến dạng của các chi tiết máy và các bộ phận cấu thành hệ thống cơ điện tử;
- Có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin;
- Có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử: robots, các máy CNC,... của các nước tiên tiến trên thế giới. Có khả năng vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kế thừa và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có phục vụ các quá trình sản xuất trong các ngành nghề khác nhau;
- Có năng lực tư vấn, khảo sát, thiết kế, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, quản lý và điều hành các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
- Có khả năng tiếp cận, nắm bắt công nghệ mới một cách nhanh chóng; đáp ứng nhanh nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội, của các doanh nghiệp, của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, xây dựng;
- Có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo để không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng về Cơ điện tử để thiết kế, chế tạo sản phẩm mới phục vụ sản xuất, phục vụ lợi ích của xã hội;
- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế;
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp;
- Có kỹ năng tìm hoặc tạo việc làm, thực thi, tổ chức, tạo thu nhập.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử, người học có thể:
- Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật Cơ điện tử;
- Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong nước, các đơn vị liên doanh, nước ngoài,... sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy CNC, dây chuyền sản xuất tự động, Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,...;
- Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,... trên đó có Robot, máy CNC, PLC, PC,...;
- Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị,... liên quan đến cơ điện tử;
- Có khả năng học tiếp các chương trình sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài;
- Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng,... chuyên ngành cơ điện tử;
- Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành;
- Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý, kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành KTCĐT hoàn toàn có khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh về thiết bị tự động do chính mình làm chủ.
Thời gian đào tạo: 4 năm chuyên ngành
Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật.
- Vận dụng được các kiến thức về sinh học, sinh lý, sinh hóa, vật lý,… để giải thích các hiện tượng xảy ra cho nông sản-thực phẩm khi bảo quản, chế biến
- Tính toán và thiết kế các quá trình công nghệ, thiết bị sử dụng trong công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm; lựa chọn và phân tích các quá trình công nghệ, thiết bị (trao đổi nhiệt, cơ học, chuyển khối,…) phù hợp với các yêu cầu của công nghệ bảo quản và chế biến.
- Lựa chọn được công nghệ bảo quản phù hợp với từng loại nông sản, thực phẩm, đặc biệt nhóm sản phẩm rau, quả và hạt dựa trên khả năng nhận biết và phân tích nguyên nhân gây hư hỏng.
- Phân tích, kiểm soát được chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm thực phẩm, vận dụng được kiến thức quản lí chất lượng trong thực tiễn sản xuất.Vận dụng nguyên lý cơ bản của marketing và chiến lược marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo quản nông sản và chế biến thực phẩm.
- Tổng hợp tốt kiến thức chuyển ngành kết hợp với khai thác và sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để tổng hợp và phân tích thông tin, xây dựng lộ trình và kế hoạch triển khai các nghiên cứu chuyên ngành.
- Có tiếng Anh trình độ B1 (yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo), hoặc tương đương 350 điểm TOEFL; 4.0 điểm IELTS; 300 điểm TOEIC. Đọc được tiếng anh chuyên ngành viết về các vấn đề khoa học đơn giản trong bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm.
Về kỹ năng
- Phát hiện, kiểm soát và giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tế bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm.
- Theo dõi, phân tích các giá trị của nông sản, thực phẩm về hàm lượng dinh dưỡng, cảm quan, hóa học và vi sinh.
- Phát hiện và khắc phục các vấn đề phổ biến nảy sinh trong quá trình bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm.
- Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án thuộc lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản.
- Độc lập trong tổng hợp, phân tích thông tin, thiết kế và thực hiện một vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm.
- Tham gia đề xuất giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch phù hợp bối cảnh công nghệ, kinh tế, xã hội và môi trường.
- Thành thạo trong khả năng viết, thuyết trình vấn đề khoa học chuyên ngành, thảo luận, làm chủ tình huống, tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
- Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp cơ bản liên quan đến các chủ đề chuyên môn.
Cơ hội nghề nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch bậc đại học có thể công tác ở các vị trí sau:
- Nhân viên Quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát chất lượng (QA: Quality Assurance) tại các cơ sở bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm.
- Giám sát kỹ thuật, quản lí và chỉ đạo sản xuất,… trong các doanh nghiệp sơ chế, bảo quản, chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm.
- Nghiên cứu viên trong các cơ sở nghiên cứu về dinh dưỡng, thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.
- Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm,…
- Sau khi tốt nghiệp bậc đại học, người học có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Các chuyên ngành người học có thể theo học (cả trong và ngoài nước) bao gồm: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sinh học.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu về trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
Giới thiệu trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế: 50 hình thành và phát triển
- Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế tiền thân là trường Đại học Nông nghiệp II trực thuộc Bộ Nông nghiệp được thành lập vào ngày 14 tháng 8 năm 1967 tại tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang) theo Quyết định số 124/CP của Hội đồng Chính phủ “căn cứ nhu cầu của Nhà nước về đào tạo cán bộ ngành Nông nghiệp có trình độ đại học”.
- Lúc mới thành lập, Trường có 2 khoa Trồng trọt và Chăn nuôi – Thú y. Sau khi vận hành ổn định, vào năm 1969, trường lập thêm Khoa Chung (gồm giáo dục đại cương và giáo dục chính trị-xã hội) và vào 1971 thành lập thêm Kinh tế Nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn.
- Ngày 4 tháng 4 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/1994/NĐ-CP về thành lập Đại học Huế trên cơ sở sáp nhập các trường đại học đã có tại thành phố Huế và trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế.
- Trường Đại học Nông nghiệp II Huế trở thành trường đại học thành viên của Đại học Huế với tên gọi là Trường Đại học Nông Lâm.
Lễ tốt nghiệp và phát bằng dành cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Sứ mệnh
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
Đội ngũ giảng viên
Nhà trường có tất cả là 424 cán bộ, giảng viên và nhân viên (không kể HĐLĐ tại các trung tâm, dự án).
Đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu của Trường là 291 người, trong đó: 02 Giáo sư, 29 Phó Giáo sư, 52 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học (không bao gồm các PGS và TS là GV của Trường nhận nhiệm vụ kiêm nhiệm chức vụ quản lý – lãnh đạo ở cấp ĐHH); 176 Thạc sĩ (không tính các học viên cao học sẽ nhận học vị vào nửa cuối năm 2016) và 32 cử nhân (bao gồm học viên cao học sắp nhận học vị).
Số lượng cán bộ viên chức đang đào tạo trong nước và nước ngoài là 71 người (40 nghiên cứu sinh và 31 học viên thạc sĩ). Trường hiện đang đào tạo 22 chương trình đại học, 2 chương trình cao đẳng, 10 chương trình đào tạo Thạc sĩ và 8 chương trình đào tạo Tiến sĩ.
Lễ ký kết hợp tác đào tạo quốc tế tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Thành tựu
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế đã đào tạo hơn 27.000 kỹ sư; 1.500 thạc sĩ kỹ thuật, nông nghiệp và hàng trăm tiến sĩ, đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Cơ khí – Công nghệ, quản lý đất đai và phát triển nông thôn.
Cùng với đó, với sự phát triển không ngừng về mọi mặt, năm 2017, trường được công nhận là cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng giáo dục. Đây là 1 trong 2 trường thành viên đầu tiên của Đại học Huế và cũng là trường Đại học Nông Nghiệp đầu tiên đạt được kết quả này.
Lễ tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế