Chương trình
Ngành
Phát triển nông thônThời lượng
4 nămNgành Phát triển nông thôn gồm 2 chuyên ngành:
I. Phát triển nông thôn
Khối lượng kiến thức: 141 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên khối A, A1, C, D
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành Phát triển Nông thôn (PTNT) đào tạo cán bộ có kiến thức liên ngành về Kinh tế học và Xã hội học phát triển, sinh viên được rèn luyện nhiều kỹ năng hoạt động như làm việc nhóm, lập kế hoạch, kỹ năng quản lý…Sinh viên sau khi ra trường có đủ kiến thức và kỹ năng, thích ứng với môi trường mới trong lĩnh vực phát triển, có thể phát triển để trở thành chuyên gia tư vấn về phát triển nông thôn, chuyên gia lập kế hoạch, nhà quản lý trong lĩnh vực phát triển.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Vể kiến thức: Kiến thức liên ngành về kinh tế học và xã hội học phát triển, Phát triển nông thôn, Qui hoạch phát triển nông thôn, Kinh doanh nông nghiệp, Quản lý dự án phát triển và Phương pháp nghiên cứu nông thôn…
Về kỹ năng:
- Triển khai, ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên ngành kinh tế xã hội và tam nông;
- Kỹ năng làm việc với các bên liên quan và đối tác;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, kỹ năng quản lý,
- Kỹ năng thích ứng trong môi trường mới và nhiều thay đổi,
- Kỹ năng vi tính cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
Các vị trí công việc có thể đảm nhận như: cán bộ tư vấn chương trình, dự án nông nghiệp, phát triển nông thôn; cán bộ kế hoạch, quy hoạch, quản lý phát triển; cán bộ phát triển thị trường; cán bộ nghiên cứu; giáo viên; công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý, đơn vị sự nghiệp, trường học, viện nghiên cứu, và tổ chức xã hội dân sự.
II. Quản lý dự án
Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên khối A, A1, C, D.
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành Quản lý dự án đào tạo cán bộ chuyên sâu về dự án phát triển: Xây dựng, đấu thầu, quản lý, đánh giá tác động... các dự án phát triển kinh tế xã hội, dự án sản xuất kinh doanh, dự án quản lý tài nguyên môi trường,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Chuyên ngành đào tạo Quản lý dự án sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở ngành về xã hội học nông thôn, phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, hệ thống nông nghiêp, kinh tế nông thôn, phát triển bền vững,... Đồng thời trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về xây dưng, đấu thầu, quản lý và đánh giá các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Về kỹ năng
- Kỹ năng trong xác định vấn đề, phân tích và tổng hợp các vấn đề về tam nông đang diễn ra tại nông thôn;
- Có kỹ năng làm việc với các bên liên quan và đối tác trong các chương trình/dự án phát triển;
- Kỹ năng xây dựng dự án và tìm kiếm các nguồn tài trợ trong cũng như ngoài nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Kỹ năng tổ chức thực hiện dự án theo phương pháp có sự tham gia;
- Kỹ năng phân tích và quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án;
- Kỹ năng phân tích đầu tư và đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các chương trình/dự án;
- Kỹ năng tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá các chương trình/dự án;
- Kỹ năng lập các đề xuất các dự án nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu về phát triển nông thôn.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên theo học chuyên ngành Quản lý dự án, sau khi tốt nghiệp có thể tìm được cơ hội làm việc không chỉ ở các cơ quan nhà nước mà còn các tổ chức phi chính phủ Việt nam và Quốc tế. Sinh viên có thể làm việc ở các Ban quản lý dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, phòng NN7PTNT, Các cơ quan khuyến nông lâm, phòng tài nguyên môi trường,… từ Trung ương đến địa phương, và giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.
Hàng trăm tổ chức phi chính phủ địa phương trên khắp mọi miền nước và rất nhiều tổ chức quốc tế như ADB, World Bank, Oxfam, WWF,… đã và đang thực hiện nhiều dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho sinh viên theo học chuyên ngành Quản lý dự án.