Trường Đại Học Phú Xuân - Huế - Chuyên ngành Ngôn ngữ Trung | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Ngôn ngữ Trung

      Chương trình

      Ngành

      Ngôn ngữ Trung Quốc

      Thời lượng

      3.5 năm

      Mã ngành: 7220204

      Số tín chỉ: 125

      Giới thiệu về ngành

      Ngôn ngữ Trung là ngành học thu hút sự quan tâm của giới trẻ do nhu cầu giao lưu giáo dục, kinh tế, thương mại, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông tăng nhanh trong những năm gần đây. Từ năm học 2018 – 2019, khung chương trình mới của ngành Ngôn ngữ Trung được cải tiến theo hướng ứng dụng, sử dụng các tiêu chuẩn của chứng chỉ HSK làm nền tảng ban đầu về ngôn ngữ.

      Ngôn ngữ là ngành không yêu cầu năng khiếu trong các môn khoa học tự nhiên hay kỹ thuật. Để theo học ngành Ngôn ngữ Trung ngoài việc yêu thích ngành này, các tư chất/tính cách sau đây sẽ giúp sinh viên có nhiều thuận lợi: tính chăm chỉ, kiên nhẫn, khả năng giao tiếp, không có khiếm khuyết về phát âm.

      Lộ trình đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      - Mục tiêu tổng quát:

      • Trang bị cho sinh viên kỹ năng và kiến thức thực hành tiếng, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung. Trang bị cho sinh viên kỹ năng và kiến thức về thông dịch và biên dịch (Trung – Việt và Việt – Trung), kiến thức về lĩnh vực kinh thương, và kiến thức về môi trường đa văn hoá.
      • Chương trình đào tạo ra những nhà chuyên môn có sức khoẻ, phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có khả năng thích ứng cao, có tính linh hoạt; có những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc độc lập, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, có kỹ năng và thái độ tại các công ty, cơ quan, xí nghiệp.

      - Mục tiêu cụ thể:

      + Kiến thức

      • Nắm bắt và áp dụng được những khái niệm cơ bản trong ngữ âm hoc, từ vựng học tiếng TQ, phát âm đúng trong việc sử dụng tiếng TQ;
      • Nắm bắt được những vấn dề cơ bản trong ngữ nghĩa học tiếng TQ và những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa;
      • Nắm bắt được những vấn dề cơ bản trong ngữ pháp học tiếng TQ, vận dụng được những kiến thức đó trong công việc chuyên môn;
      • Nắm vững và sử dụng kiến thức về văn học và văn hoá nói chung của TQ bao gồm các mặt về địa lý, con người, văn hoá, xã hội, tư tưởng, kinh tế, chính trị và giáo dục…
      • Nắm được các kiến thức xã hội và nhân văn đại cương, làm nền tảng cho việc học tập tiếng TQ và chuyên môn nghiệp vụ các ngành nghề tiếng Trung.
      • Sử dụng tốt tiếng TQ ở trình đôh HSK cấp 5 và KSKK trung cấp; có thể vận dụng các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từu vựng trong hoạt động biên phiên dịch và nghiên cứu.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, kỹ thuật dịch, mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc phiên, biên dịch. Vận dụng các kiến thức chuyên sau về biên, phiên dịch phục vụ công tác biên, phiên dịch, đặc biệt trong lĩnh vực biên, phiên dịch tiếng Trung thương mại.
      • Có kiến thức tổng quan cần thiết về lĩnh vực thương maị, quản trị văn phòng phục vụ các công tác chuyên môn.

      + Kỹ năng

      • Đạt kỹ năng sử dụng tiếng Trung (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ thành thạo để phục vụ mục đích nghề nghiệp.
      • Áp dụng kiến thức về lý thuyết dịch và kỹ thuật dịch để thực hiện nhiệm vụ biên, phiên dịch, chủ yếu bao gồm: phiên dịch trong bối cảnh giao tiếp đời sống XH, thương mại, họp cơ quan, hội nghị, đàm phán, bài phát biểu, họp báo, chuyển giao công nghệ và thiết bị…
      • Biên dịch các loại tài liệu, dạng văn bản liên quan đến thương mại, hành chính: thư tín thương mại, hợp đồng thương mại, văn bản kinh doanh, tài liệu quảng cáo, báo chí thương mại.
      • Có một số kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công tác hành chính, đối ngoại, soạn thảo văn thư bằng tiếng Trung, hướng dẫn khách nước ngoài tham gia công ty, ghi chép biên bản, điều hành 1 số cuộc họp.
      • Sử dụng thành thạo công cụ kỹ thuật, công nghệ và phuơng tiện truyền thông hiện đại phục vụ công việc chuyên môn và học tập.
      • Có một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa văn hoá, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, chọn lựa và xử lý thông tin, quản lý thời gian, giải quyết các vấn đề trong giao tiếp, trong xử lý công việc, thích ứng với yêu cầu công việc và của thị trường lao động.
      • Có kỹ năng học tập và tư duy khoa học để tiếp tục tự bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
      • Nâng cao khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc trong nhóm; khả năng sáng tạo.

      Cơ hội việc làm

      Sau khi ra trường, sinh viên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ có cơ hội thử sức với các vị trí việc làm sau:

      • Phiên dịch/biên dịch/biên tập: Đây là những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại cao và cực kỳ nghiêm túc. Các bạn sẽ được làm việc độc lập về dịch văn bản, soạn thảo văn bản tiếng Trung, hay phiên dịch trong các hội nghị, đàm phán, kí kết.
      • Phiên dịch cho các công ty truyền thông, báo chí, tạp chí
      • Phóng viên, biên tập viên tại cơ sở, địa phương nước ngoài
      • Biên soạn thủ tục hành chính, quản lý nhân sự hay hợp đồng cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài
      • Trợ lý/thư ký/hướng dẫn viên cho các lãnh đạo người nước ngoài: Làm trợ lý giám đốc, thư ký cho lãnh đạo người nước ngoài, công ty liên doanh, chuyên phụ trách về mảng đối ngoại, hợp tác, kinh doanh…
      • Trợ lý cho giám đốc người nước ngoài: Chuyên đàm phán, kí kết hợp đồng hay sắp xếp công việc, lịch trình làm việc, công tác cho giám đốc
      • Hướng dẫn viên: Tại các khu du lịch nước ngoài có nhiều du khách Trung Quốc, hướng dẫn viên tại các khu nghỉ dưỡng chuyên dành cho người Trung Quốc…
      • Giảng viên/Nghiên cứu viên: Bạn có thể làm giảng viên tại các khoa tiếng Trung trường cao đẳng, trường nghề đào tạo tiếng Trung, hay làm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu Ngôn ngữ Trung Quốc