Trường Đại học Quảng Nam | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Quảng Nam

      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      7 ngành

      Việt Nam học - Văn hóa - Du lịch

      Việt Nam học
      4 năm
      Việt Nam học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
      • Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

      Mục tiêu đào tạo

      Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức cơ bản và có hệ thống về Việt Nam học và kiến thức của các khoa học có liên quan như Văn hóa học, Địa phương học,...; kiến thức cơ bản, nền tảng của khoa học Du lịch; kiến thức khoa học và hiện đại về các chuyên ngành khác nhau của Du lịch học như Văn hóa du lịch, Hướng dẫn du lịch, Khách sạn – Nhà hàng,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức cơ bản và có hệ thống về Việt Nam học và kiến thức của các khoa học có liên quan như Văn hóa học, Địa phương học,…;
      • Nắm vững kiến thức cơ bản, nền tảng của khoa học Du lịch; kiến thức khoa học và hiện đại về các chuyên ngành khác nhau của Du lịch học như Văn hóa du lịch, Hướng dẫn du lịch, Khách sạn – Nhà hàng,…;
      • Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
      • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.

      Về kỹ năng

      • Nghiên cứu và thuyết trình về đất nước, con người Việt Nam (lịch sử, địa lí, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng,...);
      • Có kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch, kinh doanh, quản lí khách sạn, lữ hành;
      • Sử dụng thành thạo phương tiện kĩ thuật trong các hoạt động du lịch (máy ảnh, máy quay camera, máy ghi âm, projector,…);
      • Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Hướng dẫn viên du lịch, quản lí và kinh doanh du lịch cho các công ti lữ hành, các tổ chức kinh doanh du lịch, các khách sạn, nhà hàng trong và ngoài nước;
      • Cán bộ trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu về Việt Nam học, Du lịch học;
      • Nghiên cứu và giảng dạy (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) Việt Nam học, Du lịch học tại các cơ sở đào tạo và cơ quan văn hóa – thông tin – du lịch.

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4 năm
      Công nghệ thông tin
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
      • Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

      Mục tiêu đào tạo

      Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; Kiến thức cơ sở ngành để tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận công nghệ mới; Kiến thức chuyên ngành phù hợp yêu cầu của thị trường lao động Công nghệ thông tin (Công nghệ thông tin) thuộc các lĩnh vực: hệ thống thông tin; khoa học máy tính; kỹ thuật máy tính; mạng máy tính và truyền thông; kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ sở ngành để tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận công nghệ mới;
      • Có kiến thức chuyên ngành phù hợp yêu cầu của thị trường lao động Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc các lĩnh vực: hệ thống thông tin; khoa học máy tính; kỹ thuật máy tính; mạng máy tính và truyền thông;
      • Có đủ kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính;
      • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành CNTT và giao tiếp thông thường.

      Về kỹ năng

      • Tiếp cận nhanh chóng, vận hành khai thác, bảo trì và phát triển hạ tầng CNTT cho các cơ quan, đơn vị; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực CNTT; quản lí các dự án CNTT;
      • Chuyên ngành Khoa học máy tính: vận dụng tốt lí thuyết về khoa học máy tính, có khả năng phân tích, tổng hợp và tìm giải pháp giải quyết các vấn đề trong khoa học, đời sống;
      • Chuyên ngành Kĩ thuật máy tính: có khả năng lắp đặt, cài đặt, vận hành, sửa chữa máy tính, thiết bị điều khiển điện tử trong công nghiệp; lập trình các hệ thống dùng vi điều khiển;
      • Chuyên ngành Hệ thống Thông tin: đánh giá, giải quyết các vấn đề xuất hiện trong hệ thống thông tin; tham gia các dự án phát triển phần mềm chuyên nghiệp;
      • Chuyên ngành Truyền thông và Mạng máy tính: phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì, quản lí và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính; sử dụng được các công cụ phục vụ việc thiết kế, lập trình trên môi trường mạng máy tính;
      • Có khả năng tự học, tự nghiên cứu; có phương pháp tiếp thu nhanh các công nghệ mới, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin trên Internet;
      • Có kỹ năng làm việc nhóm; có khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Làm việc ở các vị trí có vận hành và ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…;
      • Làm việc tại các công ti lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học; các công ti phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ti tư vấn – thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT cho doanh nghiệp;
      • Giảng dạy ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, làm việc tại các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.

      Sư phạm ngữ văn

      Sư phạm Ngữ Văn
      4 năm
      Sư phạm Ngữ Văn
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
      • Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

      Mục tiêu đào tạo

      Trang bị kiến thức cơ bản về khoa học văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học, phương pháp luận dạy học Ngữ văn; rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng tổ chức hoạt động học tập và tham gia các hoạt động xã hội; tổ chức hoạt động kiến tập Sư phạm và thực tập Sư phạm ở trường phổ thông vào các năm thứ ba và thứ tư của khóa học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Nắm được một cách có hệ thống, cơ bản kiến thức Văn học và Tiếng Việt;
      • Có kiến thức văn hóa tổng quát;
      • Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
      • Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
      • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
      • Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng sư phạm; phân tích và đánh giá đặc điểm tâm lí của học sinh và môi trường giáo dục để giải quyết được các tình huống sư phạm một cách hợp lí;
      • Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông;
      • Sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ trong dạy học Ngữ văn;
      • Nghiên cứu khoa học về Ngữ văn có liên quan đến nội dung, chương trình dạy học;
      • Có kỹ năng giao tiếp đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và chuẩn mực xã hội, có khả năng phối hợp với gia đình, xã hội để giáo dục học sinh;
      • Có kỹ năng triển khai nghiên cứu những vấn đề thuộc thực tiễn giáo dục;
      • Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giảng dạy môn Ngữ văn trong trường phổ thông; giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ và Văn học trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cán bộ quản lí giáo dục; nghiên cứu tại các viện nghiên cứu Văn học, Ngôn ngữ;
      • Công tác hoặc cộng tác viên trong các cơ quan giáo dục, văn hóa, thông tin và truyền thông có nhu cầu về nguồn nhân lực liên quan đến Ngữ văn.

      Sư phạm toán

      Sư phạm Toán học
      4 năm
      Sư phạm Toán học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
      • Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân khoa học ngành toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các tri thức về Toán cơ bản và phương pháp giảng dạy Toán ở trường Trung học phổ thông. Có khả năng giảng dạy các kiến thức toán cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức sâu rộng về toán cơ bản, toán sơ cấp, toán ứng dụng và các tư duy thuật toán
      • Nắm vững các tri thức về toán cơ bản và phương pháp giảng dạy toán ở trường phổ thông.
      • Có kiến thức cơ bản về tin học, đặc biệt là các phần mềm dạy học toán, các phần mềm toán học.
      • Có khả năng về tiếng Anh chuyên ngành Toán để đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn

      Về kỹ năng

      • Có khả năng thiết kế bài giảng, tổ chức cho người học làm việc tập thể và học tập theo nhóm.
      • Có khả năng chế tạo một số đồ dùng dạy học cơ bản và sử dụng máy tính để minh họa một số kiến thức toán học.
      • Có thể sử dụng các phần mềm toán học một cách thích hợp để nâng cao chất lượng dạy học.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giảng dạy toán tại các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
      • Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu giáo dục và viện nghiên cứu về toán học;
      • Làm chuyên viên và quản lí tại các trường học, cơ sở quản lý giáo dục, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      Ngôn ngữ Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
      • Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

      Mục tiêu đào tạo

      • Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức tiếng Việt để biên dịch, phiên dịch và soạn thảo văn bản; kiến thức về lý thuyết biên, phiên dịch; kiến thức đại cương về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế các nước nói tiếng Anh; về giao tiếp văn hóa nói chung và kiến thức giao tiếp Anh – Việt; về tiếng Anh du lịch, tiếng Anh kinh tế, tiếng Anh thương mại và tiếng Anh văn phòng.
      • Giao tiếp thành thạo tiếng Anh ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
      • Có thể biên dịch, phiên dịch đạt yêu cầu các thể loại ngôn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức tiếng Việt để biên dịch, phiên dịch và soạn thảo văn bản; kiến thức về lí thuyết biên, phiên dịch;
      • Có kiến thức đại cương về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế các nước nói tiếng Anh;
      • Có kiến thức đại cương về giao tiếp giao văn hóa nói chung và kiến thức giao tiếp Anh-Việt;
      • Có kiến thức đại cương về ngành du lịch, tiếng Anh du lịch, tiếng Anh kinh tế, tiếng Anh thương mại và tiếng Anh văn phòng;
      • Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
      • Có trình độ ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.

      Về kỹ năng

      • Giao tiếp thành thạo tiếng Anh ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
      • Có thể biên dịch, phiên dịch đạt yêu cầu các thể loại ngôn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại;
      • Có khả năng làm thư kí, công tác văn phòng, giao dịch ở các công ti, tổ chức có yếu tố nước ngoài;
      • Có khả năng soạn thảo văn bản hành chính tiếng Việt và tiếng Anh;
      • Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập; có kĩ năng quan hệ công chúng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm việc tại bộ phận đối ngoại của các cơ quan quản lí nhà nước ở các ngành, các cấp;
      • Làm việc tại các công ti liên doanh, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài, các công ti du lịch, thương mại,…;
      • Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ – văn hóa trong và ngoài nước;
      • Giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).

      Lịch sử

      Lịch sử
      4 năm
      Lịch sử
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
      • Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ cộng đồng, năng lực thực hành chuyên môn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Khối kiến thức chung: Nắm vững, vận dụng căn bản lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững kiến thức nền tảng về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá tư tưởng.
      • Khối kiến thức cơ sở ngành: Nắm vững, vận dụng tốt lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử; phân tích, đánh giá những vấn đề/sự kiện lịch sử thuộc lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử ĐCSVN, khảo cổ học.
      • Khối kiến thức chuyên ngành: Nắm vững, vận dụng thành thạo kiến thức chuyên sâu về lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử thế giới, khảo cổ học.
      • Khối kiến thức liên ngành: hiểu biết hệ thống về lịch sử khu vực, về toàn cầu hóa, hội nhập văn hóa quốc tế,…

      Về kỹ năng

      Kỹ năng nghề nghiệp

      • Nắm vững quy trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử (sưu tầm, xử lý tư liệu, đánh giá, chọn lọc sự kiện,biên soạn lịch sử);
      • Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề: Hình thành, phát triển kỹ năng phản biện những vấn đề lịch sử xã hội;
      • Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: có kỹ năng phân tích, tổng hợp, lý giải những vấn đề khoa học và thực tiễn;
      • Có khả năng vận dụng kiến thức lịch sử vào giải quyết các vấn đề thực tiễn công tác.

      Kỹ năng mềm

      • Sử dụng được ngoại ngữ, thành thạo tin học văn phòng cơ bản;
      • Có kỹ năng tổ chức, quản lý, lãnh đạo, làm việc nhóm;
      • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình;
      • Có kỹ năng tự học, quản lý thời gian và tự chủ bản thân.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn ở Trung ương hay địa phương;
      • Giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trường nghiệp vụ;
      • Nghiên cứu tổng hợp, biên tập chuyên đề, chuyên viên chuyên trách trong các cơ quan khoa giáo, công tác tuyên văn của lực lượng vũ trang, công an, biên tập hay phóng viên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, xuất bản ở Trung ương và địa phương;
      • Nghiên cứu và giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng/ Làm việc trong các Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo ở Trung ương và địa phương/ Làm việc trong các cơ quan Trung ương và địa phương có hoạt động liên quan đến các chuyên ngành lịch sử Đảng (nghiên cứu, tổng hợp; tuyên giáo,…);
      • Công tác đối ngoại: cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, công tác trong các bộ phận đối ngoại của các cơ quan, cơ quan truyền thông, công ty du lịch,…
      • Công tác tại các viện nghiên cứu khảo cổ học, viện bảo tàng, trung tâm di sản, ban quản lý di tích, trung tâm văn hóa ở địa phương/cơ quan quản lý văn hóa, cơ quan an ninh/ Giảng dạy về khảo cổ học, văn hóa cổ ở các trường đại học, cao đẳng, viện bảo tàng trong cả nước.

      Văn học

      Văn học
      4 năm
      Văn học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
      • Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình Văn học đào tạo cử nhân có trình độ đại học với những phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng sau đây:

      • Có khả năng chuyên môn thuộc lĩnh vực ngôn ngữ và văn học.
      • Có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sẵn sàng phục vụ đất nước.
      • Có cơ hội học lên các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ Văn học ở các chuyên ngành phù hợp như Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học,…

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức kiến thức, kỹ năng và phẩm chất:

      • Kiến thức khoa học cơ bản và chuyên sâu về Văn học.
      • Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, nghiên cứu và khám phá kiến thức, tư duy hệ thống; có kỹ năng và phẩm chất đạo đức cho việc nghiên cứu Văn học.
      • Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và đạt trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
      • Năng lực thực hành và phát triển nghề nghiệp ở vị trí việc làm phù hợp, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nghiên cứu văn học tại các Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
      • Giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc trung học, cao đẳng, đại học.
      • Làm phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên cho các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, các đài phát thanh và truyền hình,...
      • Làm công tác văn phòng ở các cơ quan văn hoá như: Sở văn hóa và thông tin, thư viện, bảo tàng, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan hành chính sự nghiệp,...

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0
      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Trường Đại học Quảng Nam là một trường đại học công lập đa ngành tại Quảng Nam. Trường được nâng cấp thành trường đại học theo quyết định số 722/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ từ trường Trung học Sư phạm Quảng Nam lên thành trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam.

      Nhà trường đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt với mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của tỉnh nhà, khẳng định được vị thế xứng đáng trong hệ thống đại học cả nước.

      Trường Đại học Quảng Nam

      Trường Đại học Quảng Nam

      Giới thiệu chung về trường Đại học Quảng Nam

      Trường Đại học Quảng Nam có tiền thân là trường Trung học Sư phạm Quảng Nam, được thành lập vào năm 1997 theo Quyết định số 1686/QĐ-UBND ngày 3/9/1997 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

      Năm 2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 4845/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 14/11/2000 nâng cấp từ trường Trung học Sư phạm Quảng Nam lên thành trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam. Đến năm 2007, trường Đại học Quảng Nam được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam theo Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 08/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

      Tiết mục múa của trường Đại học Quảng Nam

      Tầm nhìn

      Trường Đại học Quảng Nam là trường đại học trọng điểm của khu vực Trung Trung bộ và Tây Nguyên, là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín, ngang tầm với các trường đại học lớn trong vùng, vững vàng tiếp cận, hoà nhập với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

      Nhà trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục phát triển.

      Sứ mệnh

      Trường Đại học Quảng Nam là một trường đại học đa ngành, đa cấp và đa hệ theo hướng đại học ứng dụng và thực hành; là trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ khoa học trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học; là cơ sở bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và vùng Trung Trung Bộ, Tây Nguyên nói chung.

      Đội ngũ giảng viên

      Đội ngũ cán bộ, giảng viên (CB – GV) của trường hiện tại là 285người, trong đó có 01 Phó Giáo sư, 16 Tiến sĩ, 178 Thạc sĩ. Tổng số biên chế của trường đến thời điểm hiện tại là 152 người, hợp đồng là 133 người.

      Cơ sở vật chất

      Hiện tại, cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường gồm có 07 phòng, 08 khoa, 03 trung tâm và Trường Mầm non Thực hành. Trường đào tạo 15 ngành bậc đại học, 25 ngành bậc cao đẳng và đang chuẩn bị các điều kiện mở một số mã ngành sau đại học đáp ứng nhu cầu của xã hội.

      Khuôn viên của trường

      Khuôn viên của trường

      Nguồn: Đại học Quảng Nam

      Địa điểm