Chương trình
Ngành
Đạo diễn sân khấuThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh
- Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
- Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Đạo diễn sân khấu được tổ chức như sau:
Năm 1
Sinh viên học các lý thuyết cơ bản về phương pháp khai thác, tổ chức và thực hành dàn dựng như tổ chức hành động kịch, xung đột kịch, nắm bắt, xác định cấu trúc dòng sự kiện kịch,… Sinh viên được học một số kiến thức liên ngành và chuyên ngành bổ trợ cho chuyên môn chính như: đại cương về sân khấu, hình thể, tiếng nói, lịch sử sân khấu,…
Năm 2
Sinh viên học phương pháp phân tích kịch bản nhằm lý giải những ý tưởng văn học bằng ngôn ngữ sân khấu, cách chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch. Sau đó làm bài tập thực hành dàn dựng hoàn chỉnh trên sân khấu 1 trích đoạn kịch trong kịch bản có sẵn và một trích đoạn từ kịch bản chuyển thể. Ngoài ra, sinh viên được học một số kiến thức liên ngành và chuyên ngành bổ trợ cho chuyên môn chính như: tâm lý học, văn học Việt Nam và thế giới,...
Năm 3
Bắt đầu từ năm này, sinh viên sẽ lựa chọn từng chuyên ngành học mà mình yêu thích và làm bài theo yêu cầu của ngành học chuyên sâu đó như: đạo diễn chuyên ngành Tuồng, đạo diễn chuyên ngành Chèo, Đạo diễn chuyên ngành Kịch nói, Xiếc, Rối,…
Năm học này, sinh viên học cách làm việc với các thành phần sáng tạo khác như thiết kế mỹ thuật sân khấu, âm nhạc sân khấu, xử lý múa trong vở diễn. Sau đó thực hành dàn dựng một cảnh đông người trong đó có múa, âm nhạc, và các yêu cầu khác khi xử lý sân khấu. Ngoài ra, sinh viên được học một số kiến thức liên ngành và chuyên ngành bổ trợ cho chuyên môn chính như: phương pháp sân khấu truyền thống, phân tích tác phẩm âm nhạc,...
Năm 4
Sinh viên được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản khi dàn dựng một vở diễn hoàn chỉnh; cấu trúc và ý đồ dàn dựng; xây dựng kế hoạch dàn dựng; làm việc với diễn viên. Kết thúc khóa học, sinh viên dàn dựng hoàn chỉnh một vở diễn sân khấu. Ngoài ra, sinh viên được học một số kiến thức liên ngành và chuyên ngành bổ trợ cho chuyên môn chính như: triết học phương Đông, hóa trang,...
Cơ hội nghề nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc đạo diễn sân khấu tại các công ty truyền thông, quảng cáo, nhà hát, đoàn nghệ thuật, đài truyền hình của trung ương và địa phương.
- Tham gia các dự án thuộc lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, truyền hình, truyền thông.
- Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành đạo diễn sân khấu và diễn viên ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.