Chương trình đào tạo
3 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh
- Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
- Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Đạo diễn sân khấu được tổ chức như sau:
Năm 1
Sinh viên học các lý thuyết cơ bản về phương pháp khai thác, tổ chức và thực hành dàn dựng như tổ chức hành động kịch, xung đột kịch, nắm bắt, xác định cấu trúc dòng sự kiện kịch,… Sinh viên được học một số kiến thức liên ngành và chuyên ngành bổ trợ cho chuyên môn chính như: đại cương về sân khấu, hình thể, tiếng nói, lịch sử sân khấu,…
Năm 2
Sinh viên học phương pháp phân tích kịch bản nhằm lý giải những ý tưởng văn học bằng ngôn ngữ sân khấu, cách chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch. Sau đó làm bài tập thực hành dàn dựng hoàn chỉnh trên sân khấu 1 trích đoạn kịch trong kịch bản có sẵn và một trích đoạn từ kịch bản chuyển thể. Ngoài ra, sinh viên được học một số kiến thức liên ngành và chuyên ngành bổ trợ cho chuyên môn chính như: tâm lý học, văn học Việt Nam và thế giới,...
Năm 3
Bắt đầu từ năm này, sinh viên sẽ lựa chọn từng chuyên ngành học mà mình yêu thích và làm bài theo yêu cầu của ngành học chuyên sâu đó như: đạo diễn chuyên ngành Tuồng, đạo diễn chuyên ngành Chèo, Đạo diễn chuyên ngành Kịch nói, Xiếc, Rối,…
Năm học này, sinh viên học cách làm việc với các thành phần sáng tạo khác như thiết kế mỹ thuật sân khấu, âm nhạc sân khấu, xử lý múa trong vở diễn. Sau đó thực hành dàn dựng một cảnh đông người trong đó có múa, âm nhạc, và các yêu cầu khác khi xử lý sân khấu. Ngoài ra, sinh viên được học một số kiến thức liên ngành và chuyên ngành bổ trợ cho chuyên môn chính như: phương pháp sân khấu truyền thống, phân tích tác phẩm âm nhạc,...
Năm 4
Sinh viên được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản khi dàn dựng một vở diễn hoàn chỉnh; cấu trúc và ý đồ dàn dựng; xây dựng kế hoạch dàn dựng; làm việc với diễn viên. Kết thúc khóa học, sinh viên dàn dựng hoàn chỉnh một vở diễn sân khấu. Ngoài ra, sinh viên được học một số kiến thức liên ngành và chuyên ngành bổ trợ cho chuyên môn chính như: triết học phương Đông, hóa trang,...
Cơ hội nghề nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc đạo diễn sân khấu tại các công ty truyền thông, quảng cáo, nhà hát, đoàn nghệ thuật, đài truyền hình của trung ương và địa phương.
- Tham gia các dự án thuộc lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, truyền hình, truyền thông.
- Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành đạo diễn sân khấu và diễn viên ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh
- Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
- Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Biên đạo múađược tổ chức như sau:
Năm 1
Học phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu. Học kỹ thuật múa đôi trong múa cổ điển châu Âu. Kết cấu múa cổ điển châu Âu. Học phân tích tác phẩm âm nhạc. Học các kiến thức văn học Việt Nam.
Năm 2
Học về nghệ thuật biên đạo múa. Học phương pháp huấn luyện múa dân gian, đương đại. Kết cấu múa dân gian dân tộc, múa đương đại. Học các kiến thức văn học thế giới.
Năm 3
Học chuyên sâu nghệ thuật biên đạo múa, phân tích tác phẩm múa, kết cấu múa dân gian dân tộc, kết cấu múa cổ điển châu Âu. Học các kiến thức hỗ trợ tích cực như: mỹ học, tâm lí học,…
Năm 4
Học và thực hành nghệ thuật biên đạo múa. Học về lịch sử nghệ thuật múa và nghệ thuật chiếu sáng sân khấu. Sinh viên thực tập tại các đơn vị nghệ thuật múa chuyên nghiệp và làm bài tốt nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Đảm nhận công việc biên đạo múa ở các nhà hát, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, sự kiện, lễ hội.
- Có thể tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của trung ương và địa phương có đào tạo ngành múa; giáo viên chuyên ngành múa các trung tâm văn hoá nghệ thuật trên toàn quốc.
Đánh giá
3 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu về trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội (Hanoi Academy of Theatre and Cinema) trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1980 do Thủ tướng chính phủ ký quyết định, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 538/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng.
Trường mang sứ mạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh
Sứ mạng và tầm nhìn
Trường có sứ mạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, múa, thiết kế mỹ thuật và truyền hình nhằm thúc đẩy xây dựng nền văn hóa Việt Nam và thực hiện thành công các mục tiêu về hội nhập quốc tế.
Với tầm nhìn dài hạn, trường mong muốn trở thành trường đại học nghệ thuật trọng điểm hàng đầu của Việt Nam; là trung tâm đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu các ngành trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, múa, thiết kế mỹ thuật và truyền hình và phát triển thành một trong các trường đào tạo sân khấu – điện ảnh hàng đầu trong khối ASEAN.
Ngày hội tuyển sinh 2019 – Sản phẩm của lớp Nghệ thuật Hóa trang K38, khoa TKMT, trường ĐH SKĐA HN
Giá trị cốt lõi
- Đa dạng hóa loại hình đào tạo;
- Hợp tác để phát triển;
- Sáng tạo & tự do học thuật;
- Khuyến khích đam mê;
- Đoàn kết;
- Ảnh hưởng tích cực;
- Hội nhập;
- Năng động.
Khẩu hiệu của trường "Chuyên nghiệp, sáng tạo, hun đúc tinh hoa văn hóa Việt Nam"
Nguồn: Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Nhận Xét Về Khóa Học
Đã học khoá học: Nhiếp ảnh tại đây.
Ưu điểm
Bài tập mang tính thực hành cao. Thầy cô nhiệt tình.
Điểm cần cải thiện
Cơ sở vật chất và vệ sinh lớp học
Trải nghiệm và lời khuyên
Kết quả 70% ở mình, 30% ở giáo viên nha mọi người.
Nhận Xét Chung
Đã học khoá học: đại học tại đây.
Ưu điểm
Ngôi trường danh tiếng với môi trường học tập tốt, khuôn viên rộng rãi, đội ngũ giảng viên tâm huyết.
Điểm cần cải thiện
Đối với các bạn mà chưa tự tin, hay khép mình thì khá khó hòa nhập để học hỏi.
Trải nghiệm và lời khuyên
Về cơ sở vật chất và điều kiện học tập mình nghĩ không có gì phải chê, chất lượng giảng dạy thì nhìn vào chất lượng đầu ra cũng thấy rõ
Đánh Giá Tốt
Đã học khoá học: . tại đây.
Ưu điểm
sinh viên trong trường hoà đồng vui vẻ, chương trình học đa dạng phong phú, bên cạnh đó còn có rất nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích cho sinh viên
Điểm cần cải thiện
Cở sở vật chất còn hạn chế và chưa thực sự phù hợp để học tập. Giảng viên có trình độ chuyên môn chưa nhiệt tình đồng thời có kĩ năng sư phạm còn thấp
Trải nghiệm và lời khuyên
Mình được trải qua một quãng thời sinh viên rất vui với môi trường học tập và sinh hoạt rất có ý nghĩa đồng thời tích góp cho mình kiến thức để làm việc sau này. Mình thực sự cảm thấy trường là bước... Cở sở vật chất còn hạn chế và chưa thực sự phù hợp để học tập. Giảng viên có trình độ chuyên môn chưa nhiệt tình đồng thời có kĩ năng sư phạm còn thấp