Chương trình đào tạo
2 ngành
Mục tiêu đào tạo
- Những kiến thức cơ bản về các ngành nghệ thuật: Lịch sử tạo hình Việt Nam và thế giới; Âm nhạc đại cương.
- Những kiến thức cơ bản về nghệ thuật điện ảnh: Lịch sử điện ảnh Việt Nam và thế giới; Phân tích phim; Âm thanh điện ảnh; Nhạc phim; Thực hành nghiệp vụ biên kịch; Nghiệp vụ biên kịch; Nghệ thuật quay phim; Kịch học; Thiết kế mỹ thuật điện ảnh.
- Nắm vững hệ thống, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các đơn vị sản xuất phim điện ảnh và các đài truyền hình.
- Những hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất một bộ phim, những hiểu biết về công việc người diễn viên, nhà quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật điện ảnh… trong quá trình hình thành một tác phẩm điện ảnh truyền hình.
- Kiến thức về lý thuyết và thực hành một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về Nghiệp vụ đạo diễn; Nghiệp vụ diễn viên; Dựng phim; nhiếp ảnh; hậu kỳ kỹ thuật số.
Cơ hội nghề nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc của trợ lý đạo diễn, phó đạo diễn và đạo diễn phim điện ảnh và truyền hình tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các đơn vị làm phim trực thuộc các bộ, ngành trong cả nước, các đài truyền hình trung ương và địa phương, các công ty truyền thông, quảng cáo.
- Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh - truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình.
- Làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Sân khấu - Điện ảnh và các viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật.
- Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo điện ảnh - truyền hình trong cả nước.
Mục tiêu đào tạo
Kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi nhằm tạo nền tảng cơ bản và toàn diện về nghệ thuật.
Những kiến thức cơ bản về nghệ thuật : Điện ảnh học đại cương; Lịch sử điện ảnh Việt Nam và thế giới; Phân tích tác phẩm điện ảnh; nghiệp vụ biên kịch; Nghiệp vụ đạo diễn; Nghiệp vụ dựng phim.
Những hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất phim; những hiểu biết về công việc người diễn viên, nhà đạo diễn, nhà quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật điện ảnh - truyền hình, họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, kỹ sư âm thanh, nhạc sĩ, dựng phim trong quá trình hình thành một tác phẩm điện ảnh và các chương trình truyền hình.
Nắm vững hệ thống, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các đơn vị sản xuất phim điện ảnh và của các đài truyền hình.
Kiến thức về lý thuyết và thực hành một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về: Quiy trình công nghệ sản xuất 26 phim; Nhiếp ảnh; Kỹ thuật video; Cảm quang; Kỹ thuật ánh sáng; Nghệ thuật quay phim; Ống kính máy quay.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc quay phim viên và quay phim chính (Giám đốc hình ảnh) của các hãng phim, các đoàn làm phim, các đơn vị làm phim trong cả nước, các đài truyền hình trung ương và địa phương, các công ty truyền thông, quảng cáo. Đảm nhận công việc ghi hình trong các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh - truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim.
Đánh giá
2 đánh giá
Giới thiệu
Chức năng
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP. HCM là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh và truyền hình ở bậc đại học, sau đại học và trình độ thấp hơn; nghiên cứu và thực nghiệm trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, và truyền hình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và góp phần xây đựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiếp đậm đà bản sắc dân tộc.
Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của trường gồm có hội đồng trường và các hội đồng tư vấn
Hội đồng trường gồm:
- Hiệu trưởng.
- Một số Phó hiệu trưởng.
- Các Trưởng Khoa và một số Trưởng phòng chức năng liên quan.
- Một số Trường trung tâm, xưởng, nhà hát.
- Một số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giáo sư, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân đang công tác tại Trường.
Các hội đồng tư vấn khác gồm:
- Hội đồng tuyển dụng.
- Hội đồng lương
- Hội đồng thi đua
- Hội đồng khen thưởng và kỷ luật
- Hội đồng xét cấp học bổng và học phí
- Hội đồng tuyển sinh
- Hội đồng thi và công nhận tốt nghiệp
Các phòng ban chức năng
Các phòng ban chức năng của trường Đại Học Sân Khấu – Điện ảnh TP. HCM gồm có:
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Đào tạo
- Phòng Hành chính – Quản trị
- Phòng Kế toán – tài vụ
- Phòng Công tác chính trị – Quản lý học sinh – Sinh viên
- Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế
- Phòng Thanh tra và Kiểm định chất lượng giáo dục
Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc thuộc chức năng của phòng.
Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm , miễn nhiệm. Giúp việc cho Trưởng phòng có các Phó trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng. Nhiệm kỳ của các Trưởng, Phó phòng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể bổ nhiệm lại.
Các khoa đào tạo
Trường Đạ học Sân Khấu – Điện ảnh TP. HCM hiện có các khoa đào tạo:
- Khoa Diễn viên sân khấu, điện ảnh
- Khoa Kịch hát, nhạc dân tộc
- Khoa Đạo diễn sân khấu, điện ảnh
- Khoa Thiết kế mỹ thuật, hóa trang và phục trang
- Khoa Quay phim
- Khoa Biên kịch, lý luận phê bình
- Khoa Nhiếp ảnh
- Khoa Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng
- Khoa Truyền hình – Truyền thông
Vì Đây Là Ý Kiến Cá Nhân Chủ Quan Các
Trải nghiệm và lời khuyên
vì đây là ý kiến cá nhân, chủ quan, các bạn có thể tham khảo thêm cảm ơn
Vì Em Từng Có Ước Mơ Là Diễn Viên Nên
Trải nghiệm và lời khuyên
Vì em từng có ước mơ là diễn viên nên em đánh giá cao trường SKĐA