Chương trình đào tạo
32 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo: Đào tạo cử nhân trình độ đại học ngành Ngữ văn định hướng nghề Quản lý văn hoá có kiến thức cơ bản và chuyên môn về ngữ văn, quản lý văn hóa tương đối hoàn chỉnh, có kĩ năng thực hành nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy văn học và ngôn ngữ; có khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng trong công tác nghiên cứu và tổ chức, quản lý các hoạt động văn hoá nghệ thuật; đồng thời tạo cho người học cơ hội tiếp tục học sau đại học.
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
- Làm công tác nghiên cứu ở các viện Văn học, Ngôn ngữ, Văn hoá, Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Trung ương và địa phương;
- Giảng dạy và nghiên cứu văn học, ngôn ngữ tại các trường đại học, cao đẳng;
- Giảng dạy văn học ở các trường trung học sau khi được bổ sung các học phần về Phương pháp dạy học Ngữ văn;
- Làm phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thanh truyền hình,…
- Làm cán bộ, chuyên viên của các cơ quan văn hoá và quản lý văn hoá;
- Có thể học sau đại học các chuyên ngành ngữ văn.
CHUẨN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP
Sau khi học xong chương trình này, người học có được:
Về kiến thức
- Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và các kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành vào việc nghiên cứu về Ngữ văn và văn hóa;
- Thông hiểu được kiến thức đại cương theo quy định của Bộ GD&ĐT;
- Thông hiểu, giải thích, phân tích, đánh giá, khái quát, tổng hợp được các kiến thức cơ bản, sâu rộng, hệ thống, hiện đại và cập nhật về chuyên ngành Ngữ văn;
- Giải thích, phân tích, đánh giá, khái quát, tổng hợp được các kiến thức chuyên sâu về phương pháp sáng tác, nghiên cứu, phê bình và tiếp nhận văn học;
- Giải thích, phân tích, đánh giá, khái quát, tổng hợp được các kiến thức về văn hoá và quản lý văn hoá.
Về kĩ năng
- Có thể viết được các bài báo, bài nghiên cứu, phê bình về ngôn ngữ, văn học và quản lý văn hoá; có khả năng làm công tác biên tập xuất bản;
- Có kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý hoạt động sáng tác, xuất bản và truyền thông các hoạt động văn hoá nghệ thuật;
- Có kĩ năng làm việc trong văn phòng;
- Có kĩ năng tư duy sáng tạo, làm việc theo nhóm và khả năng thích nghi cao.
Chuẩn đầu ra về kiến thức
Kiến thức chung
Nắm vững những Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó vận dụng sáng tạo trong nhận thức và thực tiễn cuộc sống, trong giáo dục chuyên ngành.
Có những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục theo chuẩn chương trình đào tạo Đại học nhằm đáp ứng cho việc tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
Kiến thức chuyên ngành
Có kiến thức cơ bản về Hóa đại cương, lý luận dạy học hóa học.
Có kiến thức vững vàng về các chuyên ngành: Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý, Hóa Công nghệ - Môi trường
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Giáo viên giảng dạy môn Hóa Học ở trường Trung Học Phổ Thông, Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề.
Cán bộ các phòng thí nghiệm liên quan đến hóa chất.
Mục tiêu đào tạo
- Có kiến thức cơ bản về khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng, rèn luyện thể chất; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
- Có trình độ ngoại ngữ và tin học tương đương trình độ B.
- Có kiến thức cơ bản, toàn diện và chuyên sâu về khoa học tâm lý:
- Kiến thức cơ bản về tâm lý học đại cương
- Kiến thức về tâm lý học xã hội, tâm lý lứa tuổi, tâm lý học phát triển, tâm lý học chẩn đoán, tâm lý học nhân cách, tâm lý học tham vấn, tâm lý học trí tuệ, tâm lý học sáng tạo, v.v…
- Kiến thức cơ bản của tâm lý học ứng dụng: tâm lý học pháp luật, tâm lý học tệ nạn xã hội, tâm lý học du lịch v.v…
Cơ hội việc làm
Nhà tâm lý học đường
Làm việc tại các trường học. Công việc chính của họ là tham gia vào việc phòng ngừa hoặc hỗ trợ học sinh vượt qua những khó khăn, thất bại trong học tập cũng như trong đời sống tinh thần của học sinh, từ đó góp phần giúp cho học sính giải tỏa được những khúc mắc trong đời sống, có thành tích tốt hơn trong học tập.
Nhà trị liệu tâm lý
Làm việc tại các bệnh viện tâm thần cũng như các bệnh viện, các trung tâm trị liệu tâm lý khác v.v… Nhà trị liệu tâm lý hỗ trợ cho nhà tâm lý học hoặc các bác sĩ tâm thần. Đôi khi họ có thể làm việc độc lập. Họ giúp cho người có nhu cầu trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài (mâu thuẫn với người khác) cũng như những khó khăn tâm lý mang tính nội sinh.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nhà trị liệu tâm lý có thể áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhau như trị liệu hành vi, trị liệu theo phương pháp nhận thức, phân tâm, trị liệu gia đình v.v…
Chuyên viên tham vấn
Các chuyên viên tham vấn có môi trường làm việc rất rộng, tại các trung tâm tư vấn, các công ty, các đường dây tư vấn nóng như 1080, 1088, 1900… hoặc các dự án phi chính phủ v.v… Công việc của các chuyên viên tư vấn thường liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực tình yêu, hôn nhân và gia đình. Công việc của họ thường là gặp gỡ, trò chuyện để giúp cho người có nhu cầu nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm ra được cách giải quyết phù hợp nhất.
Nhà tư vấn tuyển dụng:
Giúp các nhà quản lí doanh nghiệp… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
Nhà tâm lý học
Các nhà tâm lý học làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng
Công việc của các nhà tâm lý học cũng rất đa dạng. Họ có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy hoặc tham gia vào việc hoạch định các chính sách liên quan đến đời sống tâm lý được ứng dụng trong các hoạt động quản trị, kinh doanh v.v… Nhà tâm lý học cũng có thể tham gia vào các dự án, các chương trình của các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ v.v…
CHUẨN ĐẦU RA
- Có hiểu biết và nhận thức được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo; Có hiểu biết cơ bản về kiến thức cơ sở của ngành: cơ sở địa lý tự nhiên, cơ sở địa lý kinh tế - xã hội, công nghệ GIS;
- Có kiến thức nhất định về Văn hóa, Văn học, Ngôn ngữ, Lịch sử, Dân tộc, Tôn giáo, Nghệ thuật, Quản trị, Kinh tế…Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực phát triển du lịch trong nước và quốc tế;
- Có những hiểu biết cơ bản về các quy luật và bản chất của chuyên ngành cũng như về giáo dục, tâm lí để có thể vận dụng tốt vào hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và quản lý khách sạn, marketing, quản lý lữ hành, hướng dẫn du lịch…
- Có các kiến thức về an ninh quốc phòng, kiến thức về giáo dục thể chất, đảm bảo sức khoẻ để công tác, phục vụ Tổ quốc;
- Có trình độ tiếng Anh theo quy định hiện hành.
VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sinh viên tốt nghiệp ngành Địa lý học (chuyên ngành Địa lý du lịch) có khả năng như sau:
- Làm việc tại các Sở, Ban, Ngành cấp Tinh, Thành phố như: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên - Môi trường; Sở Kế hoạch - Đầu tư; Ban quản lý các dự án đầu tư xúc tiến và phát triển du lịch;
- Làm việc tại các Phòng cấp huyện: Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phòng Tài nguyên - Môi trường;
- Làm việc tại các công ty, trung tâm du lịch; Các công ty lữ hành, khách sạn, các dự án bảo tồn và phát triển di tích văn hóa lịch sử;
- Làm việc cho các dự án liên quan đến lĩnh vực quy hoạch và phát triển du lịch;
- Công tác trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu trong các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, các Viện nghiên cứu du lịch;
- Có đủ kiến thức và điều kiện để theo học nâng cao trình độ thạc sỹ, tiến sỹ trong lĩnh vực Địa lý du lịch và các lĩnh vực liên quan tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Chuẩn đầu ra
- Có năng lực áp dụng các kiến thức về toán học và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức và giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành học.
- Có năng lực thiết kế, triển khai, vận hành các bài thí nghiệm cơ sở và chuyên ngành đúng quy trình kỹ thuật, hiệu quả và an toàn; phân tích và giải thích được dữ liệu thí nghiệm.
- Có năng lực nhận dạng, phân tích và xử lý các vấn đề về kỹ thuật trong các hệ thống Điện tử- Viễn thông.
- Có năng lực làm việc và quản lý nhóm.
- Có khả năng trình bày rõ ràng các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết và các kết quả đạt được.
- Có năng lực vận dụng các kiến thức Vật lý đại cương và chuyên sâu vào quá trình làm việc.
- Có năng lực sử dụng hiệu quả tiếng Anh và công nghệ thông tin trong lĩnh vực Vật lý và Điện tử-Viễn thông.
- Có khả năng tiếp thu các kiến thức mới, học tập và cập nhật thông tin nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển nhanh chóng của ngành Điện tử-Viễn thông.
- Tự tin, trách nhiệm, trung thực, chuyên nghiệp, sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro.
- Có tư tưởng chính trị vững vàng; tuân thủ các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước; có ý thức, hành động phù hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Làm cán bộ kỹ thuật và quản lý ở các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình; các đơn vị tư vấn, thiết kế về điện tử, công nghệ viễn thông như Công ty hạ tầng mạng miền trung, Công ty mạng điện thoại Mobifone, Vinafone, Viettel, Công ty VNPT Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam…, Công ty truyền tải điện miền trung.
- Làm việc tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến Vật lý và điện tử - viễn thông trong và ngoài nước.
- Làm chuyên viên tư vấn cho khách hàng tại các công ty điện tử. Có khả năng tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về viễn thông.
- Giảng dạy các học phần thuộc Vật lý và điện tử - viễn thông tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước.
- Tiếp tục theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ về vật lí, điện tử-viễn thông trong và ngoài nước.
CHUẨN ĐẦU RA
VỀ KIẾN THỨC
Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu, hệ thống, hiện đại và thiết thực về lĩnh vực Việt Nam học, văn hóa và nghiệp vụ du lịch; đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp và tiếp tục học lên các bậc học cao hơn.
Có khả năng nghiên cứu khoa học Việt Nam học nói chung, nghiên cứu về văn hóa – du lịch nói riêng.
VỀ KỸ NĂNG
Có kỹ năng vận dụng kiến thức về Việt Nam học (văn hóa và du lịch) trong đời sống xã hội, hướng dẫn và giới thiệu văn hóa, du lịch Việt Nam, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Có kỹ năng tự học suốt đời, làm việc độc lập và làm việc hợp tác theo nhóm.
CÔNG VIỆC SINH VIÊN CÓ THỂ ĐẢM NHẬN SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Đảm nhận được những công việc có liên quan đến lĩnh vực Việt Nam học tại các cơ sở phù hợp với chuyên môn đào tạo trong cả nước như công tác văn hóa, hướng dẫn viên du lịch, làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước.
- Có thể làm công tác giảng dạy về Việt Nam học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học và cao đẳng trong cả nước khi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình độ, năng lực và được bổ sung thêm kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.
- Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm khoa học xã hội và nhân văn, các cơ quan văn hóa - du lịch, viện nghiên cứu khoa học Việt Nam học.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TOÁN ỨNG DỤNG
Mục tiêu của chuyên ngành toán ứng dụng là đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành cần các ứng dụng trực tiếp của Toán học. Cử nhân toán ứng dụng có kiến thức nền tảng và công cụ Toán học tốt, có năng lực về công nghệ thông tin và có hiểu biết về các chuyên ngành liên quan để có thể hiểu hoặc triển khai tốt các ứng dụng của toán học vào các lĩnh vực chuyên ngành.
CHUẨN ĐẦU RA
* VỀ KIẾN THỨC
– Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức cơ bản của toán học, vật lý và tin học.
– Trình độ ngoại ngữ: đọc thành thạo tài liệu bằng tiếng Anh; có khả năng viết báo cáo chuyên ngành bằng tiếng Anh; trình bày các báo cáo chuyên đề bằng tiếng Anh.
– Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực Toán học, đặc biệt là Toán ứng dụng.
– Hiểu biết cơ bản về những lĩnh vực trong cuộc sống cần đến thống kê và dự báo, cần đến các mô hình toán học, cần đến các thuật toán và chương trình để xử lý.
* VỀ KỸ NĂNG
– Kỹ năng nghề nghiệp:
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành đào tạo và vận dụng chúng vào các lĩnh vực Kinh tế;
- Công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan đến thông kê và dự báo. Xây dựng các mô hình để mô phỏng, đưa ra thuật toán để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
– Kỹ năng mềm:
- Có khả năng làm việc độc lập;
- Làm việc theo nhóm và với cộng đồng;
- Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong nước. Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ tốt cho công việc chuyên môn và quản lý;
- Có khả năng viết báo cáo, trình bày ý tưởng qua lời nói và hình ảnh.
VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi học xong chương trình cử nhân Toán (chuyên ngành ứng dụng), sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
– Dạy toán ứng dụng cho các trường cao đẳng, trung cấp,…
– Tham gia xây dựng thuật toán cho các phần mềm ứng dụng.
– Ứng dụng các mô hình toán học để phân tích số liệu phục vụ cho việc đánh giá và dự báo; phân tích, đánh giá các số liệu thống kê; phân tích, đánh giá cung cầu của thị trường.
– Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc ở các cơ sở sau:
- Các công ty tài chính: công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm;
- Các công ty cần xử lý số liệu lớn: công ty nghiên cứu thị trường, vận tải biển, hàng không;
- Các viện thống kê: cục thống kê, các viện nghiên cứu (y học, toán học, cơ học…);
- Các bộ phận kế hoạch, tài chính, nghiên cứu thị trường trong các tổ chức doanh nghiệp hay các bộ phận kế hoạch, thiết kế sản phẩm, điều độ sản xuất trong các đơn vị sản xuất.
Chuẩn đầu ra
1. Kiến thức
– Các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về toán học, có những kiến thức đầy đủ và sâu sắc về toán cơ bản, toán sơ cấp, toán ứng dụng và những kiến thức lý luận về thực tiễn dạy học môn Toán.
– Các kiến thức cơ bản và cập nhật về khoa học giáo dục và sư phạm.
– Có hiểu biết về công tác tổ chức, quản lý trong ngành giáo dục, trong nhà trường hiện nay.
2. Kỹ năng
– Kỹ năng sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành giảng dạy môn Toán.
– Có khả năng giảng dạy các kiến thức Toán cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng nội dụng đổi mới phương pháp dạy và học ở trường trung học phổ thông hiện nay.
– Khả năng tư duy toán học, khả năng giáo dục để giảng dạy các kiến thức toán cho học sinh.
– Khả năng tư duy sáng tạo, cách tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học.
– Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
– Công tác tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, các trường đại học;
– Công tác tại các viện, các trung tâm nghiên cứu về toán (lý thuyết và ứng dụng);
– Công tác tại các Phòng và Sở giáo dục và đào tạo.
CHUẨN ĐẦU RA
VỀ KIẾN THỨC
- Có hiểu biết về Các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết chung về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của Việt Nam và thế giới.
- Có kiến thức toàn diện, hệ thống và sâu rộng về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại để làm công tác giảng dạy môn Lịch sử tại các trường Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và đại học.
- Có kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu Lịch sử.
- Có kiến thức cơ bản và cập nhật về khoa học giáo dục và sư phạm.
VỀ KỸ NĂNG
- Có kỹ năng phát hiện và đề xuất vấn đề nghiên cứu Lịch sử: sưu tầm, tập hợp, nghiên cứu, tổng hợp tư liệu lịch sử, phát hiện và đề xuất vấn đề nghiên cứu khoa học.
- Có kỹ năng tổ chức, thực hiện đề tài nghiên cứu Lịch sử.
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
- Có kỹ năng Sư phạm để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả.
- Có kỹ năng tự đổi mới, tự bổ túc, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội; sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn dạy và học Lịch sử.
- Khả năng tư duy sáng tạo, cách tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngành học.
- Kỹ năng tìm kiếm và tự tạo việc làm.
VỀ THÁI ĐỘ
Chương trình nhằm hình thành ở người học:
Phẩm chất của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
Ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Làm công tác giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu.
- Làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ quan báo chí và xuất bản; các cơ quan văn hoá, cơ quan công quyền các cấp.
- Tiếp tục học lên ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ các ngành liên quan đến Lịch sử.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Lịch sử hình thành
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (tên tiếng Anh: The University of Danang, University of Education) - được thành lập từ những cơ sở giáo dục – đào tạo tiền thân sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đến nay, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã có hơn 40 năm tuổi. Trong cuộc hành trình hơn 4 thập kỷ qua, biết bao thế hệ thầy và trò Trường Đại học Sư phạm đã vượt qua bao khó khăn thử thách để vươn lên trong giảng dạy và học tập để đưa nhà trường trở thành một trong những Trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia.
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng: 40 năm - Hành trình gieo hạt
Tháng 12 năm 1975, nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một nền giáo dục mới trên địa bàn Quảng Nam Đà Nẵng; UBND tỉnh đã quyết định thành lập Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng. Đây là cơ sở sư phạm ra đời đầu tiên trong hệ thống các cơ sở sư phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đồng thời cũng là cơ sở giáo dục tiền thân đầu tiên của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng sau này.
Tiếp sau sự ra đời của Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng, ngày 03/11/1976, Trường Cao Đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng được thành lập. Trong số các cơ sở giáo dục tiền thân của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng sau này, Trường Cao Đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng có vai trò đặc biệt quan trọng. Tháng 09/1990, Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng (lúc này đã bao gồm Trường Sư phạm Mẫu giáo Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập vào tháng 08/1985, Trường Nuôi dạy trẻ Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập tháng 10/1987 và Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý và Nghiệp vụ giáo dục Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập tháng 07/1988) được UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập vào Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng.
Tiếp tục quá trình phát triển, ngày 04/04/1994, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng - được thành lập theo Nghị định 32/CP của Chính phủ, trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng, cở sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, bộ môn cơ bản của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi.
Lúc này, Trường Đại học Sư phạm là một trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp, đào tạo cử nhân khoa học và đào tạo sau đại học; giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản cho các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên.
Dẫu mốc trở thành một thành viên của Đại học Đà Nẵng năm 1994 đã mở ra cho Trường Đại học Sư phạm một trang sử mới với tinh thần đổi mới, hội nhập và phát triển. Đến nay, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế của một học hiệu uy tín, chất lượng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Tháng 04/2016, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã được cấp giấy chứng nhân đạt chuẩn chất lượng đào tạo. Đây là trường đại học đầu tiên trong cả nước được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Trường có, trong đó có 14 Giáo sư, Phó Giáo sư 84 Tiến sĩ, 192 Thạc sĩ và 69 Giảng viên chính. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Nhà trường cũng đa dạng hóa và mở rộng loại hình đào tạo. Bên cạnh đào tạo Đại học bậc chính quy với 29 ngành, Nhà trường cũng mở rộng đào tạo sau đại học với tổng cộng 16 ngành Cao học và 03 ngành Nghiên cứu sinh. Đào tạo hệ vừa làm vừa học cũng như đào tạo lưu học sinh nước ngoài cũng được đặc biệt quan tâm. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng có những bước tiến mới
Qua hơn 40 năm xây dựng, phát triển và hơn 20 năm là thành viên của Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm đã đào tạo được hàng trăm thạc sĩ và tiến sĩ, hơn 20.000 cử nhân sư phạm và cử nhân khoa học, hơn 14.000 cử nhân cao đẳng sư phạm, 17.500 trung cấp sư phạm tiểu học và mầm non. Chuẩn hoá gần 18.000 giáo viên các cấp, đào tạo gần 5.000 cán bộ quản lý giáo dục.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (2002), Huân chương Lao động hạng Nhất (2016) cùng nhiều bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng...
Sứ mạng - Tầm nhìn - Triết lý giáo dục
1. SỨ MẠNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng thực hiện trọng trách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn; phục vụ cộng đồng với cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục, hội nhập quốc tế.
2. TẦM NHÌN
Đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng là cơ sở giáo dục đại học tự chủ hội đủ năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học trên một số lĩnh vực mũi nhọn đạt chuẩn chất lượng quốc tế; được phân tầng và xếp hạng cao, có vị thế uy tín trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
3. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Toàn diện - Khai phóng - Sáng tạo - Thực nghiệm
- Giáo dục toàn diện: Sản phẩm được đào tạo phải có đầy đủ các yếu tố Đức – Trí – Thể - Mỹ, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
- Khai phóng: Giáo dục hướng tới xây dựng cho người học một nền tảng kiến thức rộng, cung cấp những kỹ năng cần thiết giúp lĩnh hội và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời có chuyên môn sâu ở một lĩnh vực nhất định.
- Sáng tạo: Sáng tạo là đặc tính riêng có của con người, và là yêu cầu cần thiết đối với người làm khoa học. Hình thành tư duy sáng tạo, độc lập là cơ sở để tạo ra những phát kiến, phát minh khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy của người giáo viên.
- Thực nghiệp: Thực nghiệp có vai trò quan trọng trong đào tạo, học phải đi đôi với hành, những kiến thức được tiếp nhận từ nhà trường phải vận dụng linh hoạt vào quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp.
4. GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA NHÀ TRƯỜNG
- Chất lượng là nền tảng;
- Giáo dục con người phát triển toàn diện;
- Phát triển xã hội học tập, người học là trung tâm;
- Xây dựng môi trường đào tạo dân chủ, kỷ cương, công khai và thân thiện;
- Học hỏi kinh nghiệm giáo dục đại học và sau đại học trong nước và quốc tế với tinh thần chủ động và sáng tạo;
- Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo và NCKH;
- Trách nhiệm phục vụ đất nước và cộng đồng.
- Toàn thể công chức, viên chức là một tập thể đoàn kết, có ý thức giữ gìn, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, phấn đấu xây dựng Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN không ngừng phát triển.
- Phẩm chất, năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý là nhân tố quyết định chất lượng.
Nguồn: Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng