Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên - Chuyên ngành Kinh tế | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kinh tế

      Chương trình

      Ngành

      Kinh tế

      Thời lượng

      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế học theo định hướng chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; kiến thức trong các lĩnh vực tài chính học, quản lý kinh tế và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô; và khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học – kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực kinh tế học; và
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, kinh tế phát triển.
      • Có kiến thức kinh tế học chuyên sâu, kinh tế tài nguyên, nắm vững các lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế;
      • Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, thông tin kinh tế vĩ mô;
      • Có kiến thức và mô hình kinh tế phân tích diễn biến và xu hướng vận động của các chỉ số kinh tế quan trọng của nền kinh tế; và
      • Có kiến thức căn bản về kinh tế học, có kiến thức về ứng dụng khoa học kinh tế trong các lĩnh vực kinh tế.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:

      • Tiếp cận các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
      • Vận dụng quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo; và
      • Ứng dụng khoa học kinh tế trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản, phân tích sự vận động của nền kinh tế thông qua quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường và qua chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ.

      Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp:

      • Thực hiện các công việc cơ bản về phân tích hành vi sản xuất, hành vi người tiêu dùng, phân tích hoạt động kinh doanh; phân tích thị trường, phân tích tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
      • Tham gia triển khai các công việc được giao về quản lý kinh tế vi mô, quản lý hành vi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn:

      • Thu thập, phân loại, xử lý và tính toán các chỉ tiêu kinh tế vi mô và vĩ mô quan trọng của nền kinh tế;
      • Vận dụng, ứng dụng các mô hình, định luật kinh tế học vào thực tiển;
      • Phân tích thị trường, đánh giá sự tác động của cơ chế thị trường đến hoạt động của nền kinh tế;
      • Phân tích, đánh giá tác động của các chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ đối với nền kinh tế;
      • Phân tích nguyên nhân, diễn biến, và tác động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng đối với tăng trưởng, lạm phát và an sinh xã hội của nền kinh tế; và tham mưu, tư vấn về các chính sách vĩ mô.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm; và làm việc chuyên môn trong nhóm.
      • Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, có năng lực giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và có khả năng thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/ xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng ngoại ngữ tương đương trình độ B, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) tương đương trình độ A và một số phần mềm kinh tế ứng dụng; sử dụng thành thạo Internet trong giao tiếp và thu thập thông tin kinh tế.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên/cán bộ quản lý kinh tế: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội.
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn kinh tế: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh tế và chính sách kinh tế cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về chính sách tiền tệ, tài chính, ngoại thương; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về chính sách kinh tế.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển và kinh tế học ứng dụng.