Trường Đại học Sư phạm TP. HCM - Chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Sư phạm Ngữ văn

      Chương trình

      Ngành

      Sư phạm Ngữ Văn

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: tổng số tín chỉ cho toàn khóa học là 135 tín chỉ bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn (chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng).

      Đối tượng tuyển sinh: theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đề án tự chủ tuyển sinh hàng năm của trường.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, làm cán bộ quản lý giáo dục, phụ trách chuyên môn tại các sở giáo dục và đào tạo ...; sinh viên có thể học tiếp sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) các ngành: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy Văn học; Lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt.

      Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề; có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên. Nắm vững các kiến thức, kĩ năng cần thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học của người giáo viên ngữ văn và chuẩn bị cho việc học ở các bậc tiếp theo.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Phẩm chất

      • Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
      • Phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp

      Năng lực chung

      • Năng lực tự học
      • Năng lực giao tiếp
      • Năng lực hợp tác
      • Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin
      • Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề

      Năng lực chuyên môn

      • Năng lực hiểu và vận dụng kiến thức ngôn ngữ
      • Năng lực hiểu và vận dụng kiến thức văn học
      • Năng lực nghiên cứu khoa học

      Năng lực nghề nghiệp

      • Năng lực hiểu người học
      • Năng lực phát triển chương trình; nghiên cứu, thiết kế và thực hành hoạt động dạy học
      • Năng lực hiểu môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục
      • Năng lực đánh giá

      Cơ hội nghề nghiệp

      Trở thành giáo viên giảng Ngữ văn ở các trường THPT trong cả nước.