Chương trình
Ngành
Kế toánThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức bao gồm kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành. Đối với khối kiến thức đại cương, chương trình chủ yếu cung cấp kiến thức về kinh tế chính trị, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoại ngữ trình độ B1 chuẩn, toán cơ sở,...
- Đối với khối kiến thức cơ sở ngành nhằm mục tiêu trang bị những kiến thức kinh tế cơ bản giúp người học có kiến thức mở rộng về kinh tế và có thể vận dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp thu khối kiến thức chuyên ngành.
- Đối với khối kiến thức chuyên ngành, chương trình nhằm mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức chuyên ngành về mặt lý thuyết, thực tế, thực hành chuyên môn. Sao cho khi ra trường sinh viên có thể nắm được các kiến thức cơ bản, chuyên sâu về tài chính, kế toán, đồng thời có thể thực hành làm việc tại các doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác.
- Chương trình đào tạo trang bị các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cho người học làm được công việc kế toán ở mọi vị trí phần hành của bộ máy kế toán và các công việc khác trong các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, xã, phường, HTX, các tổ chức khác
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Thứ nhất, có kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đồng thời, có kiến thức thực tế vững chắc để có thể giải quyết các công việc phát sinh trong thực tế trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Thứ hai, có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật thông qua khối lượng kiến thức cung cấp từ các học phần đại cương và cơ sở ngành, trong đó người học có kiến thức về pháp luật trong tài chính và kế toán như: Nắm vững kiến thức về Luật và Chế độ, chính sách tài chính, kế toán hiện hành. Đồng thời, có kiến thức về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Thứ ba, có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc thông qua kiến thức cung cấp từ các học phần tin học, các học phần cần ứng dụng phần mềm và tìm kiếm tri thức từ công cụ công nghệ thông tin.
- Thứ tư, có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát quá trình thực hiện công việc trong lĩnh vực tài chính kế toán và lĩnh vực công việc khác trong đơn vị.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng vận dụng chuyên môn ứng dụng thực tiễn: Người học đạt được các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đối với ngành kế toán như: Kỹ năng tổ chức, phân công công việc; tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức hệ thông sổ kế toán và báo cáo tài chính. Có kỹ năng đọc, hiểu và truyền đạt các văn bản liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
- Có các kỹ năng bổ trợ chuyên môn: Đạt được kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tin học đáp ứng nhu cầu công việc, sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán; biết viết và trình bày báo cáo; biết ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu, các văn bản, quy định hiện hành liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán;
- Có kỹ năng tương tác: Người học đạt được kỹ năng cơ bản làm việc nhóm, làm việc độc lập; biết xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết, biết thuyết trình, thuyết phục người nghe, phản biện, giải quyết tình huống và các vấn đề liên quan lĩnh vực tài chính kế toán và lĩnh vực khác trong mọi tổ chức kinh tế xã hội.
- Có kỹ năng tự nâng cao năng lực cá nhân: Người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn dựa trên những kiến thức nền tảng đã được trang bị. Có khả năng tự phát hiện, xét đoán và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động tài chính kế toán và các hoạt động khác của đơn vị.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí, vai trò khác nhau để làm những công việc liên quan đến tài chính kế toán và các công việc khác trong các doanh nghiệp, trong đơn vị HCSN, đơn vị xã, phường, thị trấn, hợp tác xã và các tổ chức khác hoặc tự khởi sự kinh doanh, lập nghiệp trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể như:
- Đảm nhận các vị trí kế toán tương ứng với các phần hành: Kế toán vật tư, Kế toán TSCĐ, Kế toán thuế, Kế toán thanh toán, Kế toán tiền lương, Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng tại các đơn vị như: Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, Danh nghiệp sản xuất, Doanh nghiệp xây lắp, Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, đơn vị hành chính sự nghiệp, hợp tác xã, đơn vị xã, phường, thị trấn và các tổ chức khác.
- Người học có thể đảm nhận các vị trí khác nhau tại Phòng Tài chính, Phòng Kinh doanh của đơn vị.
Ngoài ra, người học có thể tự mở làm dịch vụ Kế toán, tư vấn tài chính, kiểm toán, phân tích kinh doanh cho các tổ chức, đơn vị trên.