Chương trình
Ngành
Lâm nghiệpThời lượng
1 thángThời gian đào tạo: 04 năm
Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư ngành Lâm nghiệp nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực Lâm sinh học, cải thiện giống cây rừng, bảo tồn đa da sinh học, quản lý tài nguyên rừng, quy hoạch rừng, quản lý môi trường rừng.
Đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát triển rừng; điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, rừng và môi trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp; nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp. Chương trình cũng cung cấp cho sinh viên khả năng sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức vững vàng về các biện pháp tạo rừng và phương thức xử lý lâm sinh đối với từng loại rừng
- Giải thích được nguyên lý của các phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên rừng (rừng, đất nói chung và đất rừng nói riêng) và cơ sở lý luận của công tác quy hoạch Nông- Lâm nghiệp và thiết kế sản xuất
- Có kiến thức cần thiết về kinh tế xã hội và nhân văn cũng như kiến thức về luật pháp để tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất Nông – Lâm nghiệp trong thực tiễn sản xuất.
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có tư duy phản biện; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng; sử dụng và tái tạo tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lâm nghiệp.
- Đào tạo kỹ sư ngành Lâm nghiệp nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có kiến thức và kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát triển rừng; điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, rừng và môi trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp; nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp.
- Biết sử dụng thành thạo các phương pháp điều tra, đánh giá và phân tích tài nguyên rừng; biết thiết kế sản xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án quy hoạch ở cấp vi mô; có khả năng tư vấn và chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp cho các cơ sở sản xuất lâm nghiệp ở những địa phương khác nhau.
Về kỹ năng
- Kỹ năng chuyên môn
+ Nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc, yêu ngành, yêu nghề, nghiêm túc, khách quan, trung thực.
+ Sử dụng thành thạo các phương pháp điều tra, đánh giá và phân tích tài nguyên rừng và đất;
+ Có khả năng làm các công tác thiết kế sản xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án quy hoạch ở cấp vi mô;
+Có khả năng tư vấn, phổ cập và chuyển giao kỹ thuật lâm- nông nghiệp cho các cơ sở sản xuất lâm nghiệp tại các địa phương khác nhau;
+ Thiết kế, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng và phát triển tài nguyên Nông – Lâm nghiệp;
+ Điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch Nông- Lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất;
+ Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ Lâm- Nông nghiệp;
+ Tham gia đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trung học, công nhân trong lĩnh vực chuyên môn phụ trách.
- Kỹ năng mềm
+ Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo
+ Có khả năng thuyết trình, trình bày một chủ đề trước tập thể, đám đông. Có tư duy sáng tạo và khả năng làm việc theo nhóm phát huy sức mạnh tập thể,
+ Trình độ ngoại ngữ: Theo quy định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ của Trường Đại học Thành Tây đối với khối không chuyên ngữ.
+ Trình độ tin học: Theo quy định về chuẩn đầu ra tin học của Trường Đại học Thành Tây đối với khối không chuyên về công nghệ thông tin
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan kiểm lâm, cảnh sát môi trường, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý về lâm nghiệp.
- Các doanh nghiệp có liên quan tới tài nguyên rừng và môi trường, các lâm trường, công ty lâm nghiệp, công ty nguyên liệu giấy, xí nghiệp chế biến lâm sản.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường các cấp.
- Các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và tư vấn các cấp về nông lâm nghiệp
- Các tổ chức quốc tế, phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội nghề nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm các tỉnh và huyện.
- Các trường dạy nghề, Cao đẳng, Đại học, các tổ chức, cơ sở nghiên cứu lâm nghiệp trong nước và quốc tế.
Nguồn: Đại học Thành Tây