Chương trình đào tạo
1 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Mục tiêu đào tạo
Kiến thức chung:
- Nắm vững các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Có kiến thức đại cương có liên quan đến ngành học (Văn hóa, hành chính, pháp luật, Y sinh học, Toán).
Kiến thức chuyên ngành:
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm.
- Nắm vững kiến thức các môn thể thao chuyên ngành.
- Có kiến thức cơ bản về phương pháp NCKH trong lĩnh vực Giáo dục Thể chất.
- Có kiến thức tổ chức hoạt động công tác Đoàn Thanh niên và Đội TNTP HCM.
Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng thực hiện chương trình, tổ chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn học giáo dục thể chất ( Thể dục) cho học sinh – sinh viên trong các trường thuộc hệ
- thống giáo dục quốc dân.
- Có kỹ năng thực hành các môn thể thao trong chương trình đào tạo. Khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên phải đạt tiêu chuẩn vận động viên cấp II ở môn thể thao chuyên ngành và tiêu chuẩn vận động viên cấp III ở 02 môn thể thao tự chọn.
- Có kỹ năng trong tổ chức và quản lý các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường.
- Có kỹ năng triển khai và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục thể chất.
- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với học sinh và đồng nghiệp đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục và xử lý tốt các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy, quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên.
Kỹ năng mềm:
- Có năng lực làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
- Có kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động tập thể, công tác Đoàn, Đội....
- Biết kết hợp và vận dụng linh hoạt giữa kỹ năng “cứng” và kỹ năng “mềm” trong giải quyết công việc.
Vị trí, khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm công tác giảng dạy môn học TDTT ở các bậc học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân; là cán bộ chuyên môn trong các cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan quản lý xã hội về TDTT; hoặc tổ chức hướng dẫn hoạt động thể dục thể thao cho mọi người tại các đơn vị TDTT cơ sở, các câu lạc bộ TDTT.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh là một trường đại học được thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1977, trụ sở của Trường được đặt tại Phường Trang Hạ, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Trường là một trong những cơ sở đào tạo chuyên ngành đội ngũ cán bộ Thể dục thể thao có trình độ đại học và trên đại học, vận động viên các môn thể thao cung cấp cho khu vưc miền bắc cũng như cả nước.
Giới thiệu trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Lịch sử
Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh tiền thân là Trường Trung cấp TDTT Trung ương được thành lập ngày 14/12/1959. Đến ngày 31/1/1964, Trường được đổi tên là Trường cán bộ TDTT Trung ương.
Ngày 25/10/1977, Tổng cục Thể dục Thể thao đã ra Quyết định số 446/QĐ-ĐT, nâng cấp Trường cán bộ TDTT Trung ương thành Trường Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn. Sau đó, lần lượt từ năm 1981 đến năm 1992, để phù hợp với hoàn cảnh và nhiệm vụ đào tạo mới, Trường tiếp tục được đổi tên thành Trường Đại học TDTT và sau đó là Trường Đại học TDTT I.
Ngày 4 tháng 2 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 149/QĐ-TTg, đổi tên Trường thành Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Sứ mệnh
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên thể dục thể thao chất lượng cao, gắn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao cả nước; là cơ sở nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thể dục thể thao, phục vụ phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế
Khoa
- Khoa Sư phạm Thể dục
- Khoa Huấn luyện thể thao
- Khoa Quản lý Thể dục thể thao
- Khoa Y học Thể dục thể thao
- Khoa Tại chức sau Đại học
- Khoa Giáo dục Quốc phòng
Bộ môn
- Bộ môn Bắn súng
- Bộ môn Bóng bàn
- Bộ môn Bóng chuyền
- Bộ môn Bóng đá - Đá cầu
- Bộ môn Bóng ném
- Bộ môn Bóng rổ
- Bộ môn Cờ
- Bộ môn Cầu lông
- Bộ môn Điền kinh - Cử tạ
- Bộ môn Lý luận Thể dục Thể thao
- Bộ môn Lý luận đại cương
- Bộ môn Thể dục
- Bộ môn Quản lý Thể dục Thể thao
- Bộ môn Thể thao dưới nước
- Bộ môn Tâm lý - Giáo dục
- Bộ môn Quần vợt
- Bộ môn Y sinh học
- Bộ môn Vật - Judo
- Bộ môn Võ - Quyền Anh
Nguồn: Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh