Chương trình đào tạo
2 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Mục tiêu đào tạo
- Sinh viên ngành GDTC được trang bị các kiến thức lý luận và thực hành các môn thể thao, cũng như được trang bị các kỹ năng để trở thành một giáo viên TDTT có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tham gia giảng dạy TDTT trong trường học các cấp.
- Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT, để vận dụng vào trong thực tiễn giảng dạy cũng như trong hoạt động phát triển TDTT quần chúng tại các cơ sở.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên ra trường sẽ trở thành: giáo viên TDTT trong trường học các cấp; có cơ hội để trở thành các chuyên viên tổ chức sự kiện thể thao; có thể trở thành các cán bộ TDTT tại các cơ sở; cũng có thể trở thành hướng dẫn viên, huấn luyện viên trong các CLB thể thao, các trung tâm văn hóa thể thao, các nhà văn hóa thiếu nhi của các địa phương.
Kiến thức và kỹ năng cần có:
- Có kiến thức khoa học về quản lý TDTT vững vàng;
- Có năng lực chuyên môn và năng lực ngoại ngữ để tự học suốt đời.
- Hiểu và nắm được những kiến thức nhất định về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, đặc biệt là quản lý hoạt động TDTT trong các tổ chức và doanh nghiệp
- Có khả năng tự lập, sáng tạo, tự nâng cao tri thức, có năng lực tự phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề.
- Có năng lực nghiệp vụ và tố chất cần thiết để đảm đương nhiệm vụ trong quản lý TDTT khác nhau như: quản lý phong trào TDTT quần chúng, rèn luyện sức khoẻ vui chơi giải trí, truyền bá và phát triển lĩnh vực TDTT quần chúng, quản lý cán bộ TDTT, quản lý các công trình và cơ sở vật chất TDTT, quản lý thể thao chuyên nghiệp…
Cơ hội nghề nghiệp
Theo đuổi ngành Quản lý thể dục thể thao, bạn sẽ tìm thấy nhiều vị trí, cơ hội việc làm hấp dẫn trong các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội thể thao bao gồm:
- Người đại diện thể thao
- Chuyên viên đàm phán tài trợ
- Giám đốc kinh doanh thể thao
- Chuyên viên marketing thể thao
- Chuyên viên quản lý phòng GYM
- Chuyên viên quản lý thể thao giải trí
- Chuyên viên quản lý du lịch thể thao
- Chuyên viên quản lý sự kiện thể thao
- Chuyên viên tổ chức sự kiện thể thao
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao
- Chuyên viên quản lý thể thao chuyên nghiệp
- Chuyên viên quản lý công trình thể thao tại resort
Đánh giá
3 đánh giá
Giới thiệu
Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh (website: ush.edu.vn) là trường Đại học đào tạo thể chất lớn nhất miền nam, thu hút hàng ngàn thí sinh dự thi mỗi năm.
Trường Đại học Thể dục Thể thao TPHCM đào tạo chuyên ngành các môn thể thao phục vụ công tác giảng dạy hoặc đi thi đấu. Trường có nhiều bậc đào tạo nhưng trọng yếu là hệ đào tạo đại học và sau đại học
Sinh viên ĐH TDTT TP.HCM
Giới thiệu về trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM
Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh (ĐH TDTT TP.HCM) tiền thân là trường Cán bộ Thể dục Thể thao Miền Nam được thành lập ngày 28/01/1976. Thời gian này tập luyện tại sân vận động Hoa Lư và ở ký túc xá tại 98 Trần Quang Khải Quận 1 – TP.HCM.
Ngày 26/10 năm 1977 trường được đổi tên thành trường Trung học Thể dục Thể Thao TW2 theo quyết định số 458/TC của Tổng cục Thể dục Thể dục Thể thao. Giai đoạn này trường đặt tại số 2 Lê Đại Hành - Q11 (1977–9/1990 ).
Tháng 7/1977 trường Trung học TDTT TW2 liên kết với trường Đại học TDTT Từ Sơn – Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) mở khóa đào tạo Đại học TDTT đầu tiên. Ngày 18/9/1985 theo quyết định số 234/HĐBT của Hội đồng bô trưởng (nay là Chính phủ), Trường Trung học TDTT TW2 được chính thức đổi tên và nâng cấp thành trường Đại học TDTT II.
Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Hoàng Tuấn Anh gắn Huân chương Độc lập hạng 3 lên cờ truyền thống Trường
Với mô hình kết hợp giữa đào tạo và huấn luyện, trường Đại học TDTT TP.HCM đã luôn gắn chặt, kết nối các nhiệm vụ với nhau để hoàn thành tốt các chỉ tiêu về đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; tổ chức triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính thức tiễn, ứng dụng trực tiếp cho công tác giảng dạy, huấn luyện.
Trường Đại học TDTT TP.HCM – 40 năm xây dựng phát triển và hội nhập
Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực là những thầy cô giáo chuyên giảng dạy giáo dục thể chất, phục vụ cho công tác giảng dạy với cấp phổ thông và đại học.
Tầm nhìn
Từ năm 2015 và 2020: đề ra những nhiệm vụ cụ thể và xây dựng chức năng hoạt động của từng đơn vị (27 đơn vị); thông qua bảng quy chế cụ thể của từng đơn vị. Dựa trên các điều kiện đảm bảo và nguồn lực hiện có của nhà trường về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, trình độ của giảng viên (học vị,học hàm). Từ đó đề ra tầm nhìn, sứ mạng, phương án phát triển trường theo phân kỳ các giai đoạn cụ thể đến 2020.
Hoạt động của sinh viên
Trường Đại học Thể dục Thể thao TP HCM luôn tổ chức những hoạt động cho sinh viên nhằm giúp sinh viên có những phút giây thoải mái sau giờ học, nâng cao tinh thần thi đua, cạnh tranh lẫn nhau và rèn luyện sức khỏe.
Đại học thể dục thể thao HUS – Bài dự thi cổ động đồng diễn
Chiều ngày 11/1/2016 tại Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM đã diễn ra Lễ tuyên dương Sinh viên 5 tốt và Sinh viên tiêu biểu cấp Trường, để động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác Đoàn, Hội năm học 2014 – 2015.
Sinh viên được tặng Giấy khen của Hiệu trưởng vì có tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên năm học 2014 – 2015
Các hoạt động thể dục thể thao vẫn là những hoạt động chính dành cho sinh viên tại trường. Trong các cuộc thi thể thao, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP HCM luôn giành những vị trí cao, đem về những thành tích to lớn.
Đội ngũ giảng viên
Từ khi thành lập trường đến nay, đã có 486 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang làm việc tại trường. Trong đó có 5 GS.TS, 10 PGS.TS, 55 tiến sĩ, 208 thạc sĩ. Hiện nay, đang công tác tại trường có 318 người, trong đó có 1 GS, 5 PGS, 33 TS, 167 ThS và 87 cử nhân. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 81%. Đội ngũ này ngày càng lớn mạnh và đáp ứng được yêu cầu phát triển của trường hiện nay và trong tương lai.
Chân dung giảng viên tại trường
Cơ sở vật chất
Trong thời gian đầu xây dựng nhà trường còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Sinh viên các khóa vừa phải đảm bảo việc học tập vừa phải tham gia lao động xây dựng nhà trường. Đến tháng 9/1990 trường được chuyển địa điểm từ trường đua Phú Thọ cũ số 2 Lê Đại Hành (Q11) đến địa điểm chính thức mới khu phố 6, phường Linh Trung , quận Thủ Đức, TP.HCM.
Cổng trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM
Hiện nay trang thiết bị, dụng cụ phục vụ học tập đã đầy đủ, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên. Ngoài ra trường còn có các địa điểm cho sinh viên thoải mái tham gia các hoạt động thể thao như sân đá bóng, sân bóng rổ, bóng chuyền,…đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của sinh viên cũng như giảng viên.
Thành tựu
Năm 2011, Trường Đại học TDTT TP HCM đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng 3.
Ngoài ra Hiệu trường nhà trường – GS.TS Lê Qúy Phượng nhận được danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc.
GS.TS Lê Quý Phượng – Hiệu trưởng nhà trường nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc
Cựu sinh viên nổi bật
Người mẫu Lê Thúy
Năm 2010, Lê Thúy vào Nam luyện thi vào Đại học Thể dục thể thao TP HCM và tham gia đội bóng chuyền nữ Cao su Phú Riềng.
Trong lần Nam tiến này, cô tình cờ biết đến và thử sức mình với cuộc thi Vietnam's Next Top Model 2011. Gặp không ít khó khăn khi từ một vận động viên trở thành một người mẫu nhưng sự luyện tập miệt mài cùng sự giúp đỡ của bạn bè, Lê Thúy đã hoàn toàn lột xác và luôn nằm trong 'tầm ngắm' của các nhà thiết kế hàng đầu trong nước.
Nguồn: Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Điền Kinh Okokookok
Đã học khoá học: Điền kinh tại đây.
Ưu điểm
Có bạn nào biết bạn Trương Phi Tiến, khóa K43 huấn luyện điền kinh còn học không, mình liên lạc không được.
Điểm cần cải thiện
Môi trường học tập, lao động, sinh hoạt tốt
Trải nghiệm và lời khuyên
Ok môi trường học rất tốt. Okokokokokokokokokokokok
Yêu Thích
Đã học khoá học: HLV bóng rổ tại đây.
Ưu điểm
học phí tương đối phù hợp, nhiều hoạt động bổ ích được tổ chức thường xuyên, có đầy đủ trang thiết bị, môi trường bồi dưỡng thể chất tốt, trường không tạo cảm giác áp lực trong việc học
Điểm cần cải thiện
cơ sở vật chất cần được cải thiện, nhất là phòng thể dục dụng cụ
Trải nghiệm và lời khuyên
nhiều hoạt động bổ ích được tổ chức thường xuyên cho sinh viên giao lưu học hỏi cũng như rèn luyện kỹ năng và tiếp thu kinh nghiệm cho bản thân, ai yêu thích bộ môn thể dục thể thao thì đây là ngôi trường đáng suy nghĩ
Đam Mê Thể Thao
Đã học khoá học: Huấn luyện thể thao tại đây.
Ưu điểm
- Trường có mức học phí hợp lí - Chuyên đào tạo về bộ môn thể dục thể thao - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao - Có nhiều chương trình ngoại khoá hữu ích
Điểm cần cải thiện
- cơ sở vật chất nên nâng cấp, hiện đại hơn nữa.
Trải nghiệm và lời khuyên
Trường là nơi tiếp bước đam mê yêu bộ môn thể dục dục thể thao. Tại nay bạn sẽ được học tập lý thường, rèn luyện chuyên môn.