Chương trình đào tạo
30 ngành
Thời giam đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về quản lý nhàn nước (hành chính nhà nước). Qua đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các cơ quan nhà nước tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến địa phương; các đơn vị sự nghiệp cũng như các doanh nghiệp (cả khu vực công và khu vực tư).
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá về nhân sự.
- Soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu cơ quan.
- Tổ chức làm việc khoa học, tổ chức hội họp, tiếp khách.
- Phân tích, hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách công;
- Giải quyết các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cơ bản như tư pháp, xây dựng, đất đai, chứng thực,...
- Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Giải quyết tình huống trong quản lý nhà nước;
- Nghiên cứu khoa học hành chính, khoa học quản lý.
- Có khả năng vận dụng các kỹ năng mềm trong công tác như: phân tích và giải quyết vấn đề; làm việc theo nhóm; lập kế hoạch, quản lý thời gian; giao tiếp hành chính, thành thạo tin học văn phòng, tin học ứng dụng trong quản lí hành chính; sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.
Cơ hội nghề nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở vị trí chuyên viên hành chính trong các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư. Tương lai sẽ thích hợp với vị trí quản lý.
- Nghiên cứu viên về Khoa học Hành chính, Khoa học Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sánh của Đảng và Nhà nước.
- Làm công tác giảng dạy về Khoa học Hành chính, Khoa học Quản lý tại các cơ sở giáo dục.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Luật có đạo đức, tri thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay; có phẩm chất chính trị và trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, góp phần tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng vận dụng kiến thức về pháp luật và ngoại ngữ vào thực tiễn nghề nghiệp; có sức khỏe tốt, có tư duy độc lập, năng động, tích cực trong công việc, đáp ứng tốt các yêu cầu của thế giới nghề nghiệp và xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Vận dụng các khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành về lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật cũng như một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn;
- Áp dụng các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý chuyên ngành về Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế, và một số Luật quốc tế,... trong việc nhận biết và giải quyết các vấn đề thực tiễn chuyên môn;
- Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.
Về kỹ năng
- Kỹ năng đàm phán, giao kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh, thương mại,…;
- Kỹ năng giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại;
- Kỹ năng tư vấn về các vấn đề liên quan đến pháp luật;
- Kỹ năng nhận biết và sử dụng các công cụ pháp luật để quản lý rủi ro trong kinh doanh;
- Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình tốt; kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý công việc một cách logic và sáng tạo; có khả năng phản biện xã hội và thích ứng nhanh với thay đổi của thực tiễn;
- Có kỹ năng tiếng Anh ở mức theo chuẩn B1 Châu Âu, có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;
- Có trình độ tin học tốt thông qua chứng chỉ tin học văn phòng quốc tế ICDL để có thể tự khai thác được thông tin, hoàn thiện văn bản, sử dụng và bảo mật được các phần mềm chuyên ngành.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan nhà nước: công an, quân đội, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra, thi hành án, pháp chế ngành;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ ngành và cơ quan nhà nước khác;
- Các Công ty, Tổng công ty, các loại hình doanh nghiệp khác;
- Các tổ chức hành nghề luật: văn phòng luật sư, công chứng, các hiệp hội nghề nghiệp, dân sự, thừa phát lại, trọng tài thương mại;
- Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; tổ chức kinh tế; đơn vị sự nghiệp có liên quan đến lĩnh vực luật.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
- Chương trình đào tạo ngành Vật lý học trình độ đại học góp phần đào tạo cử nhân có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành đào tạo; khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường và khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, có khả năng thích ứng với các ngành nghề liên quan với các kiến thức vật lý đã được học tập và nghiên cứu.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Kiến thức cơ bản về Vật lý học hiện đại làm nền tảng nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới.
- Kiến thức cơ sở về các thiết bị thực nghiệm, thiết kế kỹ thuật, đo lường, thu thập và phân tích, xử lý số liệu.
- Kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực quang phổ: phổ nguyên tử, phân tử, quang phổ huỳnh quang, quang phổ Raman, quang phổ kế, plasma và ứng dụng của quang phổ trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, môi trường, vật liệu và năng lượng.
- Kiến thức về các mạch đo lường cảm biến, đặc tính vật lý của các linh kiện bán dẫn, nguyên tắc hoạt động của các loại laser và led, các tính chất của bức xạ laser và led, ứng dụng laser và led trong đời sống và công nghệ.
- Kiến thức chuyên môn sâu về khoa học và công nghệ vật liệu: thành phần cấu tạo, cấu trúc, điều kiện chế tạo và các ứng dụng của vật liệu trong lĩnh vực quang học, nông nghiệp, y sinh, thuỷ sản và môi trường.
- Kiến thức cơ bản về lập trình và công thức tính toán trên các mô hình lý thuyết, kỹ thuật phân tích để giải các bài toán vật lý thông qua các mô hình toán học, các phương pháp tính gần đúng, kiến thức về các đặc trưng của tín hiệu số và các phương pháp xử lý tín hiệu số.
- Kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết để sử dụng các thiết bị đo đạc ở phòng thí nghiệm, triển khai được các dự án kỹ thuật nhỏ trong việc chế tạo vật liệu và ứng dụng kỹ thuật quang, thực hành trên các bộ cảm biến và các linh kiện bán dẫn.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Đo đạc và phân tích phổ định tính, định lượng; đo đạc các đại lượng quang học và phân tích các hiện tượng quang học.
- Mô phỏng các hiện tượng quang học cơ bản
- Sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại thuộc lĩnh vực nghiên cứu như máy x ray, máy quang phổ, các bộ giao diện nối kết máy tinh,...
- Tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thu được từ thực nghiệm.
- Tiếp cận thực tế tại các xí nghiệp và cơ sở sản xuất.
Kỹ năng mềm
- Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet; sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu Origin. Thiết kế các phần mềm mô phỏng hiện tượng vật lý trên máy tính.
- Giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành; và trong môi trường quốc tế hóa để thành công trong nghề nghiệp.
- Hoạt động theo nhóm, thuyết trình và bình luận, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề về lĩnh vực khoa học vật lý.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ thuật viên cho các công việc liên quan đến phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ở các doanh nghiệp, công ty, các trung tâm nghiên cứu.
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật có thể sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị công nghệ cao.
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong các đơn vị cung cấp các thiết bị khoa học kĩ thuật liên quan đến Vật lý như các máy đo, máy phân tích trong các nhà máy sản xuất, các thiết bị y tế, các thiết bị chiếu sáng.
- Kỹ thuật viên nghiên cứu, chế tạo các vật liệu liên quan đến công nghệ nano như nano từ, nano quang điện tử, kỹ thuật màng mỏng.
- Nghiên cứu viên về tính toán và phân tích số liệu; mô phỏng các quá trình vật lý.
- Cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Hóa học đào tạo cử nhân Hóa học:
- Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp, có tư duy năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức kỷ luật tốt, tác phong sinh hoạt văn minh, có ý thức rèn luyện sức khỏe.
- Có kiến thức nền tảng cả về lý thuyết và thực hành hóa học, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích nghi với sự phát triển của xã hội.
- Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực để làm việc trong các cơ quan, tổ chức, công ty liên quan đến hóa học như: quản lý chất lượng sản phẩm; phân tích chất lượng sản phẩm; sản xuất hóa chất, thực phẩm, dược phẩm; cung ứng và phân phối các thiết bị hóa học; đồng thời đủ năng lực giảng dạy môn hóa học trung học phổ thông nếu bổ sung thêm các kiến thức về khoa học giáo dục.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành: hóa đại cương, hóa lý, hóa vô cơ, hóa lượng tử, hóa sinh, hóa hữu cơ, hóa phân tích.
- Kiến thức về sử dụng các thiết bị hiện đại như MS, GC-MS, HPLC, RMN, UV-VIS, IR,... để tiến hành phân tích hóa học trong các lĩnh vực khác nhau như : thực phẩm, dược phẩm, môi trường,...
- Kiến thức về viết đề cương và tổ chức thực nghiệm nghiên cứu hóa học, biết xử lý và đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Sử dụng được các phần mềm tin học ứng dụng trong hóa học để xử lý số liệu hoặc xây dựng mô hình thí nghiệm.
- Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành có thể đọc được các tài liệu chuyên môn tiếng nước ngoài.
- Kiến thức về tác động của hóa học đối với môi trường.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Hiểu được tầm quan trọng của hóa học trong sự phát triển của đất nước.
- Sử dụng các thiết bị phân tích hiện đại để tiến hành phân tích hóa học.
- Đề xuất và xây dựng các mô hình nghiên cứu hóa học góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tiễn gặp phải có liên quan đến hóa học.
Kỹ năng mềm
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, khả năng tự học.
- Trình bày hay thuyết trình được một nội dung khoa học hay xã hội trước tập thể thông qua các phương tiện hỗ trợ của công nghệ thông tin.
- Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc, hiểu truy cập và tham khảo các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ nghiên cứu trong các Viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở có ứng dụng Hóa học.
- Kiểm nghiệm viên, kỹ thuật viên trong các trung tâm phân tích, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Nghiên cứu viên, kiểm nghiệm viên trong các Sở Khoa học và Công nghệ, sở Môi trường và Tài nguyên, các Công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất và chế biến thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thuốc thủy sản, phẩm nhuộm, giày da,…
- Nhân viên kinh doanh hóa chất và thiết bị hóa học trong các Công ty mua bán và kinh doanh hóa chất và thiết bị hóa học.
- Giảng viên, giáo viên giảng dạy các môn Hóa học trong các trường đại học, trường cao đẳng, trung học phổ thông (cần tích lũy thêm các học phần nghiệp vụ sư phạm).
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân Kế toán nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kế toán theo hướng chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người học có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt, và có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
- Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực tài chính – kế toán;
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, marketing, quản trị học.
- Có kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, và các văn bản pháp quy có liên quan đến kế toán, tài chính và thống kê;
- Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN phù hợp với chuẩn mực kế toán, tài chính và thống kê;
- Có kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội bao gồm: hệ thống thông tin kế toán, chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
- Có kiến thức về phân tích báo cáo tài chính và đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, và đơn vị HCSN;
- Có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán;
- Có kiến thức căn bản về kiểm toán.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:
- Tiếp cận được các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
- Vận dụng được quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo;
- Ứng dụng được khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp:
- Thực hiện được các công việc cơ bản về lập kế hoạch tài chính, tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; thực hiện các quy định về thuế trong các hoạt động kinh doanh;
- Thực hiện được các công việc cơ bản về marketing và tham gia thực hiện văn hóa kinh doanh; thực hiện được những nội dung cơ bản về xây dựng , thực hiện và kiểm tra các hoạt động kinh doanh;
- Tổ chức và triển khai được các công việc được giao về quản trị doanh nghiệp.
Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn:
- Vận dụng, tuân thủ các chuẩn mực và Pháp luật về tài chính – kế toán trong công tác kế toán và thống kê;
- Thu thập, phân loại, xử lý và tổ chức hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với chuẩn mực kế toán;
- Tham gia tổ chức được hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán, hệ thống chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
- Tổ chức được công tác kế toán tại doanh nghiệp, đơn vị HCSN và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội;
- Thực hiện báo cáo thuế, thống kê và lưu trữ thông tin kế toán theo quy định của Pháp luật;
- Tham mưu được về tài chính – kế toán cho Thủ trưởng đơn vị;
- Vận dụng, thiết kế được thông tin kế toán phục vụ cho công tác ra quyết định của Lãnh đạo;
- Sử dụng được các phần mềm kế toán và tham gia, phối hợp được với các tổ chức kiểm toán.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức được các hoạt động và phát triển nhóm; làm việc chuyên môn được trong nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp được bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
- Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, ở phạm vi toàn cục; biết được sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
- Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
- Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm kế toán; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giao tiếp và thu thập thông tin cho học tập và nghiên cứu.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nhân viên kế toán: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội; có thể đảm nhiệm các vị trí kế toán như: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ và triển vọng trở thành kế toán trưởng.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.
- Trợ lý kiểm toán: có khả năng làm việc tại các công ty kiểm toán; có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp.
- Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kế toán, kiểm toán; giảng dạy.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tào
Đào tạo Cử nhânToán học có kiến thức chuyên môn vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trang bị cho người học kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên sâu về Toán ứng dụng, đặc biệt là Toán Thống kê. Khả năng giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ.
Sinh viên tốt nghiệp ngành có khả năng vận dụng được kiến thức toán học để giải quyết bài toán thực tế thông qua việc mô hình hóa, thu thập và phân tích số liệu, xây dựng thuật toán và thực hiện tính toán, giải quyết bài toán dự báo, nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tại các Viện, giảng dạy tại các trường và làm việc tại các Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê, Công ty bảo hiểm, Ngân hàng, Cơ quan quản lý nhà nước cũng như các cơ sở sản xuất và kinh doanh khác.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Kiến thức cơ bản về Giải tích thực, Giải tích hàm, Giải tích phức, Phương trình vi phân, Lý thuyết độ đo và tích phân; kiến thức cơ bản về Đại số như Đại số tuyến tính, Đại số đại cương, Quy hoạch tuyến tính, Toán rời rạc; kiến thức cơ bản về tin học và mô hình toán; làm nền tảng để học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn và áp dụng được vào các lĩnh vực của chuyên ngành Toán ứng dụng.
- Kiến thức cơ sở về Lý thuyết Xác suất và Thống kê, nhằm giải quyết các bài toán thống kê thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế, Sinh học, Xã hội và giúp người học có thể tiếp thu những kiến thức chuyên sâu về Thống kê.
- Kiến thức chuyên sâu về xác suất, quá trình ngẫu nhiên để nghiên cứu lý thuyết thống kê, thống kê ứng dụng, toán tài chính và tin học.
- Kiến thức về thu thập, xử lý, phân tích số liệu thu thập cơ bản và chuyên sâu phục vụ cho các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, xã hội, y học,...
- Kiến thức về xây dựng các mô hình toán học, thống kê làm nền tảng giải quyết các bài toán dự báo cho nhiều lĩnh vực khác nhau, vạch ra các quyết định liên quan đến chiến lược kinh doanh, các chính sách trong phát triển KTXH.
- Kiến thức về giải tích số, cơ sở tính toán trong các phần mềm toán học (SPSS, R, Matlab, Maple,…) và khả năng lập trình, giải quyết bài toán thực tế nhiều tham số, dữ liệu lớn và nhiều chiều.
- Kiến thức liên quan đến cơ sở dữ liệu, các ngôn ngữ lập trình, kinh tế đại cương để áp dụng được các yêu cầu thực tế về toán học đặt ra trong kinh tế xã hội và kỹ thuật.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Mô hình hóa, xây dựng thuật toán, chương trình máy tính từ các vấn đề đặt ra của thực tế trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế và đời sống.
- Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, phân tích đánh giá số liệu, sử dụng các thống kê cơ bản và chuyên sâu để đánh giá.
- Đánh giá, nhận xét, dự báo, liên hệ với thực tế trong các lĩnh vực khác nhau từ các phân tích thống kê đã xử lý, từ các mô hình đã thiết lập.
- Sử dụng các phần mềm toán học (Matlab, Maple,..), phần mềm thống kê (SPSS, R,…) để giải quyết vấn đề tính toán số, xử lí số liệu thống kê.
Kỹ năng mềm
Trình độ ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Trình độ công nghệ thông tin: Đạt trình độ Tin học ứng dụng trình độ B. Vận dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại vào công tác nghiên cứu.
Làm việc theo nhóm:
- Hiểu được nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định đặc tính, vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. Chia sẻ thông tin, tranh luận và hợp tác trong nhóm. Thực hiện quy tắc bảo mật của nhóm.
- Khái quát các mục tiêu và công việc cần làm, đưa ra kế hoạch và tạo điều kiện cho các cuộc họp nhóm có hiệu quả; xác định các nguyên tắc của nhóm, lập kế hoạch, lên chương trình và giải pháp thực hiện một đề án. Thực hành làm việc trong nhiều loại nhóm khác nhau.
Giao tiếp: Thuyết trình bằng phương tiện điện tử, sử dụng các hình thức giao tiếp điện tử khác nhau (thư điện tử, trang web, hội thảo online). Thích nghi với môi trường làm việc bên ngoài xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên phân tích và xử lý thống kê tại các Cục thống kê, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty xử lý số liệu.
- Chuyên viên phụ trách mảng tổng hợp, thống kê và nghiên cứ khoa học trong các cơ quan nhà nước.
- Nghiên cứu viên tại các trung tâm và viện nghiên cứu về Toán.
- Giảng viên tại các trường cao đẳng và đại học.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tào
Chương trình đào tạo Kiến trúc sư được phát triển nhằm mục tiêu đào tạo kiến trúc sư có kiến thức chuyên môn, khả năng sáng tạo, hiểu biết kỹ thuật, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt để có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến nghiên cứu, thiết kế, thi công, quản lý vận hành cho các công trình xây dựng, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao về kiến trúc, xây dựng của đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và cơ sở kỹ thuật phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng bao gồm: thiết kế kiến trúc; Kết cấu công trình; thiết kế công nghệ và tổ chức thi công xây dựng công trình; phân tích kinh tế; quản lý, tổ chức, chỉ đạo thi công và quản lý khai thác các công trình xây dựng.
- Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học trong tất cả các ngành thuộc khối ngành xây dựng công trình.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng độc lập và tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học vào thực hành nghề nghiệp thực tế;
- Có kỹ năng sáng tạo trong xử lý các tình huống và kỹ năng giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản theo yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Làm việc theo nhóm.
- Biết quản lý thời gian, nguồn lực, dự án.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Thông thạo ít nhất mộ ngoại ngữ ( Anh hoặc Pháp).
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư, kiến trúc sư làm tư vấn thiết kế, thi công các công trình xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ các viện nghiên cứu; cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Địa lý học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, nắm vững tri thức lý luận và thực tiễn của địa lý kinh tế xã hội và nhân văn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo; có hiểu biết cơ bản về kiến thức cơ sở của ngành: cơ sở địa lý tự nhiên, cơ sở địa lý kinh tế – xã hội, công nghệ GIS;
- Có kiến thức nhất định về Văn hóa, Văn học, Ngôn ngữ, Lịch sử, Dân tộc, Tôn giáo, Nghệ thuật, Quản trị, Kinh tế,… Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực phát triển du lịch trong nước và quốc tế;
- Có những hiểu biết cơ bản về các quy luật và bản chất của chuyên ngành cũng như về giáo dục, tâm lí để có thể vận dụng tốt vào hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và quản lý khách sạn, marketing, quản lý lữ hành, hướng dẫn du lịch,…
- Có các kiến thức về an ninh quốc phòng, kiến thức về giáo dục thể chất, đảm bảo sức khoẻ để công tác, phục vụ Tổ quốc.
Về kỹ năng
- Có khả năng nhận biết và vận dụng tổng hợp tài nguyên du lịch;
- Có khả năng vận dụng những hiểu biết về địa lý học vào việc thực hiện các yêu cầu của các lĩnh vực hoạt động du lịch;
- Có khả năng thực hiện độc lập những nội dung nghiên cứu và nghiệp vụ du lịch thích hợp với các môi trường, đặc biệt là công tác quy hoạch du lịch;
- Tự thiết kế và triển khai, quản trị được chương trình, nội dung trong hoạt động hướng dẫn tại các địa điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí;
- Có khả năng khai thác và sử dụng một số phương tiện kĩ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ du lịch.
Cơ hội nghề nghiệp
Các cử nhân Địa lý học có năng lực nghiên cứu khoa học, có thể giảng dạy địa lý ở bậc đại học, cao đẳng và trung học phổ thông (khi được bổ sung thêm kiến thức về sư phạm). Ngoài nghiên cứu và giảng dạy, các cử nhân Địa lý học có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó đảm bảo kiến thức hệ thống về văn hoá, văn hoá học – cả văn hoá học lý luận lẫn văn hoá học ứng dụng; về kỹ năng, chú trọng trang bị kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn và xử lý vấn đề; về phẩm chất, coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, ý thức công dân và trách nhiệm xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó đặc biệt nắm vững những môn học giúp hình thành khả năng tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận liên ngành văn hóa học cũng như các kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới; nắm vững kiến thức theo định hướng nhóm chuyên ngành khoa đang đào tạo là Quản lý văn hóa – Truyền thông và Nghệ thuật học – Du lịch.
Về kỹ năng
Gồm kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng lập luận, tư duy, lên kế hoạch và quản trị thời gian; có kỹ năng tự chủ, làm việc nhóm và giao tiếp tốt.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có khả năng làm việc trong các sở, ban ngành, trường học, viện nghiên cứu của nhà nước thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội.
- Có khả năng làm việc thuộc nhiều ngành nghề khác nhau cần đến kiến thức về văn hóa và văn hóa học thuộc các lĩnh vực như văn hóa kinh doanh, văn hóa du lịch, văn hóa marketing, văn hóa truyền thông, phê bình nghệ thuật,…
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh có thể thích ứng làm việc tại các đơn vị, cơ quan, dự án của nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực: đối ngoại, thương mại (xuất nhập khẩu), du lịch, dịch vụ, truyền thông, báo chí, dịch thuật, biên tập, viện bảo tàng, thư viện, và hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, nếu trang bị thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì sinh viên tốt nghiệp sẽ có khả năng giảng dạy tiếng Anh và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh như trường trung học và đại học, trung tâm ngoại ngữ và các trường quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Vận dụng kiến thức cơ bản về tư tưởng, chính trị và xã hội, cũng như kiến thức ngành Ngôn ngữ Anh vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như phục vụ cho học tập suốt đời.
Vận dụng khả năng tư duy biện luận cũng như khả năng sáng tạo, kết nối, hợp tác một cách chuyên nghiệp khi giải quyết các vấn đề thực tế với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và trong đời sống xã hội.
Về kỹ năng
Phát triển khả năng tư duy, phân tích và lập luận cho người học để giải quyết những vấn đề tronh ngôn ngữ và giao tiếp để phục vụ cho nghề nghiệp và học tập nâng cao.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm hướng dẫn viên du lịch, Dịch thuật tiếng Anh, thư tín văn phòng, tiếp tân khách sạn,... cho các công ty, khách sạn và các dự án.
- Làm các công tác đối ngoại, văn thư cho các cơ quan ngoại vụ (Sở Ngoại vụ, các phòng Đối ngoại,...) các tỉnh, thành; các đơn vị, cơ quan nhà nước và tư nhân thuộc các lĩnh vực đối ngoại, thương mại (xuất nhập khẩu) trong và ngoài nước.
- Làm các công tác hướng dẫn trong viện bảo tàng, thư viện, trung tâm tư vấn du học, xuất nhập cảnh.
- Làm biên tập viên, phát thanh viên, cộng tác viên cho các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh và truyền hình.
- Tham gia giảng dạy tiếng Anh ở các trường cao đẳng, đại học và các trung tâm ngoại ngữ (nếu có thêm chứng chỉ Sư phạm).
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Cử nhân Giáo dục có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng; có thế giới quan khoa học, có kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp; có ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; có ý sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về tâm lý giáo dục, quản lý giáo dục và kỹ năng thực hành quản lý giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học quản lý giáo dục và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân; góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng nền giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Sinh viên tốt nghiệp Khoa Giáo dục có kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức nền tảng của khoa học giáo dục và kiến thức chuyên ngành Tâm lý giáo dục hoặc Quản lý giáo dục. Sinh viên được trau dồi về các phẩm chất, kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp cũng như kỹ năng xã hội như giao tiếp, làm việc nhóm và sử dụng công nghệ.
Đặc biệt, sinh viên được rèn luyện các năng lực tư duy, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp trong những lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, tham vấn tâm lý và quản lý đào tạo, công tác hành chính giáo dục, quản lý học sinh, công tác nhân sự… tại các trường học, các cơ quan/ trung tâm giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội.
Chương trình đào tạo Quản lý giáo dục và Tâm lý giáo dục được thiết kế với các định hướng nghề nghiệp đa dạng trong lĩnh vực giáo dục, cùng với các hoạt động thực hành môn học, tham quan, kiến tập và thực tập, sinh viên tốt nghiệp Khoa Giáo dục có khả năng thích ứng và làm việc trong nhiều môi trường giáo dục khác nhau.
Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Giáo dục sẽ trang bị cho người học có đủ kiến thức và kỹ năng, phẩm chất để đảm nhận các công việc sau:
- Quản lý học sinh, sinh viên, quản lý đào tạo và quản lý cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các công tác khác ở trường: mầm non, tiểu học, phổ thông, dạy nghề… Quản lý chuyên môn, hành chính, nhân sự tại các Sở, Phòng giáo dục và đào tạo.
- Làm công tác giảng dạy khoa học quản lý giáo dục ,ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành điện năng, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Áp dụng kiến thức toán học, vật lý, khoa học và kiến thức chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử vào các vấn đề thuộc lĩnh vực điện năng;
- Thiết kế và tiến hành thí nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực điện – điện tử;
- Phân tích, thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình trong lĩnh vực điện – điện tử đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các điều kiện ràng buộc trong thực tế;
- Xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện công nghiệp, hệ thống điện và năng lượng;
- Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật.
Về kỹ năng
- Hoạt động hiệu quả trong các nhóm kỹ thuật để hoàn thành một mục đích chung;
- Xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện công nghiệp, hệ thống điện và năng lượng;
- Có khả năng đọc, viết và trình bày các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả, bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư thiết kế, nhân viên kỹ thuật tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế;
- Trở thành học viên Cao học để tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực học thuật và nghiên cứu;
- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Chính trị học có phẩm chất chính trị tốt, yêu nước, yêu nghề; có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo; có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật; có sức khỏe để phục vụ ngành nghề.
Trang bị cho người học có kiến thức chuyên sâu về chính trị học, nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học. Trên cơ sở đó, sinh viên vận dụng tốt những kiến thức chính trị học để lý giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của thời đại, đất nước và của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức chính trị-xã hội; trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học chính trị, chính trị học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường chính trị.
Có thể học tập lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ Chính trị học hoặc có thể chuyển đổi sang những ngành học gắn liền với Chính trị học theo yêu cầu của thực tiễn xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội làm cơ sở cho việc nghiên cứu chính trị và Chính trị học.
- Có phương pháp nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên ngành.
- Có hiểu biết sâu về các lĩnh vực khoa học chính trị như thể chế chính trị thế giới đương đại, đảng chính trị, các xu hướng chính trị đương đại, những vấn đề về chính sách công, phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị, địa chính trị, quyết sách chính trị.
- Trang bị ngoại ngữ chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho người học nghiên cứu sâu những vấn đề chính trị và Chính trị học.
Về kỹ năng
- Có trình độ, năng lực nhất định về công tác tham mưu, lãnh đạo, quản lý, năng lực tổ chức thực tiễn, nhất là năng lực tổ chức, tập hợp, lôi cuốn quần chúng phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Có khả năng nghiên cứu khoa học, có năng lực sư phạm, kỹ năng giảng dạy Chính trị học và khả năng học tiếp lên các trình độ cao hơn.
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Power point, khai thác và sử dụng Internet.
- Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.
Cơ hội nghề nghiệp
Giảng dạy, nghiên cứu chính trị và Chính trị học tại các trường chính trị khu vực, tỉnh, thành phố, trung tâm giáo dục chính trị ở các địa phương; các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề Công tác xã hội, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con người.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Người học hiểu và nắm bắt được kiến thức cơ bản về các lĩnh vực công tác xã hội, an sinh xã hội, các lĩnh vực liên quan đến đời sống xã hội hàng ngày như: tổ chức cá hoạt động văn hóa, tổ chức huy động nguồn lực, công tác xã hội với các nhân, nhóm và cộng đồng,…
Nhận diện, phân tích và thực hiện được các kỹ năng thương thuyết, có khả năng tham mưu với cấp trên, tổ chức trợ giúp đối tượng, ghi và lưu trữ hồ sơ,…
Về kỹ năng
- Người học có kỹ năng thực hành nghề nghiệp liên quan đến công tác xã hội với cá nhân và nhóm, công tác xã hội với cộng đồng trong cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức chính trị xã hội,…
- Thực hiện được hoạt động công tác xã hội cụ thể ở địa phương, đơn vị công tác nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, dân số kế hoạch hóa gia đình, thuyết trình một vấn đề pháp luật trước các tổ chức, cộng đồng dân cư nơi công tác.
- Hình thành các kỹ năng khác có liên quan như kỹ năng phân tích, so sánh, thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thương lượng, kỹ năng làm việc nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng trung cấp ngành Công tác xã hội, có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Làm việc trong các cơ sở, tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội (lĩnh vực lao động xã hội, an sinh trẻ em và gia đình,...), các lĩnh vực có liên quan giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội,...
- Làm việc trong lĩnh vực dân số – Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư quản lý đất đai có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, giao tiếp xã hội tốt, có khả năng quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành Quản lý đất đai. Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các vị trí công việc tại các cơ quan sự nghiệp nhà nước; các trường đại học, cao đẳng, học viện và viện nghiên cứu; các cơ quan, tổ chức của chính phủ và phi chính phủ trong lĩnh vực Quản lý đất đai.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành Quản lý đất đai gồm: Địa chất, Thổ nhưỡng học, Khí tượng thủy văn, Trắc địa đại cương, Bản đồ học, Trắc địa ảnh và viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Pháp luật đất đai, Quản lý đô thị, Quản lý và đánh giá tác động môi trường, Phương pháp nghiên cứu khoa học,...
Có kiến thức chuyên ngành sâu đáp ứng yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai như: quản lý hành chính đất đai, đăng ký thống hkê đất đai, thanh tra và giải quyết tranh chấp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, hệ thống thông tin đất đai (LIS), định giá đất, tin học chuyên ngành quản lý đất đai, thị trường bất động sản, quy hoạch và thiết kế cảnh quan, do đạc địa chính, kỹ thuật bản đồ số, mô hình hóa, nông nghiệp đô thị, kinh tế tài nguyên đất đai, viễn thám ứng dụng trong quản lý, dự báo dịch hại – thiên tai – thảm họa,...
Về kỹ năng
- Thành thạo kỹ thuật đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, các loại bản đồ chuyên đề thuộc ngành Quản lý đất đai, cùng với các phần mềm kỹ thuật chuyên ngành trong công tác quản lý đất đai.
- Phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai có hiệu quả.
- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; hợp tác và làm việc với cộng đồng.
- Soạn thảo văn bản, khả năng truy vấn, phân tích, thống kê dữ liệu tài nguyên đất đai.
- Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
- Tư duy theo hệ thống và sáng tạo.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, xây dựng kế hoạch và viết báo cáo.
- Đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: nghiên cứu, quản lý, cán bộ kỹ thuật.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
- Làm cán bộ công chức, viên chức hay cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực Quản lý đất đai như: Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh, Các Trung tâm kỹ thuật tài nguyên, Trung tâm phát triển quỹ đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng đăng ký, trung tâm phát triển quỹ đất các quận/huyện, Cán bộ Địa chính xã/phường.
- Chuyên viên cho các UBND các cấp Tỉnh/Thành Phố, Quận/huyện; các Viện nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Địa chính, Viện Tài nguyên – Môi trường, Viện Quy hoạch - Thiết kế, Cục đo đạc bản đồ, Cục Quản lý đất đai, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Làm cán bộ công chức, viên chức hay cán bộ kỹ thuật tại các Chi cục, Trung tâm hoặc Văn phòng như: Chi cục quản lý đất đai, Chi cục môi trường, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế...
- Làm tư vấn cho các công ty như: Công ty đo đạc, Công ty môi giới và định giá bất động sản; các dự án liên quan đến đất đai và bất động sản, các đơn vị thẩm định giá (ngân hàng, công ty thẩm định giá,…).
- Làm giảng viên, giáo viên hay nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai, Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Cơ sở giáo dục đào tạo có các ngành nghề về nông nghiệp, Hiệp hội, trung tâm dạy nghề.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư về Quản lý tài nguyên và Môi trường có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực chuyên môn về quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khả năng kiểm soát chất lượng môi trường trên các lĩnh vực tự nhiên, sản xuất và đời sống.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức các văn bản luật pháp, các công cụ kinh tế, các mô hình và công cụ kỹ thuật trong quản lý tài nguyên và môi trường.
- Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy hệ thống để hỗ trợ giải quyết công việc chuyên môn.
- Kiến thức cơ bản về các loại Tài nguyên đất, nước, sinh vật, năng lượng, khoáng sản,...
- Kiến thức khoa học cơ bản về Môi trường đất, nước, không khí,...
- Có kiến thức về động thái, sự lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường đất, nước, không khí.
- Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.
Về kỹ năng
Sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng chuyên môn: như nhận biết, giải quyết vấn đề, phân tích tình huống, tổng hợp,…
- Kỹ năng cá nhân: như trình bày, tư duy, sáng tạo, làm việc theo nhóm hoặc độc lập, có khả năng thích ứng và nghiên cứu khoa học,…
- Kỹ năng quản lý: biết tổ chức, quản lý, giao tiếp, đàm phán và có khả năng lãnh đạo,…
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên thuộc Sở/ Phòng Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh/ thành/ huyện.
- Chuyên viên thuộc Sở/ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của các tỉnh/ thành/ huyện.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các viện, trường có nghiên cứu và giảng dạy về chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
- Nhân viên kỹ thuật tại các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan tư vấn đánh giá tác động môi trường.
- Cảnh sát môi trường.
hời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành lịch sử có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
- Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
- Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
- Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
- Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
- Nắm vững kiến thức chuyên ngành Lịch sử đã học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
- Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của Sử học thế giới và Sử học Việt Nam, tiến trình lịch sử dân tộc và nhân loại trong học tập, nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
- Lựa chọn, vận dụng được dụng các quan điểm dạy học, các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học Lịch sử một cách hiệu quả nhất.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
Lập kế hoạch dạy học:
- Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
- Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
- Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
- Điều khiển quá trình dạy học:
- Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
- Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.
Giáo dục học sinh:
- Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
- Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
- Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
- Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
- Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
Kỹ năng mềm
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
- Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
- Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
- Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
- Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
- Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
- Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
- Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục.
- Có thể làm công tác nghiên cứu lịch sử tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
- Có thể các công việc khác thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh:Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn có trình độ đại học. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Sinh viên cũng có thể chuyển vị trí làm việc sang một số nghề nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (các Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các tổ chức xã hội,...) hoặc tiếp tục được đào tạo Sau đại học để giảng dạy ở các trường đại học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức liên ngành cơ bản về lịch sử, giáo dục công dân, văn hóa xã hội, văn hoá địa phương,… và vận dụng được những kiến thức đó vào quá trình học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
- Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên ngành Ngữ văn và vận dụng được vào giảng dạy, nghiên cứu môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
- Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục nói chung, phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng, kiến thức về khoa học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện 100 của học sinh ở trường trung học phổ thông,… và vận dụng được những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong trường trung học phổ thông.
- Đạt trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Có kĩ năng sư phạm nền tảng của người giáo viên ở trường trung học phổ thông: tìm hiểu người học, môi trường giáo dục; chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh; thiết kế, tổ chức dạy học; kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; phát triển chương trình; có kĩ năng giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục; tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,...
- Có kĩ năng đặc thù của người giáo viên Ngữ văn: biết vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường; nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ và văn học gắn liền với công việc dạy học Ngữ văn.
- Có kĩ năng giao tiếp: biết lập luận, diễn thuyết, tạo lập văn bản để thể hiện ý tưởng của cá nhân.
- Có kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, sáng tạo, cập nhật kiến thức thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
- Có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành. Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp cơ bản, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành Ngữ văn ở mức độ phù hợp.
- Có kĩ năng phát triển nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên giảng dạy Ngữ văn tại các trường THPT.
- Giáo viên dạy Ngữ văn ở các trường THCS, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, TTGD thường xuyên.
- Giáo viên dạy tiếng Việt, văn hóa cho người nước ngoài. Giảng viên ở các trường ĐH, CĐ có chuyên ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ, văn học và tâm lý, giáo dục (sau khi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ).
- Chuyên viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu thuộc khoa học xã hội và nhân văn, tâm lí, giáo dục; các cơ quan, các tổ chức chính trị – xã hội.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, có đủ năng lực dạy tiểu học, có khả năng làm chuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học của các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phá triển giáo dục và một số lĩnh vực khác, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có trình độ kiến thức đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức của người giáo viên tiểu học: nắm vững mục tiêu dạy học, chương trình, nội dung sách giáo khoa ở bậc tiểu học, có kiến thức để dạy tốt tất cả các môn học, các khối lớp ở bậc tiểu học.
- Có phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu về phương pháp dạy học ở bậc tiểu học: có phương pháp để giảng dạy chương trình tiểu học theo quan điểm tiếp cận với năng lực học sinh, có phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc tiểu học theo yêu cầu đổi mới theo cách đánh giá học sinh tiểu học của ngành giáo dục; cập nhật thường xuyên kiến thức về đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học nhằm vận dụng các phương pháp này vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, giảng dạy, đánh giá trong dạy học tiểu học, kỹ năng lập hồ sơ chuyên môn của người giáo viên tiểu học;
- Có kỹ năng vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học vào tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục học sinh tiểu học (gồm cả dạy học cho đối tượng đặc biệt như: dạy cho học sinh dân tộc thiểu số, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập);
- Có kỹ năng vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của đồng nghiệp;
- Có kỹ năng tổ chức và thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kỹ năng quản lý lớp học, giáo dục học sinh cá biệt;
- Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm, xử lí các tình huống sư phạm thân thiện, công bằng, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học, có kỹ năng ứng xử với gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên tại các trường tiểu học;
- Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục tiểu học và một số lĩnh vực khác.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học, có đủ năng lực dạy mầm non, có khả năng làm chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non của các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phá triển giáo dục và một số lĩnh vực khác, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có trình độ kiến thức đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức của người giáo viên mầm non: nắm vững mục tiêu dạy học, chương trình, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc mầm non, có kiến thức để dạy tốt tất cả các lĩnh vực phát triển, các khối lớp ở bậc mầm non.
- Có phương pháp giáo dục đáp ứng được yêu cầu về phương pháp giáo dục ở bậc mầm non: có phương pháp để giảng dạy chương trình mầm non theo quan điểm tích hợp, có phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ theo yêu cầu đổi mới cách đánh giá sự phát triển ở trẻ mầm non của ngành giáo dục; cập nhật thường xuyên kiến thức về đổi mới giáo dục mầm non nhằm vận dụng vào thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, chăm sóc, đánh giá sự phát triển của trẻ, đánh giá việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong dạy học mầm non; kỹ năng lập hồ sơ chuyên môn của người giáo viên mầm non;
- Có kỹ năng vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học và những thành tựu khoa học giáo dục mầm non mới vào tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non (gồm cả chăm sóc, giáo dục cho đối tượng đặc biệt như: trẻ là người dân tộc thiểu số, trẻ có khả năng đặc biệt, trẻ khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập);
- Có kỹ năng vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm lý lứa tuổi vào thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của đồng nghiệp;
- Có kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, nhóm trẻ; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục trẻ cá biệt;
- Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm với trẻ, gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên tại các trường mầm non;
- Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục mầm non và một số lĩnh vực khác.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm có kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật phần mềm đủ để xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tiễn cũng như tự học nhằm thích ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Người tốt nghiệp sẽ có khả năng làm việc trong lĩnh vực phần mềm trong và ngoài nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về các cấu trúc dữ liệu, phân tích và thiết kế thuật toán.
- Phân tích vấn đề, xác định yêu cầu tính toán và nêu ra giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.
- Thiết kế, triển khai và đánh giá hệ thống qui trình, thành phần hay chương trình đáp ứng các nhu cầu đặt ra.
Về kỹ năng
- Nhận diện bài toán và phân tích yêu cầu phần mềm.
- Mô hình hóa hệ thống và thiết kế chi tiết phần mềm.
- Lập trình và tích hợp hệ thống một cách hiệu quả.
- Lập các kế hoạch và thực hiện theo chúng một cách có hệ thống để đảm bảo rằng quy trình phát triển và bảo trì phần mềm tuân thủ đúng theo các yêu cầu về kỹ thuật của chức năng cũng như các yêu cầu về quản lý.
- Lập tài liệu kỹ thuật cho các giai đoạn trong quy trình phát triển và bảo trì phần mềm một cách chuẩn mực.
- Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ vào các giai đoạn trong quy trình phát triển và bảo trì phần mềm.
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
- Xây dựng nhóm, tổ chức hoạt động và quản lý nhóm theo yêu cầu của từng dự án phần mềm.
- Nói và viết các báo cáo, tài liệu kỹ thuật một cách khoa học.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện điện tử (thư điện tử, trang web, hội thảo online,…) trong giao tiếp.
- Có phong cách thuyết trình phù hợp với ngữ cảnh.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư phần mềm với các vai trò: phân tích viên, thiết kế viên, lập trình viên, kiểm thử viên, bảo trì viên, trưởng nhóm lập trình, trưởng dự án trong các công ty phần mềm, các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, các bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, tổ chức.
- Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT và các trường học.
- Giảng viên CNTT ở trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Sinh học ứng dụng có kiến thức chuyên sâu về quản lý cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật. Bên cạnh đó, người học còn có khả năng làm việc theo nhóm, tính tự chủ trong phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, biết phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Sinh học ứng dụng, đúc kết và hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Các kiến thức chuyên sâu về sinh học cơ bản, sinh lý học, tế bào học, sinh học phân tử và sinh hóa học để đáp ứng cho lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là nguyện vọng của nhiều người học, cơ sở sản xuất, cơ sở phân tích sinh hóa, cơ sở đo lường chất lượng và cơ sở đào tạo.
- Kiến thức cần thiết trong việc truy tìm tài liệu, tập hợp ý tưởng cho việc thiết kế một đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh một báo cáo khoa học. Hiểu rỏ mục đích của thí nghiệm và giải quyết một mục tiêu cụ thể từ giả thuyết của luận văn đã đặt ra. Từ đó giúp sinh viên tự tin hơn trong phương pháp nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu của mình. Giúp sinh viên sinh viên có kỹ năng trong việc trình bày báo cáo và truyền đạt.
- Biết được vai trò của điều kiện môi trường, điều kiện canh tác và nhu cầu dinh dưỡng trong sinh trưởng phát triển của cây trồng qua đó giúp việc bố trí cây trồng được hợp lý.
- Kỹ sư Sinh học ứng dụng sẽ được rèn luyện những kỹ năng về kỹ thuật sinh học và sinh hóa trong phòng thí nghiệm, kỹ thuật nuôi cấy mô, kỹ thuật ly trích và phân tích hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, kỹ năng ứng dụng tin học trong phân tích số liệu và báo cáo khoa học để có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Về kỹ năng
- Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Sinh học Ứng dụng có kiến thức chuyên sâu về sinh học cơ bản, sinh lý học, tế bào học, sinh học phân tử, hóa học và sinh hóa để đáp ứng cho lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Kỹ sư Sinh học ứng dụng sẽ được rèn luyện phương pháp tự học, độc lập trong nghiên cứu, được trang bị những kỹ năng về kỹ thuật sinh học và sinh hóa trong phòng thí nghiệm, kỹ thuật nuôi cấy mô, kỹ thuật ly trích và phân tích hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống.
- Các kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp như sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, kỹ năng ứng dụng tin học trong phân tích số liệu và báo cáo khoa học, kỹ năng lập dự án và kiến thức thị trường cũng được rèn luyện để có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet.
- Làm việc theo nhóm: hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của nhóm; tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm; quy định việc làm của các thành viên trong nhóm, lên chương trình làm việc của nhóm; thực hành làm việc nhóm trên nhiều môn học khác nhau.
Cơ hội nghề nghiệp
Cán bộ kỹ thuật, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Sinh học ứng dụng trong các trường, viện, sở ban ngành, trung tâm, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, công ty,...
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
- Chương trình đào tạo (CTĐT) đáp ứng mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp (XDDD&CN), có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- CTĐT trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành XDDD&CN, có khả năng Khảo sát, Thiết kế, Thi công, Quản lý dự án các công trình XDDD&CN; Có khả năng giao tiếp thông thường, đọc tài liệu chuyên ngành bằng Anh ngữ.
- CTĐT còn trang bị cho người học những kiến thức cơ bản thuộc chuyên ngành gần, chuyên ngành rộng, như: Qui hoạch, Xây dựng công trình Giao thông, Xây dựng công trình Thủy lợi, kỹ thuật Môi trường.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ sở về bản vẽ kỹ thuật; Có kiến thức cơ sở về địa chất công trình, cơ học đất, phục vụ việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành về nền và móng công trình xây dựng; Có kiến thức cơ sở về các cơ học (cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, cơ kết cấu) phục vụ việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành về kết cấu (kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép,...)
- Có kiến thức cơ sở về các chuyên ngành gần, chuyên ngành rộng về: Qui hoạch, XD công trình Giao thông, XD công trình Thủy lợi, kỹ thuật Môi trường.
- Có kiến thức chuyên sâu về khảo sát địa chất, địa hình; thiết kế nền móng các công trình XDDD&CN.
- Có kiến thức chuyên sâu về kết cấu các dạng công trình bằng bê tông cốt thép, thép và kết cấu liên hợp.
- Có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật thi công, tổ chức thi công cũng như an toàn trong xây dựng các công trình XDDD&CN.
- Có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý các dự án xây dựng nói riêng và quản lý trong công tác xây dựng cơ bản nói chung.
- Có kiến thức đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật lên xã hội trong bối cảnh toàn cầu;
Về kỹ năng
- Thiết lập các bản vẽ kỹ thuật bằng cách vẽ tay hoặc vẽ bằng máy tính.
- Lập mô hình, phân tích, mô phỏng các kết cấu xây dựng (kể cả kết cấu phần thân công trình và nền móng) bằng tay hoặc bằng máy tính.
- Nhận biết vấn đề, lập luận, đưa ra giải pháp cho các vấn để về kỹ thuật thi công, tổ chức thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Phân tích, lập luận, hệ thống các vấn đề kỹ thuật liên quan đến công tác quản lý dự án xây dựng, như: lập báo cáo khả thi, phân tích kinh tế kỹ thuật dự án, lập tiến độ dự án, tập hợp các văn bản pháp qui về quản lý xây dựng,...
- Trình bày bằng tiếng Việt các vấn đề kỹ thuật đúng văn phong, chính tả, qui cách văn bản.
- Giao tiếp, trình bày trước đám đông một vấn đề kỹ thuật đúng tác phong và chuẩn mực đạo đức phù hợp với Văn hóa Việt Nam bằng tiếng Việt; Giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.
- Tìm và tập hợp tài liệu kỹ thuật (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) thông qua sách, báo, tạp chí hoặc qua Internet đúng với qui tắc về bản quyền tác giả.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhiệm nhiều vai trò và vị trí khác nhau (cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật) trong các cơ quan, công ty, xí nghiệp sau đây:
- Các Sở, Phòng, Ban quản lý về xây dựng cơ bản, như: Sở xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng các cấp, Phòng kinh tế – kỹ thuật – hạ tầng của các huyện,...
- Các công ty tư vấn khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý dự án xây dựng.
- Quản lý xây dựng cơ bản ở các cơ quan, xí nghiệp sản xuất.
- Các trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
- Các Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về lĩnh vực xây dựng.
- Làm thầu xây dựng tư nhân.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân đai học ngành tiếng ̣ Trung Quốc có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng và tác phong nghề nghiệp, có sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh; có khả năng ứng dụng các kiến thức được đào tạo vào các hoạt động sản xuất và đời sống, đáp ứng yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lâp, sáng tạo có khả năng được đào tạo lên các bâc học cao hơn tại các đại học, viện ̣ nghiên cứu trong và ngoài nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Vận dụng một số kiến thức cơ bản có liên quan đến ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan đến ngôn ngữ.
Đạt được khối lượng kiến thức khoa học và xã hội nhân văn cần thiết cho một cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
Đạt được kiến thức toàn diện về tiếng Trung Quốc, có kiến thức toàn diện về tiếng Trung Quốc (tương đương C1 khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu CEF), đạt trình độ ngoại ngữ hai tương đương B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Đạt kiến thức về chuyên ngành tiếng Trung kinh doanh.
Về kỹ năng
Hình thành các kỹ năng cần thiết về nghiệp vụ trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh.
Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về phương pháp học tập và nghiên cứu ở bậc đại học, có khả năng nghiên cứu khoa học và ý thức tự học.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nhân viên văn phòng các cơ quan, công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước;
- Phiên dịch viên, cộng tác viên các trung tâm dịch thuật, văn phòng công chứng;
- Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều phối du lịch;
- Tham gia giảng tiếng Trung Quốc ở các trung tâm ngoại ngữ;
- Nhân viên các văn phòng tư vấn, hợp tác quốc tế;
- Trợ lý các dự án, trợlý các cấp quản lý hành chánh;
- Điều phối viên;
- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư có phẩm chất đạo đức, tư duy, kiến thức chuyên môn cần thiết về CNTT và các lĩnh vực liên quan như kinh tế, quản lý để thành công trong vị trí chuyên gia về Hệ thống thông tin ở các cơ quan, tổ chức thuộc hoạt động trong các môi trường khác nhau như giáo dục, hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Kiến thức về các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, an toàn mạng máy tính.
- Kiến thức cơ sở ngành để SV có thể thực hiện tư vấn, thiết kế các giải pháp CNTT phục vụ tin học hóa quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức.
- Kiến thức liên ngành về hệ thống thông tin trong doanh nghiệp; Có hiểu biết nhất định về các giải pháp khai phá dữ liệu liên quan đến các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.
- Kiến thức chuyên ngành, liên ngành để xây dựng, phát triển, quản trị các loại hệ thống thông tin như: hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thương mại điện tử, giáo dục điện tử.
- Kiến thức về quy trình phát triển một hệ thống thông tin.
- Kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống.
- Kiến thức về tích hợp hệ thống.
Về kỹ năng
- Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho quá trình xây dựng, phát triển hệ thống thông tin.
- Sử dụng, quản trị các hệ quản trị CSDL quan hệ, CSDL địa lý thông dụng, các công cụ hỗ trợ phân tích thiết kế.
- Thu thập, đặc tả và kiểm thử yêu cầu người dùng.
- Thuyết trình, trình bày ý tưởng; viết báo cáo, thiết lập và bảo vệ dự án.
- Làm việc nhóm, tổ chức, phân công điều phối công việc giữa các thành viên.
- Xây dựng, phát triển tổ nhóm tư vấn triển khai, áp dụng hệ thống thông tin tại đơn vị.
Cơ hội nghề nghiệp
- Lập trình viên trong các công ty sản xuất phần mềm.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế giải pháp CNTT trong các công ty tư vấn, thiết kế giải pháp về CNTT cho doanh nghiệp, tổ chức.
- Chuyên gia phân tích thiết kế hệ thống trong các công ty sản xuất pần mềm.
- Giảng viên CNTT tại các trường Cao đẳng, Đại học.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh nhằm đào tạo các Cử nhân Quản trị kinh doanh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc đạt hiệu quả ở các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Được trang bị đầy đủ kiến thức về thực thi, điều hành và quản lý các công việc liên quan đến công việc sản xuất – kinh doanh ở các tổ chức kinh doanh và các tổ chức khác.
- Kiến thức chuyên môn về quản trị kinh doanh, marketing, bán hàng để đáp ứng các yêu cầu trong công việc như điều hành, quản lí công việc kinh doanh, xúc tiến thương mại,…
- Kiến thức liên quan đến việc tổ chức, thực hiện các công việc tác nghiệp và quản lý ở các lĩnh vực như: kinh doanh, nhân sự, sản xuất, chất lượng, marketing, kế hoạch,…
- Nắm vững kiến thức về phương pháp luận giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp/tổ chức liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh, marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề liên quan đến vận hành hệ thống sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp và các tổ chức.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán - thương lượng, xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống của doanh nghiệp và tổ chức.
- Kỹ năng thực hiện công việc tác nghiệp liên quan đến sản xuất, nhân sự, marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, hậu mãi,…
- Kỹ năng hoạch định, tổ chức, thực thi, kiểm tra, kiểm soát các vấn đề liên quan đến chiến lược, kế hoạch kinh doanh, marketing, bán hàng.
- Có khả năng dự toán, phân tích, đánh giá và ra các quyết định kinh doanh, quyết định tài chính.
- Có khả năng về nghiên cứu khoa học, làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nhân viên/Trưởng, Phó phòng chức năng trong các công ty/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;
- Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân;
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành quản trị kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh;
- Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng và nghiệp vụ logistic.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Quản lý công nghiệp đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt sẵn sàng làm việc trong các cơ sở giáo dục, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành quản lý công nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ quản lý của đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: Biết, hiểu, vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực xã hội, tự nhiên vào việc phân tích và đề xuất các chính sách kinh tế (Toán, xã hội học, luật kinh tế).
Khối kiến thức cơ sở ngành cung cấp các công cụ để xác lập căn cứ khoa học cho việc ra quyết định quản trị: Toán kinh tế, quản trị học, kinh tế học, tin học ứng dụng, thống kê công nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, kế toán quản trị…
Cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có khả năng giải quyết các vấn đề trong phạm vi nghề nghiệp:
- Quản lý sản xuất công nghiệp
- Quản lý đề án, dự án
Về kỹ năng
- Có khả năng tổ chức nhóm, làm việc hiệu quả ở mọi vai trò của nhóm. Có tinh thần phối hợp làm việc với các thành viên trong nhóm.
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thuyết trình và báo cáo miệng trong giao tiếp kinh doanh. Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng viết thư thương mại và các văn bản phổ biến trong kinh doanh (đề xuất kinh doanh, hợp đồng, báo cáo…).
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Anh) trong tham khảo tài liệu chuyên môn và giao tiếp.
- Sinh viên được rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính hiệu quả với các công cụ Microsoft Office, Web, các phần mềm SPSS, CRM,...
- Rèn luyện nâng cao khả năng lập các kế hoạch về nhân sự, tài chính, marketing, tác nghiệp,…và xây dựng các dự án để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác nhau của doanh nghiệp.
Cơ hội nghề ngiệp
Sau khi tốt nghiệp các cử nhân của ngành có thể:
- Làm việc ở vị trí một cán bộ kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, đặc biệt có lợi thế trong các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp.
- Làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
- Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho bản thân.
- Làm việc trong các sở, ban, ngành thuộc các cơ quan chính quyền.
- Làm cán bộ nghiên cứu, giảng viên giảng dạy về quản trị kinh doanh tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào
Đào tạo Kỹ sư ngành Khoa học môi trường có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật nâng cao tốt để giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực khoa học/kỹ thuật môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, tái chế chất thải, sản xuất sạch,… bằng các giải pháp khoa học kỹ thuật; có khả năng lập kế hoạch quản lý môi trường cũng như chương trình bảo vệ sinh thái, tài nguyên và môi trường; tăng cường năng lực chuyên môn để có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Khoa học – kỹ thuật môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Hiểu và đánh giá được mối quan hệ giữa các thành phần môi trường trong hệ thống môi trường, làm cơ sở để nhận diện các vấn đề môi trường;
Nắm vững kiến thức cơ sở về hóa học, tài nguyên, pháp luật, chính sách môi trường trong xây dựng chương trình quản lí và đánh giá môi trường;
Hiểu và đánh giá được các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển hóa của vật chất trong môi trường. Vận dụng được các kiến thức vào lựa chọn công nghệ, kỹ thuật quản lí tài nguyên và môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm;
Hiểu và vận dụng được cơ sở pháp lý và các quy trình thực hiện trong đánh giá môi trường (đánh giá chất lượng, đánh giá tác động, đánh giá rủi ro,…). Thiết kế các chương trình quan trắc, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và quản lí rủi ro.
Về kỹ năng
- Có khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm (phối hợp, triển khai công việc, thích ứng khi thay đổi nhóm làm việc);
- Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng;
- Có kỹ năng truyền thông, biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ;
- Có khả năng lãnh đạo và quản lí như lập kế hoạch, điều hành và tổ chức công việc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Người học sau khi tốt nghiệp kĩ sư ngành Khoa học Môi trường có thể công tác trong các lĩnh vực sau:
- Cán bộ nghiên cứu tại viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực môi trường;
- Cán bộ quản lí môi trường tại các cơ quan nhà nước cấp xã, huyện;
- Cán bộ phụ trách môi trường tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Nhân viên của các công ty, cơ quan tư vấn trong lĩnh vực môi trường;
- Cán bộ quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường tại các trung tâm quan trắc môi trường tư nhân và nhà nước;
- Giảng viên giảng dạy chuyên ngành khoa học môi trường tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;
- Cảnh sát môi trường.
Thời gian đào tạo: từ 4 tới 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Kiến trúc sư quy hoạch có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh, có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực thực hành nghề nghiệp, biết vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Có kiến thức cơ bản về ngành kiến trúc-quy hoạch, kiến thức khái quát các ngành khác liên quan đến thiết kế kiến trúc-quy hoạch như mỹ thuật, kỹ thuật, xã hội, kinh tế. Nắm vững kiến thức hình học họa hình, bố cục, màu sắc và vẽ kỹ thuật để vận dụng thể hiện hồ sơ bản vẽ kỹ thuật kiến trúc-quy hoạch và làm chủ kỹ thuật diễn họa hai chiều-ba chiều, chọn phương tiện truyền thông hiệu quả trong các lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị.
Nắm vững kiến thức về Nguyên lý Kiến trúc dân dụng-công nghiệp, Lý thuyết Quy hoạch, Lịch sử ngành, Đồ án môn quy hoạch đô thị, Nguyên lý quy hoạch đô thị- quy hoạch vùng, Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, Quy hoạch giao thông đô thị để đề xuất ý tưởng, thiết kế sơ bộ, triển khai chi tiết và hoàn thiện hồ sơ các phương án thiết kế công trình kiến trúc và phương án quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng.
Về kỹ năng
- Năng lực thực hành nghề nghiệp: có năng lực vẽ bằng tay để thể hiện ý tưởng và bằng máy vi tính đối với hồ sơ theo quy chuẩn hiện hành khi thể hiện bản vẽ quy hoạch.
- Kỹ năng xử lý tình huống: có khả năng xác định và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quy hoạch, thiết kế dựa vào các kỹ năng đạt được trong chương trình học.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: có kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra trong ngành Quy hoạch vùng và đô thị thông qua các phần mềm chuyên dụng, các đồ án thực tế
- Kỹ năng giao tiếp: có khả năng giao tiếp, trình bày ý tưởng chuyên môn và làm việc hiệu quả trong nhóm với các cán bộ KHKT thuộc các ngành có liên quan.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: có khả năng hợp tác với đồng nghiệp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng đô thị và nông thôn dưới sự chỉ đạo của các cán bộ có kinh nghiệm.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp Kiến trúc sư Quy hoạch có thể làm việc trong các công ty tư vấn thiết kế Kiến trúc và Quy hoạch thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch, tham gia công tác giảng dạy các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng có năng lực chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp.
Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhất là những kiến thức về quản trị và nghiệp vụ ngân hàng, giúp cho sinh viên có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách, quản trị và thực hành các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngoài ra, chương trình còn trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, về hoạt động kinh doanh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo dựng nền tảng cho sự thành công và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức về ngôn ngữ, pháp luật, toán học ứng dụng, kiến thức khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
- Nắm vững các kiến thức nền tảng về kinh tế vĩ mô, vi mô, kiến thức về tài chính, kế toán, quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại;
- Hiểu và có khả năng ứng dụng các kiến thức chuyên môn hiện đại về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng một cách có hệ thống.
Về kỹ năng
- Có khả năng cập nhật, xử lý, tổng hợp, phân tích, so sánh và rút ra các nhận xét, đánh giá riêng về các đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng;
- Có khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt các kiến thức đã học để tác nghiệp, phân tích, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng một cách hiệu quả.
- Khả năng thích ứng trước những thay đổi trong môi trường nghề nghiệp;
- Có khả năng tự học tập và nâng cao trình độ;
- Có khả năng hoạch định công việc, làm việc độc lập hoặc theo nhóm có hiệu quả;
- Có khả năng chuẩn bị các báo cáo, soạn thảo văn bản theo yêu cầu;
- Có kỹ năng thuyết trình.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có đủ năng lực để được dự tuyển tại các tổ chức và vị trí công việc sau đây:
- Các tổ chức Tài chính – Ngân hàng: ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm,...) ở các vị trí nghiệp vụ cụ thể: tín dụng, thanh toán quốc tế, phân tích đầu tư, kế toán, quản trị rủi ro, các giao dịch tài chính cá nhân và công ty,...;
- Làm công tác tài chính tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước: các sở, ban, ngành của chính phủ; các tổ chức phi chính phủ, các dự án, các chương trình phát triển,...;
- Có khả năng nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu về trường Đại học Thủ Dầu Một
Tiền thân của Trường là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương – một cơ sở đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương, cung cấp đội ngũ giáo viên có chuyên môn, am tường nghiệp vụ giảng dạy và có tâm huyết với thế hệ trẻ.
Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ – vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.
Clip giới thiệu trường Đại học Thủ Dầu Một
Qua 10 năm hình thành và phát triển, trường đã định hình là một cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực; phát triển theo mô hình đại học tiên tiến. Với triết lý “Khát vọng – Trách nhiệm – Sáng tạo”, trường Đại học Thủ Dầu Một đã khẳng định vị thế của một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh tri thức của tỉnh Bình Dương.
Trường Đại học Thủ Dầu Một rợp bóng mát
Sứ mệnh
Đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ – vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.
Tầm nhìn
Phát triển theo mô hình đại học tiên tiến, xác lập uy tín trong nước và hội nhập. Người học có năng lực làm việc trong nước và nước ngoài.
Đội ngũ giảng viên
Đến năm 2018, đội ngũ cán bộ khoa học của trường có 01 giáo sư, 16 phó giáo sư, 97 tiến sĩ, 498 thạc sĩ, 112 cán bộ – giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, nhà trường còn tranh thủ sự hậu thuẫn của cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao ở các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,…
Bên cạnh đó, với tinh thần cầu thị và những nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc, trường đã thu hút ngày càng nhiều chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế đến làm việc và hỗ trợ công tác đào tạo và NCKH tại trường.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của trường
Quy mô đào tạo
Trường Đại học Thủ Dầu Một đang tập trung hoàn thiện lộ trình xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo sáng kiến CDIO, đáp ứng chuẩn AUN-QA. Tháng 8/2015, trường chính thức được Bộ Giáo dục cho phép đào tạo Cao học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của nhà trường.
Hiện nay, quy mô của trường là 15.000 sinh viên chính quy và 1.000 học viên cao học đang học tập và nghiên cứu ở 32 ngành đại học, 9 ngành sau đại học, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, sư phạm. Trường đang xây dựng các ngành đào tạo chất lượng cao (đào tạo 100% chương trình bằng tiếng Anh) đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chuẩn quốc tế, phục vụ nhu cầu hội nhập.
Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, Đại học Thủ Dầu Một sẽ hoàn thiện hệ thống đào tạo gồm 37 ngành đại học, 22 ngành cao học, 09 ngành tiến sĩ với quy mô là 16.100 học viên – sinh viên (ĐH: 15.000, Sau ĐH: 1.100), trở thành cơ sở đào tạo ngang tầm với các trường đại học có uy tín trong nước, tiến tới tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới.
Đến năm 2025, tỷ lệ ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu là 40% tổng số ngành đào tạo, tiến tới đạt tỷ lệ 60%; ngành đào tạo sau đại học chiếm 60% trên tổng số ngành đại học.
Nghiên cứu khoa học
Với chiến lược xây dựng trường thành trung tâm nghiên cứu, tư vấn có uy tín, Đại học Thủ Dầu Một đang đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hiện nay, trường đang triển khai 03 đề án nghiên cứu trọng điểm là Đề án nghiên cứu về Đông Nam Bộ, Đề án nghiên cứu Nông nghiệp chất lượng cao, Đề án nghiên cứu Thành phố thông mình Bình Dương.
Các bạn sinh viên đang mải mê chế tạo xe mô hình
Hợp tác quốc tế
Trường đã thiếp lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với hơn 50 đơn vị giáo dục trên thế giới; đồng thời ký kết hợp tác cung ứng lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp nước ngoài đang đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, từ năm 2010, trường hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo thỏa thuận hỗ trợ hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak, cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực ở hai ngành Kinh tế và Công nghệ thông tin.
Cơ sở vật chất
Cơ sở hiện tại: số 6 Trần Văn Ơn, P.Phú Hòa, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Khuôn viên Trường rộng 6,74 ha. Đây là nơi học tập, nghiên cứu của gần 19.000 CB-GV, SV của trường.
Cơ sở đang xây dựng: tọa lạc tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bến Cát với diện tích 57,6 ha được đầu tư xây dựng hiện đại, tích hợp nhiều công năng phục vụ hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu của trường trong tương lai.
Giảng đường rộng có sức chứa được nhiều sinh viên
Thành tựu
- Huân chương lao động: hạng Ba năm 1997; hạng nhì năm 2002
- Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục: 59 cá nhân
- Huy chương vì sự nghiệp Bảo vệ an ninh Tổ quốc: 01 cá nhân
- Nhà giáo ưu tú: 02
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 07 (05 cá nhân)
- Bằng khen của Bộ Công an, Bộ Nội vụ: 04 (01 cá nhân )
- Bằng khen của Bộ GD-ĐT tặng cho đơn vị, tập thể và cá nhân: 52
- Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh và cơ sở: 390 lượt CBGV đạt danh hiệu
- Bằng khen của UBND tỉnh tặng cho đơn vị, tập thể, cá nhân: 181
- Giấy khen của Sở GD-ĐT và các Sở, Ban khác của Tỉnh: 328
Nguồn: Đại học Thủ Dầu Một
Bản Thân Feel
Đã học khoá học: kiến trúc tại đây.
Ưu điểm
tốt rất tốt ứng dụng nhiêuf
Điểm cần cải thiện
hoạt động ít quá . cần thêm sân đa năng
Trải nghiệm và lời khuyên
đây là ngôi trường thiên về ứng dụng rất tốt, chỉ cần chăm chỉ thì cơ hội việc làm có rất nhiều