Trường Đại học Tiền Giang - Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

      Chương trình

      Ngành

      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

      Thời lượng

      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: 3,5 năm

      Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 125 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình nhằm đào tạo những kỹ sư có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt, có nền tảng vững về kiến thức cơ bản, ngoại ngữ cũng như có đủ các kiến thức cơ sở và chuyên ngành, cải thiện được chức năng của một hệ thống kỹ thuật thông qua mối liên kết chặt chẽ giữa các thành phần cơ học, điện/điện tử, xử lý dữ liệu và điều khiển. Người kỹ sư cơ điện tử có thể làm chủ các sản phẩm cơ điện tử, các công cụ kỹ thuật tự động, hiện đại, như sử dụng, bảo trì, lắp ráp,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu biết đúng đắn về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, làm nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp .
      • Đạt trình độ Tiếng Anh và Tin học theo quy định hiện hành của trường.
      • Có kiến thức sử dụng tốt các phần mềm lập trình kỹ thuật và các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử.
      • Hiểu biết cơ bản về công nghệ chế tạo cơ khí; công nghệ vi xử lý và điều khiển; kỹ thuật mạng máy tính, mạng truyền thông công nghiệp và lập trình điều khiển; nguyên lý hoạt động và trao đổi thông tin giữa các thành phần của hệ thống tích hợp;
      • Kiến thức về các hệ thống điều khiển sản xuất tự động, điều khiển quá trình, kiến thức về xử lý ảnh công nghiệp, vi điều khiển ứng dụng, công nghệ gia công chính xác,... để hình thành nên các giải pháp tự động hoá theo định hướng hệ thống cơ điện tử hoặc sản phẩm cơ điện tử;
      • Kiến thức về các quá trình, máy và thiết bị để sử dụng, sản xuất các chi tiết máy, máy, đặc biệt là các hệ thống máy cơ điện tử cho các ngành sản xuất công – nông nghiệp.
      • Kiến thức cơ bản phục vụ tính toán thiết kế các hệ thống cơ điện tử như nguyên lý – chi tiết máy, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vi điều khiển.
      • Kiến thức thiết kế, chế tạo các mạch điện tử phục vụ cho công – nông nghiệp sản xuất các hệ thống máy hiện đại (được điều khiển tự động).
      • Kiến thức vận hành, chế tạo Robot phục vụ sản xuất.
      • Kiến thức về quản lý, bảo dưỡng các hệ thống máy phục vụ sản xuất vi mạch, khuôn mẫu và các hệ thống thiết bị công nghệ cao.
      • Kiến thức chuyên ngành về chế tạo, sửa chữa và vận hành các hệ thống trang thiết bị tự động, thiết bị Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, cơ khí, các dây chuyền sản xuất tự động,... phục vụ cho cả nước nói chung và cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Ứng dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử như:

      • Thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc, trang thiết bị tự động trong công nghiệp, nông nghiệp,…
      • Thiết kế, triển khai xây dựng và sửa chữa hệ thống tự động điều khiển thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử.
      • Kiểm tra sửa chữa và vận hành các thiết bị điện được dùng trong công nghiệp, nông nghiệp.
      • Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điện-thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, Servo,...
      • Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, xử lý ảnh công nghiệp, mạng truyền thông công nghiệp;
      • Xây dựng các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống điều khiển, các hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu.

      Kỹ năng mềm

      • Làm việc độc lập và hợp tác nhóm hiệu quả, có phương pháp làm việc khoa học, có kỹ năng trình bày, giải thích, thảo luận các vấn đề chuyên môn;
      • Xây dựng kế hoạch, lập dự án; tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống tự động cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan;
      • Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử;
      • Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất các chi tiết, dụng cụ chính xác, khuôn mẫu; trong các nhà máy hoạt động có liên quan đến các hệ thống điều khiển, tự động hóa, truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tự động cũng như các kiến thức về quản lý nhà máy, xí nghiệp, nghiên cứu tại các trường Đại học và các lĩnh vực có liên quan.