Chương trình đào tạo
19 ngành
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 121 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người học có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, hóa học, sinh học và xã hội; kiến thức chuyên môn vững chắc; khả năng ứng dụng những kiến thức về khoa học cây trồng vào nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp; khả năng thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội; thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; khả năng làm việc độc lập.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Biết được tầm quan trọng của ngành khoa học cây trồng trong sản xuất nông nghiệp và trong nền kinh tế xã hội hiện nay.
- Hiểu được các kiến thức cơ sở và chuyên môn như: xử lý số liệu, di truyền học, thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác, bệnh cây, nhân giống cây trồng, sản xuất cây trồng sạch,...
- Áp dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành vào hoạt động nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp như: chọn và nhân giống cây trồng thích nghi với điều kiện sản xuất của địa phương và cho năng suất cao; canh tác cây trồng đạt năng suất – chất lượng cao; sử dụng nguồn nước và đất hiệu quả; có khả năng quy hoạch, phát triển ngành trồng trọt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Sử dụng thành thạo các thiết bị trong ngành khoa học cây trồng.
- Có khả năng quản lý, điều hành, kiểm soát thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) theo tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới.
- Đề xuất các biện pháp giải quyết tình huống về mặt kỹ thuật.
Kỹ năng mềm
- Có khả năng thuyết trình, giao tiếp tốt.
- Biết làm việc theo nhóm, tập hợp nhóm.
- Thể hiện sáng tạo trong giải quyết công việc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Quản lý trang trại cây ăn trái, rau màu, cây lúa và cây công nghiệp.
- Chuyên viên ở các cơ sở quản lý nông nghiệp như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở khoa học và Công nghệ và các cơ quan nghiên cứu.
- Kỹ thuật viên trong phòng kiểm nghiệm ở các cơ quan kiểm định, đánh giá chất lượng nguồn đất, nước, cây trồng.
- Nhân viên trong các công ty sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất giống cây trồng, bảo quản sau thu hoạch.
- Giảng dạy ở các cơ sở giáo dục trong lĩnh vực khoa học cây trồng.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức
- Kế toán tổng hợp: Tối thiểu 124 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
- Kế toán công: Tối thiểu 123 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân kế toán nắm vững quy trình công nghệ kế toán và có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, khoa học tự nhiên, quản trị kinh doanh và kiểm toán. Sinh viên tốt nghiệp có năng lực, kỹ năng, phẩm chất phù hợp để làm công tác chuyên môn về kế toán tại các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành có hiệu quả và khoa học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội, đủ để tiếp thu kiến thức khoa học cơ sở, chuyên ngành;
- Có năng lực thực hành thành thạo về nghiệp vụ kế toán, đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường về chuyên môn kế toán, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường;
- Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế – xã hội, tài chính – tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao;
- Vận dụng được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn;
- Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp;
- Đánh giá được tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp;
- Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương TOEIC 350 điểm, trình độ B Tin học;
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
- Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp;
- Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp;
- Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
- Phân tích hoạt động kinh tế tài chính và đề xuất ý kiến giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành các giải pháp quản lý doanh nghiệp đúng pháp luật, kinh doanh đạt hiệu quả cao;
- Kiểm tra, đánh giá và quản lý tài chính, kế toán của doanh nghiệp;
- Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
- Tham mưu được cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật;
- Sử dụng các kỹ năng chuyên môn nâng cao để làm công tác kiểm toán;
- Sử dụng tốt kỹ năng nghiên cứu để hoạch định tốt các chính sách tài chính của doanh nghiệp.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp: được bổ sung những kiến thức hỗ trợ nên có được kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc theo nhóm khá tốt;
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ: được nghiên cứu về tiếng Anh chuyên ngành tốt;
- Khả năng sử dụng tin học: có kỹ năng khai thác phần mềm máy tính dùng cho ngành kế toán cụ thể: MISA, EXCEL trong kế toán, soạn thảo văn bản.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có thể đảm nhiệm với cương vị: nhân viên kế toán, kiểm toán viên, kế toán trưởng, nhân viên kinh doanh, nhân viên tín dụng Ngân hàng,... tại các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế;
- Đủ năng lực đảm nhận công việc quản lý tài chính trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Có khả năng giảng dạy ở các trường Cao đẳng, trung cấp ngành kế toán.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 125 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Trên cơ sở hiểu biết về Lý luận văn học, Văn học Việt Nam và Văn học thế giới, sinh viên ngành Đại học Văn học được trang bị thêm kiến thức ứng dụng, kỹ năng thực hành về lĩnh vực báo chí – truyền thông; nghiệp vụ văn thư, văn phòng,... Những giá trị nền tảng của văn học như sự sáng tạo và tinh thần nhân văn được chọn làm định hướng phẩm chất nghề nghiệp tương lai cho người học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Vê kiến thức
- Biết và áp dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công tác.
- Vận dụng tích hợp các kiến thức về Lịch sử văn học, Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng vào hoạt động thực tiễn.
- Biết tích hợp tốt, vận dụng kiến thức cơ bản về Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài; hiểu và vận dụng tốt kiến thức Tiếng Việt, Lý luận văn học.
Về kỹ năng
Hiểu và thực hành được các công việc:
- Thẩm định, bình giá các hiện tượng văn học, nghiên cứu văn học địa phương.
- Viết báo, biên tập báo chí ở các cơ quan thông tấn báo chí địa phương; soạn thảo văn bản hành chính, lưu trữ văn bản, làm việc nhóm, tổ chức các cuộc họp,...
- Hoạt động tư vấn và giáo dục ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và phục vụ nhu cầu giáo dục ở địa phương.
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Văn học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Cộng tác viên các chuyên mục Văn học – Nghệ thuật của các báo, tạp chí trung ương và địa phương.
- Phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí địa phương,...
- Công việc văn phòng ở các trường học, cơ quan văn hoá và kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát thanh viên, người dẫn chương trình, tuyên truyền viên, phát ngôn viên các Đài truyền thanh, truyền hình, công sở ở tỉnh, quận, huyện, địa phương phường xã,…
- Hoạt động tư vấn và giáo dục ở các trường trung cấp chuyên nghiệp,…
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 125 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình cử nhân Toán ứng dụng trang bị cho người học:
- Kiến thức cơ bản về kinh tế, tin học và toán học;
- Kiến thức chuyên sâu về toán ứng dụng vào kinh tế;
- Khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc phân tích, đánh giá, thống kê, dự báo cho doanh nghiệp, công ty bảo hiểm, tài chính, cơ quan nhà nước, quỹ đầu tư,...;
- Khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thích nghi với môi trường làm việc năng động và xu thế hội nhập.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu biết nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật đại cương.
- Có kiến thức cơ bản về kinh tế, tin học và toán học; kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành toán kinh tế hoặc toán thống kê.
- Có khả năng đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài để phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Về kỹ năng
- Vận dụng được hệ thống các kiến thức được trang bị để tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp dữ liệu, lập và trình bày các báo cáo.
- Phân tích, dự báo các vấn đề kinh tế cơ bản.
- Phân tích và vận dụng được các mô hình toán học giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực kinh tế.
- Sử dụng tốt các kỹ thuật phân tích dữ liệu, dự báo với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng.
- Có khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Giao tiếp tốt; có kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác theo nhóm; có phương pháp làm việc khoa học; có kỹ năng trình bày, giải thích, thảo luận các vấn đề chuyên môn.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên phân tích, đánh giá báo cáo tài chính, lập kế hoạch tài chính, đưa ra đề xuất về tài chính; tính toán và dự báo rủi ro nhằm đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp, các công ty tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ,…).
- Chuyên viên phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích môi trường marketing, xây dựng chiến lược marketing trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
- Chuyên viên dự báo, phân tích, lập trình mô phỏng (trên máy tính) các bài toán trong kinh tế, phát hiện và đề xuất những vấn đề liên quan đến quản trị; lập kế hoạch sản xuất và xây dựng chiến lược hoạch định tổng hợp cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên tổ chức, thực hiện các hoạt động thống kê tại cục thống kê, chi cục thống kê, các cơ quan nhà nước, công ty cần xử lý số liệu lớn (nghiên cứu thị trường, vận tải biển,…);
- Chuyên viên thống kê, dự báo, lập kế hoạch, tính toán thiết kế tối ưu trong các lĩnh vực: thống kê kinh doanh, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm,... tại các công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, cơ quan nhà nước, các công ty cần xử lý số liệu lớn.
- Có thể tham gia giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng (sau khi bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo yêu cầu).
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 122 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành Hệ thống thông tin cho sự phát triển đất nước, đặc biệt là nhu cầu nguồn nhân lực phát triển địa phương và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đào tạo người học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn vững chắc, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, có nhận thức đúng đắn về vai trò của công dân, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt để làm việc, có khả năng tự đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn; pháp luật đại cương.
- Kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành Hệ thống thông tin.
- Ngoại ngữ để phục vụ cho học tập, nghiên cứu và giao tiếp.
Về kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong ngành Hệ thống thông tin. Có khả năng tự đào tạo để nắm bắt được các công nghệ mới trong bối cảnh ngành Hệ thống thông tin thay đổi rất nhanh.
- Phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
- Phân tích yêu cầu, thiết kế, phát triển hệ thống thông tin, website, phần mềm theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Phân tích yêu cầu, thiết kế, xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính.
- Phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử phần mềm theo các quy chuẩn của các doanh nghiệp phát triển phần mềm.
- Nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong công tác và tự nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trình bày, tranh luận các chủ đề thuộc lĩnh vực Hệ thống thông tin.
- Làm việc độc lập và phối hợp nhóm.
- Tự học nâng cao trình độ chuyên môn theo yêu cầu của nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ kỹ thuật tại Phòng Công nghệ thông tin, Ban quản lý dự án Công nghệ thông tin, doanh nghiệp kinh doanh phần cứng và phần mềm máy tính.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển, quản trị hệ thống thông tin.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế và phát triển website, mạng máy tính.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển và kiểm thử phần mềm.
- Lập trình viên chuyên nghiệp.
- Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp Kỹ sư Hệ thống thông tin có thể trở thành giáo viên dạy Tin học tại các trường THCS, THPT, các cơ sở giáo dục và đào tạo khác (sau khi bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo yêu cầu).
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 121 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người học có kiến thức khoa học cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, hóa học, vật lý, sinh học và xã hội học; kiến thức chuyên sâu về sinh học và công nghệ sinh học; kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; khả năng ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tế và sản xuất; khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội; thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; khả năng làm việc độc lập và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Biết được tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong nền kinh tế – xã hội hiện nay;
- Biết áp dụng các kiến thức toán học, tin học để thống kê, xử lý số liệu;
- Hiểu các kiến thức thuộc lĩnh vực cơ bản như lý, hóa, sinh;
- Áp dụng các kiến thức, kỹ thuật cơ bản, chuyên sâu của ngành như kỹ thuật di truyền, kỹ thuật thao tác trên gen, protein, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, kỹ thuật lên men vào các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, thủy sản và môi trường để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, sản xuất theo hướng công nghệ cao và bền vững của xã hội;
- Vận hành tốt các thiết bị trong phòng thí nghiệm vi sinh, sinh hóa, nuôi cấy mô thực vật, sinh học phân tử, nuôi trồng nấm, các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của ngành công nghệ sinh học; có khả năng phân tích nguyên nhân gây nên các hư hỏng của thiết bị, đánh giá tình trạng thiết bị và đề xuất sửa chữa.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Sử dụng thành thạo các thiết bị liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học;
- Có khả năng kiểm tra, phân tích, đánh giá các vấn đề về ô nhiễm môi trường; quản lý chất lượng thực phẩm; chọn giống trong nông nghiệp; nhận thức được các vấn đề sinh học hiện đại;
- Có khả năng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, đề xuất các biện pháp giải quyết tình huống về mặt kỹ thuật, công nghệ;
- Khai thác hiệu quả các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu trên mạng trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Kỹ năng mềm
- Có khả năng thuyết trình, giao tiếp tốt, ứng xử nhanh nhạy;
- Biết làm việc theo nhóm, tập hợp nhóm;
- Thể hiện sáng tạo trong giải quyết công việc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nghiên cứu viên trong các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh học hoặc công nghệ sinh học;
- Nhân viên làm việc trong một khâu của dây chuyền sản xuất ở công ty, nhà máy chế biến thực phẩm; công ty giống cây trồng, vật nuôi; công ty nuôi trồng thủy sản; nhà máy chế biến phân hữu cơ;
- Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm y khoa, phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm, các cơ quan kiểm định;
- Giảng dạy ở các cơ quan nghiên cứu, cơ sở giáo dục trong lĩnh vực công nghệ sinh học;
- Chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 125 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có các kiến thức khoa học cơ bản; có năng lực chuyên môn vững vàng; có khả năng phân tích, giải quyết độc lập các vấn đề trong lĩnh vực điều khiển, các hệ thống tự động trong sản xuất; có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; có khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phù hợp với môi trường làm việc năng động và xu thế hội nhập cao.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên và xã hội phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, làm nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Có kiến thức nền tảng về kỹ thuật điện, điện tử.
- Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Về kỹ năng
- Có khả năng áp dụng các kiến thức nền tảng, kỹ thuật cốt lõi trong lĩnh vực điện, điện tử, điều khiển và tự động hóa.
- Phân tích, thiết kế, lập trình mạch điều khiển tự động ứng dụng và sử dụng được các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực chuyên môn.
- Có phương pháp làm việc khoa học, khả năng giải quyết vấn đề độc lập, khả năng hoạt động nhóm hiệu quả.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư trực tiếp vận hành, bảo trì hoặc quản lý điều hành tại các nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; các cơ sở khai thác, sửa chữa, sản xuất kinh doanh về lĩnh vực điện, điện tử, tự động hóa.
- Chuyên viên nghiên cứu, thiết kế và phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực tự động hóa, ứng dụng trong sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật các sản phẩm tự động hóa công nghiệp cho khách hàng và các công ty.
- Cán bộ giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ có chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 122 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin cho sự phát triển đất nước, đặc biệt là nhu cầu nguồn nhân lực phát triển địa phương và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đào tạo người học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn vững chắc, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, có nhận thức đúng đắn về vai trò của công dân, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt để làm việc, có khả năng tự đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội-nhân văn; pháp luật đại cương.
- Kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành Công nghệ thông tin.
- Ngoại ngữ để phục vụ cho học tập, nghiên cứu và giao tiếp.
Về kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong ngành Công nghệ thông tin. Có khả năng tự đào tạo để nắm bắt được các công nghệ mới trong bối cảnh ngành Công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh.
- Phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ trong lãnh vực chuyên ngành được đào tạo.
- Phân tích yêu cầu, thiết kế, xây dựng, quản trị website và mạng máy tính.
- Phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử phần mềm theo các quy chuẩn của các doanh nghiệp phát triển phần mềm.
- Phân tích yêu cầu, thiết kế, phát triển hệ thống thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong công tác và tự nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trình bày, tranh luận các chủ đề thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin.
- Làm việc độc lập và phối hợp nhóm.
- Tự học nâng cao trình độ chuyên môn theo yêu cầu của nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ kỹ thuật tại Phòng Công nghệ thông tin, Ban quản lý dự án Công nghệ thông tin, doanh nghiệp kinh doanh phần cứng và phần mềm máy tính.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế và phát triển website và hệ thống thông tin.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, xây dựng và quản trị mạng máy tính.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển và kiểm thử phần mềm.
- Lập trình viên chuyên nghiệp.
- Ngoài ra, người tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ thông tin có thể trở thành giáo viên dạy Tin học tại các trường THCS, THPT, các cơ sở giáo dục và đào tạo khác (sau khi bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo yêu cầu).
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 123 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu chung
Đào tạo người học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn vững chắc; kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo; khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế - xã hội; thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Liệt kê được các thành phần hóa học cơ bản trong nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm.
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị và những biến đổi của thực phẩm trong quá trình chế biến.
- Ứng dụng các kiến thức toán học, xác suất thống kê để xử lý số liệu.
- Giải thích được ý nghĩa được từng công đoạn trong quá trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm.
- Xác định được các hệ vi sinh vật tiêu biểu trong nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm.
- Phân tích được các nguyên nhân biến đổi của nguyên liệu sau thu hoạch.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Có khả năng kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng nguyên liệu, thành phẩm.
- Vận hành được các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của ngành công nghệ thực phẩm, có khả năng phân tích nguyên nhân gây nên các hư hỏng của thiết bị, đánh giá tình trạng của thiết bị, đề xuất sửa chữa.
- Có khả năng cải tiến và đề xuất một quy trình sản xuất thực phẩm.
- Xây dựng được các bước trong hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP,…) ở các công ty, xí nghiệp thực phẩm.
- Có khả năng quản lý, điều hành, kiểm soát sản xuất tốt, đề xuất các biện pháp giải quyết tình huống về mặt kỹ thuật, công nghệ.
Kỹ năng mềm
- Có khả năng thuyết trình tốt, giao tiếp hiệu quả.
- Có khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Thể hiện sự sáng tạo trong giải quyết công việc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Quản lý một hoặc nhiều khâu trong dây chuyền sản xuất ở công ty, nhà máy chế biến thực phẩm.
- Kỹ thuật viên trong phòng kiểm nghiệm, các cơ quan kiểm định, đánh giá chất lượng thực phẩm, nhân viên trong viện nghiên cứu.
- Có khả năng giảng dạy ở các cơ quan nghiên cứu, cơ sở giáo dục trong lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 123 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người học có kiến thức kinh tế cơ bản, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tài chính – ngân hàng vững chắc; kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo; thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; khả năng làm việc hiệu quả, sáng tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Biết áp dụng các kiến thức toán học, tin học để thống kê, xử lý số liệu trong lĩnh vực kinh tế.
- Hiểu được các kiến thức thuộc lĩnh vực cơ bản về kinh tế, pháp luật, kế toán, quản trị kinh doanh.
- Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, thẩm định tín dụng, thẩm định dự án, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng thương mại vào công việc chuyên môn.
- Áp dụng được chính sách, chế độ, quy trình của các nghiệp vụ chuyên ngành tài chính – ngân hàng vào công việc thực tế.
- Tiếp cận được với tri thức hiện đại của khu vực và thế giới về lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Có khả năng biết vận dụng được kiến thức chuyên ngành trong việc xử lý các nghiệp vụ về lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
- Thực hiện và giám sát các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.
- Thu thập, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng.
- Có khả năng tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Kỹ năng mềm
- Có khả năng giao tiếp, thuyết trình, báo cáo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và ra quyết định.
- Sử dụng ngoại ngữ trong giải quyết công việc và nghiên cứu chuyên môn.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có thể đảm nhận các công việc: giao dịch viên, kế toán viên, chuyên viên tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên kinh doanh ngoại hối; chuyên viên tư vấn và đầu tư tài chính.
- Có thể làm việc tại các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính – ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác.
- Có khả năng tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh để tạo lập doanh nghiệp cho bản thân.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 123 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn vững chắc; kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo; khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội; thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Có kiến thức cơ bản về kinh tế học, tài chính-tiền tệ, nguyên lý thống kê kinh tế, quản trị đại cương, marketing, nguyên lý kế toán, luật thương mại để phân tích và lý giải được các vấn đề của nền kinh tế nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng.
- Có kiến thức chung về công việc quản trị như: quản trị chiến lược, marketing, chất lượng, tài chính, nhân lực, sản xuất, khởi sự doanh nghiệp, thương mại điện tử, hệ thống thông tin quản lý, đạo đức kinh doanh và văn hóa tổ chức để hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh thông qua các chiến lược chức năng.
- Có kiến thức quản trị chuyên sâu đến các lĩnh vực như: bán hàng, dự án, rủi ro, thương hiệu hay nghiệp vụ ngoại thương; kinh doanh quốc tế, ngân hàng thương mại, hành chánh văn phòng, tâm lý quản lý trong kinh doanh hay nghệ thuật lãnh đạo.
- Có kiến thức bổ trợ cho hoạt động quản trị kinh doanh như: phân tích hoạt động kinh doanh, kế toán quản trị, ứng dụng lý thuyết hệ thống, thanh toán quốc tế, thị trường chứng khoán hay thống kê doanh nghiệp.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Phân tích môi trường kinh doanh, nghiên cứu marketing;
- Soạn thảo văn bản và các hợp đồng kinh tế;
- Hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra chiến lược và kế hoạch kinh doanh;
- Sử dụng được tiếng Anh cơ bản.
Kỹ năng mềm
- Tư duy và giải quyết công việc liên quan các lĩnh vực như chất lượng, tài chính, nhân lực, sản xuất, dự án, rủi ro, marketing, kinh doanh quốc tế, ngân hàng thương mại, hành chánh văn phòng,...
- Đàm phán, thuyết trình và giao tiếp tốt;
- Tổ chức, điều hành, làm việc và lãnh đạo nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên hoặc quản lý tại các bộ phận kinh doanh hoặc marketing, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quan hệ khách hàng,… trong các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề
- Chuyên viên tổ chức và quản trị các hoạt động truyền thông, nghiên cứu thị trường, quan hệ khách hàng, tổ chức và quản lý sự kiện, tư vấn marketing, quản trị kênh phân phối, quản trị sản phẩm,...
- Tự tạo lập doanh nghiệp cho mình.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 122 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD & ĐH hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, cơ quan nghiên cứu, đào tạo liên quan đến nuôi trồng, nhân giống thủy sản.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về sinh lý và dinh dưỡng động vật thủy sản.
- Nêu được phương pháp định danh, phân loại động thực vật thủy sinh.
- Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp phòng và trị các bệnh thường gặp ở động vật thủy sản.
- Phân tích sự tương tác giữa các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh trong nuôi trồng thủy sản.
- Khái quát hóa qui trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.
- Lựa chọn phương pháp khuyến nông thích hợp cho từng địa bàn, từng đối tượng nuôi tại địa phương.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Định danh, phân loại động thực vật thủy sinh.
- Vận hành và quản lý tốt trang thiết bị phục vụ cho sản xuất giống và nuôi trồng các loài thủy sản.
- Tính toán, xây dựng công thức thức ăn và khẩu phần dinh dưỡng để đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
- Thực hiện quản lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản.
- Chọn và thực hiện thành thạo các khâu kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống.
- Thực hiện hoàn chỉnh qui trình nuôi thương phẩm các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế hiện nay.
- Chẩn đoán, phòng và điều trị một số bệnh thường gặp.
- Có khả năng bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoa học liên quan đến nuôi trồng thủy sản; thu thập số liệu thí nghiệm; đánh giá so sánh kết quả thu được.
Kỹ năng mềm
- Có khả năng làm việc nhóm, tập hợp nhóm.
- Thuyết trình, giao tiếp tốt.
- Thể hiện tính chủ động, sáng tạo trong công việc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nghiên cứu viên trong các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, các cơ sở sản xuất liên quan đến nuôi trồng thủy sản.
- Chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư.
- Nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên bán hàng cho cơ quan doanh nghiệp chuyên về sản xuất giống, kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản.
- Có khả năng tự thành lập trang trại nuôi trồng thủy sản.
- Giảng dạy ở các trường đào tạo chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 125 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên có hoàn thành các công việc trong lĩnh vực cơ khí nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Vận dụng được các kiến thức cơ sở, cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm, quá trình sản xuất các chi tiết máy và máy trong ngành cơ khí cũng như khả năng áp dụng được các qui trình công nghệ để gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí;
- Phân tích, đánh giá được toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất cơ khí;
- Xác định được các phương pháp thiết kế, các biện pháp tổ chức, vận hành, khai thác các máy móc và thiết bị cơ khí;
- Hiểu được cách sử dụng các phần mềm CAD/CAM-CNC, kỹ thuật lập trình PLC, Robot, Vi xử lý;
- Giải thích được các phương án quản lý hệ thống máy phù hợp với từng quá trình sản xuất cụ thể;
- Nêu được các nguyên tắc về bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị công nghệp và các dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí phục vụ cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương TOEIC 350 điểm, trình độ B Tin học;
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Mô tả, tính toán, mô phỏng cũng như nghiên cứu và phân tích được các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí;
- Áp dụng được kiến thức của ngành kết hợp với khả năng sử dụng các phương pháp, công cụ để thiết kế, đánh giá các hệ thống, sản phẩm kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí;
- Chế tạo, lắp ráp được các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, thuộc lĩnh vực cơ khí;
- Vận hành, khai thác, bảo trì được các máy, trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí, chế biến thực phẩm, xây dựng, máy nông nghiệp;
- Sử dụng được ít nhất một phần mềm dùng trong lĩnh vực cơ khí.
Kỹ năng mềm
- Làm việc có phương pháp khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành cơ khí, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận;
- Xây dựng được kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất, tổ chức, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, điều hành tại các doanh nghiệp và cơ quan quản lý hoạt động có liên quan đến lĩnh vực cơ khí;
- Làm việc độc lập, nhóm và có tư duy hệ thống, tư duy phê bình;
- Năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
- Tìm hiểu, khai thác và ứng dụng thực tiễn các công nghệ mới.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các công ty, cơ quan quản lý, nhà máy, xí nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực cơ khí hoặc trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật;
- Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực cơ khí với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 120 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Kỹ sư Đại học ngành Kỹ thuật công nghệ Xây dựng được trang bị kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết; có khả năng thiết kế, thi công, tổ chức quản lý thi công các loại công trình xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật; có khả năng tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công trên các công trường xây dựng nhà, xưởng và các công trình công cộng.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật cơ sở.
- Khả năng tiến hành các thí nghiệm và phân tích số liệu chuyên ngành xây dựng như vật liệu, địa chất, trắc địa và cơ học đất.
- Thiết kế và tính toán được nhà nhiều tầng tại Việt Nam theo các mô hình khác nhau: khung giằng, vách cứng, lõi cứng. Áp dụng các giải pháp nền móng hợp lý cho công trình trên đất yếu.
- Vận dụng được định mức và đơn giá xây dựng cơ bản để lập dự toán cho hạng mục công trình cũng như toàn bộ công trình.
- Có khả năng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới, có khả năng vươn lên trình độ chuyên môn cao hơn.
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về tin học và áp dụng chúng để giải quyết các bài toán trong thực tế tổ chức thi công và quản lý xây dựng.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Biết nguyên lý thực hiện; sử dụng thành thạo các thiết bị thực hành được sử dụng phổ biến trong thi công xây dựng.
- Tính toán thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; Sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho quá trình tính toán thiết kế công trình.
- Tổ chức, quản lý, điều hành việc thi công công trình theo đúng yêu cầu thiết kế và đúng qui trình kỹ thuật qui định.
- Phát hiện, phân tích được nguyên nhân, phối hợp giải quyết được những tình huống kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
- Lập được dự toán công trình và có khả năng vận dụng được các phần mềm hỗ trợ trong lập dự toán công trình.
Kỹ năng mềm
- Thể hiện khả năng thuyết trình thành thạo, giao tiếp hiệu quả, ứng xử nhanh nhạy.
- Biết làm việc theo nhóm, tập họp nhóm.
- Thể hiện sáng tạo trong giải quyết công việc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư thi công, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư giám sát công trình tại các công ty tư vấn thiết kế, thi công và xây dựng công trình.
- Chuyên viên tại các phòng, ban quản lý dự án xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
- Kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm, kiểm định liên quan đến lĩnh vực xây dựng; nhân viên trong các viện nghiên cứu.
- Thành lập các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,...
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Khối lượng kiến thức: Tối thiểu 125 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Mục tiêu đào tạo
Chương trình nhằm đào tạo những kỹ sư có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt, có nền tảng vững về kiến thức cơ bản, ngoại ngữ cũng như có đủ các kiến thức cơ sở và chuyên ngành, cải thiện được chức năng của một hệ thống kỹ thuật thông qua mối liên kết chặt chẽ giữa các thành phần cơ học, điện/điện tử, xử lý dữ liệu và điều khiển. Người kỹ sư cơ điện tử có thể làm chủ các sản phẩm cơ điện tử, các công cụ kỹ thuật tự động, hiện đại, như sử dụng, bảo trì, lắp ráp,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có hiểu biết đúng đắn về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, làm nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp .
- Đạt trình độ Tiếng Anh và Tin học theo quy định hiện hành của trường.
- Có kiến thức sử dụng tốt các phần mềm lập trình kỹ thuật và các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử.
- Hiểu biết cơ bản về công nghệ chế tạo cơ khí; công nghệ vi xử lý và điều khiển; kỹ thuật mạng máy tính, mạng truyền thông công nghiệp và lập trình điều khiển; nguyên lý hoạt động và trao đổi thông tin giữa các thành phần của hệ thống tích hợp;
- Kiến thức về các hệ thống điều khiển sản xuất tự động, điều khiển quá trình, kiến thức về xử lý ảnh công nghiệp, vi điều khiển ứng dụng, công nghệ gia công chính xác,... để hình thành nên các giải pháp tự động hoá theo định hướng hệ thống cơ điện tử hoặc sản phẩm cơ điện tử;
- Kiến thức về các quá trình, máy và thiết bị để sử dụng, sản xuất các chi tiết máy, máy, đặc biệt là các hệ thống máy cơ điện tử cho các ngành sản xuất công – nông nghiệp.
- Kiến thức cơ bản phục vụ tính toán thiết kế các hệ thống cơ điện tử như nguyên lý – chi tiết máy, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vi điều khiển.
- Kiến thức thiết kế, chế tạo các mạch điện tử phục vụ cho công – nông nghiệp sản xuất các hệ thống máy hiện đại (được điều khiển tự động).
- Kiến thức vận hành, chế tạo Robot phục vụ sản xuất.
- Kiến thức về quản lý, bảo dưỡng các hệ thống máy phục vụ sản xuất vi mạch, khuôn mẫu và các hệ thống thiết bị công nghệ cao.
- Kiến thức chuyên ngành về chế tạo, sửa chữa và vận hành các hệ thống trang thiết bị tự động, thiết bị Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, cơ khí, các dây chuyền sản xuất tự động,... phục vụ cho cả nước nói chung và cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
Ứng dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử như:
- Thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc, trang thiết bị tự động trong công nghiệp, nông nghiệp,…
- Thiết kế, triển khai xây dựng và sửa chữa hệ thống tự động điều khiển thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử.
- Kiểm tra sửa chữa và vận hành các thiết bị điện được dùng trong công nghiệp, nông nghiệp.
- Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điện-thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, Servo,...
- Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, xử lý ảnh công nghiệp, mạng truyền thông công nghiệp;
- Xây dựng các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống điều khiển, các hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu.
Kỹ năng mềm
- Làm việc độc lập và hợp tác nhóm hiệu quả, có phương pháp làm việc khoa học, có kỹ năng trình bày, giải thích, thảo luận các vấn đề chuyên môn;
- Xây dựng kế hoạch, lập dự án; tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống tự động cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan;
- Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử;
- Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất các chi tiết, dụng cụ chính xác, khuôn mẫu; trong các nhà máy hoạt động có liên quan đến các hệ thống điều khiển, tự động hóa, truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tự động cũng như các kiến thức về quản lý nhà máy, xí nghiệp, nghiên cứu tại các trường Đại học và các lĩnh vực có liên quan.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu chung về trường Đại học Tiền Giang
Trường Đại học Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 132/2005/QĐ-TTg ngày 06/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang và trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang.
Kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Tiền Giang
Sứ mạng
Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng ĐBSCL, mang đến cho người học cơ hội nghề nghiệp để thăng tiến.
Buổi lễ ra quân tham gia chiến dịch mùa hè xanh của trường
Tầm nhìn
Trường Đại học Tiền Giang phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu ứng dụng có uy tín, được kiểm định chất lượng đào tạo và được xếp hạng trong hệ thống đại học của Quốc gia.
Cơ sở vật chất
Trường có cơ sở vật chất hiện đại, nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh. Mỗi cơ sở có nhiều khu đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi giải trí của sinh viên.
- Khu A: Phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách khối Đào tạo, Khoa học – Công nghệ, Phó Hiệu trưởng phụ trách khối Thông tin – Thư viện, học sinh – sinh viên, Quản trị cơ sở vật chất và dịch vụ. Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Tài vụ, Phòng Quản trị – Thiết bị, Phòng Quản lý khoa học công nghệ & Hợp tác quốc tế, Phòng Không gian pháp ngữ, Văn phòng Đảng ủy, Phòng Thanh tra – Pháp chế, Phòng Tiếp dân,...
- Khu B: trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Tư vấn tuyển sinh, văn phòng khoa Sư phạm, văn phòng Trung tâm Thông tin – Thư viện, Ban Biên tập Website, Phòng Hội thảo, Văn phòng Hội đồng trường, thư viện Khối Sư phạm, phòng học tầng 2 và 3 .
Cơ sở chính
- Khu C: Phòng Giáo dục thường xuyên, Phòng Công tác sinh viên, Ban liên lạc cựu sinh viên, thư viện, Các phòng thực hành thuộc khối sư phạm, phòng học tầng 1-2-3.
- Khu D: Phòng Y tế, Văn phòng Tư vấn tâm lý và Học tập, Văn phòng Đoàn – Hội, Bộ môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng, Văn phòng Khoa Công nghệ thông tin, Văn phòng Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Phòng Tài nguyên sinh viên, Phòng Lab, Văn phòng Khoa Kinh tế – Luật.
- Khu E: Văn phòng Khoa Lý luận chính trị, phòng học tầng 1-2.
- Khu F: Khoa Kỹ thuật Công nghiệp, Phòng Quản lý đào tạo; trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, trung tâm Ngoại ngữ – Tin học, các phòng thí nghiệm, thực hành thuộc khối kỹ thuật, phòng học tầng 3-4.
- Khu H: phòng học.
- Khu K: Phòng Internet, Các phòng thực hành công nghệ may, phòng học.
- Thư quán: Phòng Internet, Phòng tự học của sinh viên.
- Nhà nghỉ giảng viên thỉnh giảng.
Cơ sở Thân Cửu Nghĩa
Nguồn: Đại học Tiền Giang