Trường Đại học Tôn Đức Thắng - Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kỹ thuật điện tử - viễn thông

      Chương trình

      Ngành

      Điện tử - truyền thông

      Thời lượng

      4 năm

      Ngành Kỹ Thuật Điện Tử – viễn thông là ngành học của sự sáng tạo và niềm đam mê nghiên cứu. Từ những hệ thống viễn thông hiện đại, như các mạng thông tin di động không dây thế hệ mới cho đến các thiết bị điện tử ứng dụng trong đời sống hàng ngày như thiết bị báo cháy, báo trộm … tất cả đều là đối tượng nghiên cứu của ngành Điện tử – Truyền thông. Bên cạnh đó, các kiến thức trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, như thiết kế vi mạch hay các mạch điện tử chuyên dụng, luôn đem lại sự thích thú và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mỗi sinh viên.

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Điện tử viễn thông, ngoài kiến thức nền tảng của ngành, sinh viên sẽ được cung cấp các khối kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu theo một trong các hướng sau:

      Lĩnh vc vin thông, truyn s liu và mng máy tính:

      Được cung cấp các kiến thức cần thiết để phân tích cấu trúc, chức năng và hiểu rõ được nguyên lý vận hành của các hệ thống thông tin liên lạc hiện nay như các hệ thống thông tin di động từ 2G đến 4G (GSM, UMTS, LTE, …), các hệ thống truyền dẫn quang, các mạng máy tính LAN, WAN, Internet, các hệ thống phát thanh truyền hình, thông tin vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu GPS, …

      Được đào tạo kỹ năng tính toán thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống viễn thông.

      Được hướng dẫn các kỹ năng nghiên cứu với mục đích tìm ra các phương pháp xử lý tín hiệu mới, phân tích đánh giá cải thiện chất lượng các hệ thống hiện có và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên có giới hạn trong viễn thông như băng thông, công suất tín hiệu, thời gian, …

      Lĩnh vc mch đin t ng dụng

      Sinh viên được đào tạo các kiến thức cần thiết về tính chất vật lý của các thiết bị, linh kiện điện tử, nguyên tắc phân tích và thiết kế các mạch điện tử phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống trong mọi lĩnh vực, chẳng hạn các thiết bị điều khiển từ xa, báo cháy, báo trộm, các thiết bị quang báo, các mạch thu phát tín hiệu cự ly ngắn và trung bình, …

      Lĩnh vc thiết kế vi mch điện tử

      Cung cấp các kiến thức về tính chất vật lý của các vật liệu bán dẫn, nguyên lý và công nghệ thiết kế các vi mạch số và tương tự có kích thước siêu nhỏ và công suất tiêu thụ thấp (FPGA, ASIC) để phục vụ cho việc chế tạo các thiết bị công nghệ cao, công nghệ chính xác.

      Lĩnh vc x lý hình ảnh và âm thanh

      Các kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích, thiết kế, lập trình các giải thuật xử lý số đối với các tín hiệu âm thanh, hình ảnh, video,… nhằm thực hiện các ứng dụng như nâng cao chất lượng ảnh và âm thanh, nén dữ liệu, nhận dạng đối tượng, nhận dạng và tổng hợp tiếng nói, âm nhạc, …Các giải thuật này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giải trí, thương mại điện tử, cho đến lĩnh vực điều khiển giao thông, thương mại điện tử hay trong lĩnh vực hình sự, an ninh.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

      Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;

      Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

      Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:

      • Có kiến thức cơ sở về phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch; có thể giải quyết các tình huống có thể xảy ra, cải tiến, nâng cấp các hệ thống viễn thông, đài truyền hình, thông tin vệ tinh; lập trình tự động giải quyết một vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống; khả năng nghiên cứu, chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông.
      • Kỹ năng thực hành: truyền số liệu và mạng máy tính, hệ thống viễn thông, kỹ thuật vi xử lý, thiết kế hệ thống số và VLSI, mạch điện tử; ó khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế và mô phỏng trên máy tính.
      • Quản lý và triển khai thiết kế, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống điện tử – viễn thông; dự toán kinh phí, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực, thời gian thực hiện; Cập nhật và thống kê thông tin về pháp luật, kỹ thuật và công nghệ mới

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử - viễn thông sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:

      Các cơ quan Nhà nước

      • Các Viện, Trung tâm nghiên cứu: Viện Công nghệ Viễn thông, Viện Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin(CNTT), Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, các Trung tâm Thông tin, Viễn thông trên toàn quốc , Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao, …
      • Các cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông các cấp: Bưu điện Thành phố, Bưu điện tỉnh, các Đài truyền hình địa phương và quốc gia (HTV, SCTV, VTV) …
      • Các công ty khai thác các dịch vụ Viễn thông như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), … và hàng loạt công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Điện tử viễn thông hàng hải, Cty Điện tử viễn thông VTC, Cty Phát triển CNTT VTC, các Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế (VTI) …
      • Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Điện tử viễn thông.

      Các tp đoàn, doanh nghip tư nhân, doanh nghip nước ngoài

      Hiện nay khắp cả nước có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực Điện tử truyền thông, với các mục đích mua bán, cung cấp thiết bị, linh kiện điện tử, hoặc tư vấn thiết kế, sửa chữa bảo trì hệ thống, tạo ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên trong ngành.

      • Các tập đoàn viễn thông lớn của nước ngoài như Siemens, Alcatel, Ericsson, …
      • Các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, desktop, laptop, … như Samsung, Sony, Toshiba, LG, HP, …
      • Các công ty thiết kế chip điện tử chuyên dụng: Renesas, Intel, …
      • Các công ty cung cấp thiết bị, giải pháp Viễn thông cho các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu: Siemens, Tektronix, Rohde & Schwarz, Keysight Technologies, …

      Các cơ hi khác

      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông có hướng nghiên cứu về xử lý tín hiệu có thể làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các ngành khác như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, y khoa.
      • Sinh viên theo hướng viễn thông, truyền số liệu có thể làm việc tại các công ty doanh nghiệp lớn có yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, ví dụ như các ngân hàng, trường học, bệnh viện, …