Chương trình
Ngành
Kỹ thuật phần mềmThời lượng
4 nămChúng ta không thể sống trong một thế giới hiện đại mà không cần dùng đến phần mềm. Hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại ngày nay đều được điều khiển bằng phần mềm. Nền sản xuất và phân phối công nghiệp; dịch vụ tài chính ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, … đều ứng dụng phần mềm máy tính để xử lý hầu hết các công việc. Đặc biệt, trong lĩnh vực giải trí như trò chơi máy tính, điện ảnh và truyền hình đều sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý các công việc phức tạp. Từ đó cho thấy rằng phần mềm rất cần thiết cho hầu hết các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: Tổng cộng 136 tín chỉ ( chưa bao gồn tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng)
Mục tiêu đào tạo
Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:
- Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
- Kỹ năng mềm: viết và trình bày; đàm phán và thương lượng; làm việc nhóm
- Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: tích luỹ đủ 136 tín chỉ với các khối kiến thức đã được học
5. Cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm đạt được các kỹ năng cần thiết để tham gia vào các dự án phần mềm với các vai trò khác nhau như:
- Kỹ sư phân tích yêu cầu (BA)
- Kiến trúc sư phần mềm (SA)
- Lập trình viên (Developer),
- Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Tester)
- Kỹ sư cầu nối (BrSE)
- Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Sinh viên sau khi ra trường có thể tự phát triển các phần mềm đáp ứng nhu cầu thực tế phát sinh từ thực tiễn xã hội, có thể tự mình thành lập các công ty khởi nghiệp (start-up).