Trường Đại học Tôn Đức Thắng - Chuyên ngành Tài chính - ngân hàng | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Tài chính - ngân hàng

      Chương trình

      Ngành

      Tài chính Ngân hàng

      Thời lượng

      4 năm

      Tài chính ngân hàng là ngành học khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Ngành Tài chính ngân hàng có thể chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm,...

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: Tổng cộng 135 tín chỉ (chưa bao gồm các tín chỉ của học phần thể chất và quốc phòng)

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc của chuyên viên phân tích tài chính, phân tích và lập dự án đầu tư, tư vấn, thẩm định giá, tác nghiệp, quản trị tại ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ vốn, môi giới, tư vấn đầu tư tài chính tại công ty chứng khoán, công ty tài chính, bảo hiểm, cơ quan thuế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

      • Kỹ năng tin học : Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;
      • Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
      • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp

      Cơ hội nghề nghiệp

      Các vị trí người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận trong và ngoài nước:

      • Chuyên viên quan hệ khách hàng;
      • Chuyên viên đầu tư Tài chính;
      • Chuyên viên tài chính tại doanh nghiệp;
      • Chuyên viên tại các quỹ tín dụng; quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác;
      • Chuyên viên tư vấn Tài chính;
      • Chuyên viên phân tích tài chính;
      • Biên tập viên chuyên mục Kinh tế tài chính tại các cơ quan, công ty truyền thông.
      • Chuyên viên tài chính tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp (Cục Thuế, Bộ Tài chính, Trường, Viện …)