Chương trình
Ngành
Thiết kế thời trangThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức Tổng cộng 137 tín chỉ ( chưa bao gồn tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng)
Mục tiêu đào tạo
Chương trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nguyên lý thiết kế, rèn luyện phương pháp và tư duy thiết kế thông qua các đồ án chuyên ngành đa dạng và phong phú. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức về chất liệu và xử lý chất liệu độc đáo như: Ribbon stitch (thêu ruy băng ), nhuộm Batik (nhuộm sáp ong), Knitting (đan), Smocking (khiếu vải), Shibori (nhuộm buộc), Marbling (vẽ hoa văn đá) …
- Nắm vững các nguyên lý thiết kế và qui trình thiết kế một bộ sưu tập thời trang từ khâu đầu đến khâu cuối;
- Có những hiểu biết về thị hiếu thẩm mỹ, về lịch sử mỹ thuật, lịch sử trang phục để từ đó có những thiết kế phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng;
- Vận dụng tốt các kiến thức chuyên môn để xây dựng, định hướng, thúc đẩy trình độ thẩm mỹ của người tiêu dùng thông qua các sản phẩm thời trang.
- Có khả năng phân tích về trào lưu, xu hướng mốt, tìm kiếm và phát triển ý tưởng để thiết kế các loại hình trang phục đa dạng như: trang phục trẻ em, trang phục dạo phố, trang phục dạ hội, trang phục cưới…;
- Có kỹ năng tự cập nhật kiến thức để làm việc trong môi trường thiết kế (design) chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới;
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D làm công cụ thể hiện và trình bày ý tưởng.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:
Kỹ năng tin học : Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc; Sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế chuyên ngành (Photoshop, Illustrator, AutoCAD, SolidWorks, Rhinoceros).
Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang, sinh viên có thể đảm nhận những công việc sau
- Nhà thiết kế (Fashion Designer), giám đốc sáng tạo (Creative Director) tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế;
- Biên tập viên thời trang (Fashion Editor), người tạo phong cách (Stylist) trong các tạp chí thời trang, tạp chí mốt…;
- Tạo lập công ty hoặc thương hiệu riêng;
- Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên quan.