Chương trình
Ngành
Xã hội họcThời lượng
4 nămXã hội học là một ngành chuyên giải mã các hiện tượng xã hội, phản biện xã hội, tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng xã hội bất ổn. Ví dụ như, vấn đề bạo lực đang dần trở thành bình thường ở nhiều nơi; sự xuống dốc của giáo dục; sự bất bình đẳng xã hội ngày càng căng thẳng; các hành vi phi văn hóa trở nên thô lỗ, tội phạm gia tăng; hay tệ nạn tham nhũng hiện nay chẳng hạn… là những hiện tượng xã hội cần nghiên cứu, để trở lại với kỷ cương. Nói một cách lý thuyết, xã hội Việt Nam đang cần rất nhiều nhà xã hội học để giải mã các hiện tượng xã hội và góp phần vào việc quản lý xã hội hiệu quả hơn trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: Tổng cộng 133 tín chỉ ( chưa bao gồn tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng)
Mục tiêu đào tạo
Biết làm thống kê và biết “đọc” thống kê; biết khai thác tài liệu để tóm lược về hiện tình hiểu biết một đề tài nào đó thí dụ như sự lệch chuẩn, vấn đề giai cấp,… ; biết dùng những phương pháp nghiên cứu và lý thuyết đã học để tiếp cận hiện tượng xã hội, phân tích giải thích và giải mã các hiện tượng này; Ngoài ra, cân nhắc trước khi chính bản thân hành xử trong xã hội vì có thể tiên đoán được các phản ứng…
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Tốt nghiệp ngành Xã hội học, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:
- Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;
- Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
- Các kỹ năng mềm: Kỹ năng phản biện xã hội, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng…
- Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp
Tùy trong từng lĩnh vực mà nhà xã hội học định vị việc làm của mình:
- Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội (trong các vị trí chuyên gia, nghiên cứu thực địa, điều phối viên và chuyên gia phân tích trong các dự án nghiên cứu,...);
- Bộ phận tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng của công ty (là người tư vấn khách hàng, chuyên gia và người viết quảng cáo,...);
- Tổ chức phi chính phủ , các hiệp hội và trung tâm (trong các vị trí điều phối viên dự án, các chuyên gia,...);
- Cơ quan hành chính nhà nước các cấp (với vị trí như các chuyên gia, chuyên viên, cố vấn, hoặc các nhà phân tích, vv với các kỹ năng công việc cụ thể: viết đề xuất các dự án phát triển, thiết kế mẫu khảo sát, thu thập, phân tích và viết báo cáo những dữ liệu đã thu thập trên thực địa. Viết các báo cáo lên cơ quan chính phủ: hoạch định chính sách,…Hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trong các cuộc khảo sát điều tra về dân số, phân tích và khảo sát dữ liệu về dân số, mức sống, kinh tế – xã hội,…cấp quốc gia)
- Truyền thông đại chúng và xuất bản (là nhà báo, người viết bài hoặc phụ trách các chuyên mục, và biên tập viên,...).