Chương trình đào tạo
13 ngành
Mục tiêu đào tạo
- Được đào tạo nâng cao năng lực quản lí - điều hành, kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh trong thực tiễn nghề nghiệp.
- Được rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp và tinh thần khởi nghiệp.
- Được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành vững chắc.
- Được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm... đảm bảo cho sinh viên có thể thích ứng tốt với hoạt động nghề nghiệp ngay sau khi ra trường.
Cơ hội nghề nghiệp
- Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour, tổ chức hội nghị, sự kiện.
- Giám đốc kinh doanh, phát triển của các dịch vụ du lịch, khách sạn.
- Nghiên cứu, giảng dạy về quản trị du lịch lữ hành tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.
- Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành của riêng mình.
- Có cơ hội thăng tiến tại các doanh nghiệp, công ty du lịch, các khu du lịch nghỉ dưỡng, các công ty tổ chức sự kiện truyền thông về du lịch.
Mục tiêu đào tạo
- Kiến thức cơ sở: Kinh tế học, Tâm lý khách hàng, Quản trị học, Đại cương xuất bản, Lịch sử xuất bản, Kinh tế xuất bản, Pháp luật trong hoạt dộng xuất bản.
- Kiến thức chuyên ngành: Các mặt hàng sách, Marketing trong kinh doanh xuất bản phẩm, Kỹ năng giao tiếp kinh doanh, Kỹ năng trình bày sách, Kinh doanh sách ngoại văn, Xuất bản điện tử, Thương mại điện tử, Quản trị doanh nghiệp XBP, Thương mại điện tử, Văn hóa doanh nghiệp, Xây dựng thương hiệu, Giáo dục khởi nghiệp...
- Lĩnh hội kiến thức nền tảng về kinh doanh xuất bản phẩm, có tầm nhìn chiến lược trước những thách thức trong môi trường kinh doanh xuất bản phẩm toàn cầu.
- Phân tích và vận dụng tốt kiến thức chuyên sâu liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh xuất bản phẩm và quản trị doanh nghiệp xuất bản.
- Có kỹ năng giao tiếp nổi trội, làm việc nhóm tốt, có kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, tin học ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên kinh doanh tại các nhà sách, doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm và nhà xuất bản.
- Chuyên gia quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm và nhà xuất bản.
- Chuyên viên quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại các địa phương.
- Giảng dạy, nghiên cứu về Xuất bản tại các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm, viện nghiên cứu trên cả nước.
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 4 năm.
Mục tiêu đào tạo
- Có kiến thức cơ bản về chính trị và các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành Khoa học Thư viện.
- Có kiến thức nền tảng về các khoa học thuộc ngành Khoa học Thư viện (Lịch sử sách và lịch sử thư viện, Thư viện học, Thông tin học, Thư mục học) và bổ trợ kiến thức cho ngành Khoa học Thư viện (Xã hội thông tin, Văn bản và lưu trữ học, Pháp luật và pháp chế thư viện).
- Có kiến thức chuyên sâu về ngành Khoa học Thư viện để có thể thu thập, xử lý, tổ chức, lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu/thông tin; tổ chức, quản lý và phát triển hoạt động của các thư viện, các trung tâm thông tin.
- Sử dụng thành thạo các phương pháp, công cụ, kỹ năng liên quan đến ngành Khoa học Thư viện để có thể làm việc trong môi trường hiện đại.
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và tác phong làm việc chuyên nghiệp; có khả năng học tập suốt đời.
Cơ hội nghề nghiệp
- Thư viện viên các loại hình thư viện.
- Chuyên viên các trung tâm thông tin tư liệu.
- Nghiên cứu viên, giảng viên chuyên ngành Thư viện học.
Chuyên ngành: biểu diễn âm nhạc
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức toàn khóa gồm 131 tín chỉ + giáo dục quốc phòng – an ninh (8 tín chỉ) + Giáo dục thể chất (5 tín chỉ).
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Cán bộ, chuyên viên quản lý và tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng tại: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa; Nhà Văn hóa (Trung tâm văn hóa); Câu lạc bộ…; các công ty biểu diễn, các tổ chức sự kiện…
Ca sĩ ở các đoàn nghệ thuật (ca, múa, nhạc), Nhà Văn hóa (Trung tâm văn hóa) các cấp, Tụ điểm ca nhạc, Câu lạc bộ nghệ thuật,…
Chuyên ngành: Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức toàn khóa học gồm 131 tín chỉ + giáo dục quốc phòng – an ninh (8 tín chỉ) + Giáo dục thể chất (5 tín chỉ).
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác văn hóa xã hội trong hệ thống: Tổ chức chính quyền các cấp (UBND các cấp); Các tổ chức đoàn thể - chính trị, xã hội, nghề nghiệp: Công đoàn, Đoàn Thanh niên… ;
Cán bộ, chuyên viên quản lý và tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật tại: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa; Nhà Văn hóa (Trung tâm văn hóa); Câu lạc bộ; Đài phát thanh - truyền hình; Đài truyền hình;
Chuyên viên tổ chức sự kiện tại các công ty truyền thông; Công ty tổ chức sự kiện; Công ty giải trí; Công ty Tổ chức biểu diễn; Công ty sản xuất và phát hành các chương trình nghệ thuật.
Chuyên ngành: Quản lý hoạt động văn hóa xã hội
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức toàn khóa học gồm 131 tín chỉ + giáo dục quốc phòng – an ninh (8 tín chỉ) + Giáo dục thể chất (5 tín chỉ).
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài. Cụ thể:
- Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch; Phòng Văn hóa; Nhà Văn hóa; Trung tâm văn hóa; Trung tâm Triển lãm; Nhà hát; Câu lạc bộ; Thư viện, Bảo tàng; Khu di tích; các Trung tâm và Trường học thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội khác.
- Các công ty Tổ chức sự kiện, công ty Truyền thông, Du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước.
Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các tổ chức sự kiện hoặc làm việc như những nhân viên độc lập cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Đối tượng tuyển sinh: Theo qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân đại học Bảo tàng học có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ về bảo tồn bảo tàng, phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Làm việc tại các bảo tàng, nhà truyền thống, khu di tích lịch sử - văn hóa, các Ban quản lý di tích… với vai trò: là người quản lý, điều hành; là người thực hiện công tác chuyên môn;
- Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu về bảo tồn bảo tàng.
Đánh giá
13 đánh giá
Giới thiệu
Đại học Văn hóa TPHCM là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, truyền thông và du lịch, phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Trường Đại học Văn hóa TPHCM (website: hcmuc.edu.vn) là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bậc đại học, sau đại học và trình độ thấp hơn về các ngành được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn và nghiệp vụ văn hóa, thông tin, du lịch.
Giới thiệu về Trường Đại học Văn hóa TPHCM
Lịch sử hình thành trường
Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã trải qua 5 lần thay đổi nhiệm vụ và nhiều giai đoạn phát triển từ thấp đến cao:
- Ngày 03/01/1976, theo quyết định của Bộ Văn hoá Thông tin miền Nam, Trường Nghiệp vụ Văn hoá – Thông tin (tiền thân của Đại học Văn hoá Tp. Hồ Chí Minh) được thành lập và từ đó, ngày này trở thành ngày truyền thống của Nhà trường.
- Ngày 30/8/1976, trường có tên gọi là Trường Lý luận nghiệp vụ II.
- Ngày 19/9/1981, trường được đổi tên thành Trường Văn hoá TPHCM và có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo cán bộ văn hoá thông tin có trình độ trung cấp cho các tỉnh phía Nam.
- Ngày 26/4/1995, trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn hoá TPHCM trực thuộc Đại học Văn hoá – Nghệ thuật TPHCM.
- Ngày 10/7/1998, trường được Thủ tướng Chính phủ Quyết định nâng cấp thành trường Cao đẳng Văn hoá TPHCM
- Ngày 23/6/2005, trường được nâng cấp thành Trường Đại học Văn hoá TPHCM.
Sứ mệnh
“Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, truyền thông và du lịch chuẩn mực, chất lượng, tiên tiến, thân thiện và phù hợp nhu cầu xã hội.”
Tầm nhìn
- Xây dựng quy chế, nội quy, quy định hoạt động theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân, tăng cường hợp tác với bên ngoài đi kèm các biện pháp chế tài trong khuôn khổ pháp luật
- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, cởi mở, dân chủ
- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà tài trợ, cộng đồng xã hội,…
- Phấn đấu đạt chất lượng cao trên mọi lĩnh vực hoạt động, trở thành một trường đại học có uy tín so với các trường trong nước và khu vực, đạt chuẩn quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế
- Xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên, chú trọng đổi mới phương pháp quản lý giáo dục gắn với chuẩn hóa, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ
Hoạt động của sinh viên
Sinh viên đại học Văn Hóa không hề kém cạnh sinh viên trường khác khi cho ra đời nhiều chương trinh Văn hóa - Nghệ thuật với mục đích chính là gây quỹ từ thiện xã hội.
Đêm nhạc gây quỹ “Trái Tim Việt”
Vui tết “Vi-Ha-La” - chương trình nghệ thuật giao lưu giữa sinh viên các nước
Cơ sở vật chất
Các cơ sở hoạt động của Đại học Văn hóa TPHCM:
- Cơ sở 1: 51 Quốc Hương, Thảo Điền, Q2, TPHCM
- Cơ sở 2: 288 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, Q9, TPHCM
Cơ sở 1:
- Diện tích: 2000 mét vuông
- Địa chỉ: Làng Báo chí, Thảo Điền, Tp.HCM.
- Phục vụ: 300 sinh viên nội trú
Cơ sở 2:
- Diện tích: 1.035 mét vuông
- Địa chỉ: 732 An Điền, Thảo Điền, Tp.HCM.
- Phục vụ: 150 sinh viên nội trú
Cơ sở 3:
- Khu thể thao-KTX sinh viên
- Diện tích: 3 héc-ta
- Địa chỉ: Phường Phước Long A, Q.9, Tp.HCM.
- Phục vụ hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao ngoại khóa của sinh viên và phục vụ 1.000 chỗ ở cho sinh viên.
Thư viện: Bao gồm hơn 42.067 tài liệu bao gồm:
- Sách: 33.326 bản
- Công báo từ 2002 đến nay
- Báo – Tạp chí: 150 tên
- Luận văn, Luận án: 754 bản
- Khóa luận: 1268 bản
- Tài liệu đa phương tiện: 712 tên (bao gồm đĩa CD, VCD, DVD…)
- Ấn phẩm định kỳ: 5910 bản
- Một số sản phẩm thông tin khác
Thành tựu
- Cờ Đơn vị thi đua xuất sắc Bộ Văn hóa Thông tin 2005 – 2009
- Nhiều bằng khen của các Bộ, Ngành tỉnh, Đồn thể Trung ương
- Bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2003)
- Và nhiều Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba khác
Nguồn: Trường Đại học Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh
Đánh Giá Chung
Đã học khoá học: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đây.
Ưu điểm
Giảng viên có chuyên môn, cơ sở vật chất đầy đủ, hoạt động ngoại khóa nhiều, học phí ổn
Điểm cần cải thiện
Màn hình chiếu nhỏ, nhìn xa không rõ, khu tự học rất nóng, wifi vẫn chưa tốt lắm Đa số thông báo của trường không có văn bản thông báo chính thức khiến cho thông tin mơ hồ, không rõ ràng Trường ít quan tâm và ít lắng nghe sinh viên, ko có biện pháp rõ ràng để khắc phục bất mãn của sinh viên
Trải nghiệm và lời khuyên
Mình thấy đa số giảng viên dạy về chuyên ngành thì cực kỳ có tâm, có vài giảng viên dạy các môn đại cương còn khá hời hợt với sinh viên. Ngoài ra trường còn có các hoạt động ngoại khóa rất nhiều và rất thú vị.
Nhận Xét Chung
Đã học khoá học: Kinh doanh xuất bản phẩm tại đây.
Ưu điểm
Trường tốt, có máy lạnh, thầy cô thân thiện
Điểm cần cải thiện
Cần có nhiều CLB hơn
Trải nghiệm và lời khuyên
Tham gia vào bch đoàn trường và hoạt động tích cực các phòng trào của trường. Đã học ở đây và cảm thấy rất tuyệt. Chương trình học rất đúng ngành và có các buổi đi trải nghiệm thực tế để học hỏi, thực hành, không chỉ là học lý thuyết xuông. Thầy cô tích hợp vừa giảng dạy vừa cho thuyết trình để tăng kĩ năng mềm cho sinh viên.
Môi Trường Thân Thiện
Đã học khoá học: Marketing tại đây.
Ưu điểm
Trường đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh là trường có đội ngũ giảng viên dạy tốt, môi trường học tập năng động. Sinh viên trường tham gia nhiều hoạt động xã hội.
Điểm cần cải thiện
Cơ sở nằm cách xa trung tâm thành phố, khó khăn trong viêc đi lại
Trải nghiệm và lời khuyên
Mình được tham gia các tiết học thực tiễn như được đến thăm dân tọc thiểu số, và được tự mình trải nghiệm những phong tục tập quán của từng đân tộc.