Trường ĐH Khoa Học - ĐH Huế - Chuyên ngành Công tác xã hội | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công tác xã hội

      Chương trình

      Ngành

      Công tác Xã hội

      Thời lượng

      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      Nắm vững lịch sử và cơ sở hình thành nghề Công tác xã hội trên thế giới và ở Việt Nam với tư cách là một ngành khoa học và một nghề chuyên môn;

      Nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết cơ bản trong Công tác xã hội như lý thuyết nhu cầu, nhận thức – hành vi, hệ thống sinh thái;

      Nắm vững kiến thức cơ bản về chính sách xã hội, cấu trúc xã hội và hệ thống phúc lợi xã hội, hành vi con người, môi trường xã hội; và có thể linh hoạt vận dụng trong quá trình thực hành nghề nghiệp;

      Kỹ năng:

      Có khả năng nhận diện, phân tích và đánh giá đúng vấn đề và nhu cầu của các nhóm đối tượng trong quá trình thực hành nghề nghiệp;

      Biết tổ chức quá trình thực hành nghề nghiệp phù hợp: sàng lọc, phân loại, tiếp nhận đối tượng, thu thập thông tin, đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và giám sát, lượng giá…;

      Có kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ, tương tác tốt, tư vấn, tham vấn với đối tượng khi thực hành nghề;

      Có khả năng áp dụng các quy điều và nguyên tắc đạo đức của nghề công tác xã hội một cách linh hoạt và phù hợp;

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:

      • Chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước, các trung tâm và tổ chức tư nhân trong các lĩnh vực về lao động, việc làm, tiền lương, tổ chức nhân sự, thương binh - xã hội, bà mẹ - trẻ em, hoạt động xã hội - phong trào, tổ chức sự kiện xã hội;
      • Chuyên viên các chương trình dự án, tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế và địa phương, tham gia nghiên cứu và phát triển chính sách hỗ trợ xã hội ở các cấp;
      • Làm việc độc lập với vai trò như là một cán bộ hoạch định chính sách, nhân viên xã hội, một kiểm huấn viên, một chuyên gia tâm lý, hay một nhà nghiên cứu…
      • Giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.