Chương trình
Ngành
Hán NômThời lượng
1 thángThời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 122 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về Hán văn Trung Quốc, Hán văn Việt Nambao gồm kiến thức về sự hình thành chữ Hán tại Trung Hoa và sự tiếp thu chữ Hán tại Việt Nam; hệ thống sách kinh điển của Trung Hoa; văn tự học và âm vận học Hán Nôm; nguồn gốc cách đọc Hán Việt; lịch sử hình thành chữ Nôm và cấu tạo chữ Nôm; văn bảnhọc Hán Nôm; về mảng kiến thức Hán Nôm bài trí trên các di tích tại Việt Nam; các loại
văn bản như sắc phong, hương ước, gia phả, văn bằng viết bằng chữ Hán và chữ Nôm;
Có kiến thức về sự phân kỳ Hán Nôm Việt Nam, các tác gia Hán Nôm ViệtNam qua các thời kỳ; tác gia văn chương Hán Nôm Việt Nam qua các thời kỳ;
Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học nói chung và tiếng Việt nói riêng, nắm vững lí luận văn học, lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Hoa phục vụ cho việc nghiên cứu, minh định các thư tịch Hán Nôm để có thể giảng dạy Ngữ văn tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông;
Kỹ năng:
Có khả năng phát hiện và khái quát những vấn đề về thực tiễn của lĩnh vực Hán Nôm; có khả năng phiên dịch và phân tích một tác phẩm Hán Nôm cụ thể; biết cách đánh giá và phân tích thành tựu sáng tác của một tác gia văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hay một giai đoạn cụ thể của di sản Hán Nôm từ các góc độ khác nhau;
Từ việc nắm được các kiến thức cơ bản về Hán Nôm học, người học có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức liên ngành để minh định, giới thiệu các thư tịch Hán Nôm, đồng thời có thể sử dụng năng lực này vào công việc nghiên cứu chuyên sâu tại các cơ quan chuyên nghiên cứu về Hán Nôm hoặc biên tập sách báo tại các cơ quan báo chí và xuất bản và có thể làm hướng dẫn du lịch tại các địa phương;
Nắm được cách thức xây dựng các giả thuyết khoa học và thu thập các dữ liệu để chứng minh; biết sử dụng các phương pháp nghiên cứu Hán Nôm để bước đầu tổ chức triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn dưới hình thức Niên luận, Khóa luận, làm cơ sở cho việc tiến tới chủ động nghiên cứu những vấn đề có quy mô lớn hơn;
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Cán bộ nghiên cứu tại các Sở Khoa học và Công nghệ, các Viện nghiên cứu, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn;
- Cán bộ, nhân viên tại các cơ quan bảo tồn, bảo tàng, Sở Văn hóa;
- Hướng dẫn viên du lịch tại các trung tâm di tích;
- Thông dịch viên tại các cơ quan nước ngoài có sử dụng tiếng Hoa;
- Biên tập viên tại các nhà xuất bản;
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.