Đại học Cần Thơ - Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế | Edu2Review
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kinh doanh quốc tế

      Chương trình

      Ngành

      Kinh doanh quốc tế

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có kiến thức, kỹ năng, và thái độ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về những nguyên lý cơ bản trong kinh tế nhằm phục vụ cho việc phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế tầm vĩ mô và vi mô;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh/quốc tế;
      • Có kiến thức cơ bản về kinh tế quốc tế trong nền kinh tế toàn cầu; Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp và đàm phán với các đối tác nước ngoài;
      • Có kiến thức cơ bản về luật kinh tế, kế toán, tài chính và marketing làm nền tảng cho việc tổ chức/tham gia vào các hoạt động kinh doanh nói chung.
      • Có kiến thức chuyên sâu về các hoạt động trong các loại hình công ty nói chung/công ty đa quốc gia/doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như hoạch định, tổ chức, quản trị các hoạt động kinh doanh quốc tế và tài chính trong các công ty đa quốc gia, vận tải, và bảo hiểm ngoại thương; am hiểu văn hóa đa quốc gia, các loại hình buôn bán quốc tế và đầu tư; có kiến thức về quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, tiếp thị quốc tế, và thực hiện giao dịch thương mại điện tử;
      • Hiểu biết về kỹ thuật/nghiệp vụ như nghiệp vụ ngoại thương, kỹ thuật đàm phán trong kinh doanh quốc tế; có khả năng sử dụng tiếng anh trong đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu và xúc tiến đầu tư thương mại.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, và thực hiện nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương;
      • Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên trong nghiên cứu, khám phá và giải quyết các vấn đề kinh tế/kinh doanh.
      • Xây dựng và triển khai thực hiện, kiểm soát, và hoạch định chiến lược kinh doanh (quốc tế) trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp/công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
      • Tự thu thập, phân tích và xử lý thông tin, nghiên cứu thị trường và đề xuất các giải pháp/chính sách ngoại thương;
      • Vận dụng kiến thức về luật thương mại quốc tế và đầu tư, pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu để xây dựng và thực thi các chính sách và chiến lược kinh doanh của công ty;
      • Vận dụng kiến thức về thương mại điện tử phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế;

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm; và làm việc chuyên môn trong nhóm; hợp tác, tổng hợp và đóng góp và điều chỉnh cho phù hợp, kỹ năng làm việc với nhóm ảo.
      • Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút trong giao tiếp, cho và nhận phản hồi, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng làm việc với các cơ quan nhà nước (Sở, Ban, ngành), soạn thảo hợp đồng ngoại thương và nội thương.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: có năng lực suy xét, tư duy sáng tạo; có năng lực nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng tiếng Anh tương đương trình độ từ B2 (chuẩn Châu Âu) trở lên, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) tương đương trình độ A và một số phần mềm xử lý dữ liệu thống kê; sử dụng thành thạo internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên/trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu/thương mại trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
      • Quản lý và giám sát bán hàng trong các công ty đa quốc gia/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
      • Nhân viên/trưởng phòng thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại.
      • Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành của nhà nước: chẳng hạn như, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Hải quan và cảng vụ, bộ phận/cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bộ phận thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bảo hiểm xuất khẩu, tiếp thị quốc tế, tại các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của các loại hình doanh nghiệp, bộ phận thanh toán quốc tế thuộc mọi thành phần kinh tế và ngân hàng, công ty vận tải biển, các công ty giao nhận hàng hóa (logistic), bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) cho mọi thành phần kinh tế.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế.
      • Nhân viên cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tổ chức phi chính phủ (NGO).