Đại học Cần Thơ | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      7.4
      Khá
      13 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      68 ngành

      Kiểm toán

      Kiểm toán
      4 năm
      Kiểm toán
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân Kiểm toán nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kiểm toán theo hướng chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người học có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt, và có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; tổ chức, thiết kế và điều hành công tác kiểm toán tại các đơn vị kiểm toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực tài chính – kế toán;
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, marketing, quản trị học.
      • Có kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, và các văn bản pháp quy có liên quan đến kế toán, tài chính và thống kê;
      • Có kiến thức về quy trình kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán nhà nước, kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường;
      • Có kiến thức về tổ chức thực hiện công tác kiểm toán bao gồm: xác định nội dung, phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị được kiểm toán; các loại rủi ro trong kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp; tổng hợp, đánh giá bằng chứng kiểm toán và đưa ra báo cáo kiểm toán; sắp xếp, lưu trữ hồ sơ kiểm toán khoa học;
      • Có kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội bao gồm: hệ thống thông tin kế toán, chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
      • Có kiến thức về phân tích báo cáo tài chính và đánh giá được tình hình tài chính, khả năng hoạt động liên tục của khách hàng được kiểm toán;
      • Có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán – kiểm toán và kiểm toán trong môi trường tin học.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:

      • Tiếp cận được các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
      • Vận dụng được quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo;
      • Ứng dụng được khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.

      Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp:

      • Thực hiện được các công việc cơ bản về lập kế hoạch tài chính, tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; thực hiện các quy định về thuế trong các hoạt động kinh doanh;
      • Thực hiện được các công việc cơ bản về marketing và tham gia thực hiện văn hóa kinh doanh; thực hiện được những nội dung cơ bản về xây dựng , thực hiện và kiểm tra các hoạt động kinh doanh;
      • Tổ chức và triển khai được các công việc được giao về quản trị doanh nghiệp.

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn:

      • Vận dụng, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực và pháp luật về tài chính kế toán trong công tác kiểm toán, kế toán và thống kê;
      • Tổ chức và triển khai thực hiện được công tác kiểm toán như: xác định nội dung, phạm vi và thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán; đánh giá các loại rủi ro trong kiểm toán; thực hiện các kỹ thuật thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp; có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá bằng chứng kiểm toán; có khả năng dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được để đưa ra ý kiến nhận xét thích hợp phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin của các bên;
      • Sắp xếp, lưu trữ và bảo quản hồ sơ kiểm toán;
      • Phát hiện được các sai sót trọng yếu và tiến hành điều chỉnh các sai sót theo đúng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các văn bản pháp quy có liên quan đến KT-TC;
      • Tham mưu được việc kiểm soát chất lượng kiểm toán cho thủ trưởng ĐV kiểm toán;
      • Đề xuất được các biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị;
      • Thực hiện được công tác kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết; tổ chức, tham gia tổ chức hệ thống kế toán; thực hiện báo cáo thuế tại doanh nghiệp, đơn vị HCSN và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội;
      • Sử dụng và ứng dụng được các phần mềm tin học trong kiểm toán;
      • Tham gia, phối hợp được với các đơn vị được kiểm toán.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức được các hoạt động và phát triển nhóm; làm việc chuyên môn được trong nhóm.
      • Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp được bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, ở phạm vi toàn cục; biết được sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giao tiếp và thu thập thông tin cho học tập và nghiên cứu.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Trợ lý kiểm toán viên độc lập: có đủ năng lực làm việc tại các công ty kiểm toán; có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp; Triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp.
      • Kiểm toán viên nội bộ: Có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các tổ chức khác; có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ trong nội bộ đơn vị, thực hiện kiểm tra tài chính, đánh giá kiểm soát nội bộ, tư vấn độc lập trong nội bộ đơn vị, đề xuất các biện pháp cải tiến làm tăng giá trị hoạt động của đơn vị. Triển vọng nghề nghiệp là trưởng nhóm kiểm toán nội bộ hoặc kế toán trưởng trong đơn vị.
      • Kiểm toán viên Nhà nước: Có đủ năng lực làm việc tại công ty kiểm toán nhà nước, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị HCSN; có thể thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ như kiểm tra việc chấp hành các quy định và văn bản pháp luật, các chính sách do Nhà nước ban hành đối với từng lĩnh vực tại các đơn vị có sử dụng vốn và ngân sách nhà nước. Triền vọng nghề nghiệp là kiểm toán viên chính, trưởng nhóm kiểm toán.
      • Nhân viên kế toán: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế - xã hội; có thể đảm nhiệm các vị trí kế toán như: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ và triển vọng trở thành kế toán trưởng.
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kế toán, kiểm toán; giảng dạy.

      Chăn nuôi

      Chăn nuôi
      4 năm
      Chăn nuôi
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đạo tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y đào tạo kỹ sư Chăn nuôi – Thú y có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế đất nước; có kiến thức và kỹ năng của hai ngành Chăn nuôi và Thú y;
      • Chương trình đào tạo giúp cho sinh viên hiểu rõ các nguyên lý của quá trình sinh học liên quan đến nuôi dưỡng và bảo vệ vật nuôi; có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng tổ chức và công tác trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y; có khả năng tự học, nghiên cứu và nâng cao trình độ; tham gia quản lý sản xuất các lĩnh vực có liên quan; biết ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển chăn nuôi trong và ngoài nước.
      • Sinh viên tốt nghiệp tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y, các cơ quan nông nghiệp, các viện nghiên cứu, trường học;

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững các kiến thức cơ sở về chăn nuôi và thú y như cơ thể, sinh lý, dinh dưỡng, di truyền, vi sinh vật, miễn dịch và bệnh lý vật nuôi.
      • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp – Chăn nuôi thú y.
      • Kiến thức về luật chăn nuôi thú y.
      • Nắm vững các kiến thức chuyên ngành về chọn giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình phòng – trị bệnh và quản lý trong sản xuất chăn nuôi.
      • Kiến thức về thực hành kỹ năng chăn nuôi thú y.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Ứng dụng và thực hành một cách hiệu quả các quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh trên vật nuôi.
      • Quản lý các trang trại chăn nuôi, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.

      Kỹ năng mềm

      • Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy và lập luận; có khả năng tự học, làm việc độc lập hoặc theo nhóm;
      • Có khả năng tham gia hoặc chủ trì thực hiện đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu về chăn nuôi – thú y và các lĩnh vực có liên quan.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y;
      • Các cơ quan nông nghiệp và các ngành có liên quan như Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y,…;
      • Các viện nghiên cứu, trường học;
      • Các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế và xây lắp nông nghiệp,…

      Sinh học

      Sinh học
      4 năm
      Sinh học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Có kiến thức cơ sở và chuyên sâu của chuyên ngành Sinh học, có khả năng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học về sinh học; có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Trang bị cho người học các kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực sinh học; có khả năng truy cập các tài liệu trên mạng và đọc hiểu các sách báo chuyên ngành bằng tiếng Anh; có khả năng tự cập nhật các kiến thức chuyên ngành, tự nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong nông nghiệp, thủy sản, y học, dược liệu học
      • Sinh viên tốt nghiệp có thể vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cho các nhà máy, công ty, xí nghiệp có liên quan đến lĩnh vực sinh học và sinh học ứng dụng như các ngành nông nghiệp, thủy sản, môi trường, y học, dược liệu học và thực phẩm; có khả năng tham gia giảng dạy các môn trong chuyên ngành Sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, trung học phổ thông.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Các kiến thức cơ bản của ngành Công nghệ sinh học như Sinh học phân tử, Sinh hóa, Vi sinh học và Virut học đại cương, Di truyền học, Phương pháp phân tích vi sinh vật, kiến thức về Thống kê sinh học,...
      • Kiến thức cơ bản về thực hiện nghiên cứu khoa học;
      • Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành;
      • Kiến thức cơ bản về các kỹ năng thực hành chuyên môn.
      • Các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành thuộc các chuyên ngành của Công nghệ sinh học: Công nghệ di truyền, Bộ gen và ứng dụng, Protein enzyme học, Nuôi cấy mô tế bào thực & động vật, Miễn dịch học,...
      • Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực của CNSH như: CNSH trong y dược, CNSH trong Nông nghiệp, CNSH trong môi trường, CNSH Vi sinh vật, và CNSH Thực phẩm, CNSH trong thủy sản,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học
      • Tư vấn kỹ thuật, đầu tư và thiết kế.
      • Tham gia sản xuất, vận hành, quản lý tổ, đội, nhóm, ca sản xuất ở các nhà máy cơ quan trạm trại hoạt động về hoặc liên quan đến công nghệ sinh học.
      • Tham gia quản lý chuyên môn
      • Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề có liên quan đến công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực đã được học.
      • Có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng, điều hành và phát triển chương trình đào tạo về công nghệ sinh học cho các cấp học từ đại học trở xuống, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning);
      • Có năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn trong các viện, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chuyên ngành công nghệ sinh học, và lĩnh vực có liên quan.

      Kỹ năng mềm

      • Có năng lực xây dựng, thực hiện và quản lý kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm và tập thể;
      • Có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm: chủ động và tự tin trong nghiên cứu, hoạt động chuyên môn; quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả;
      • Có năng lực giao tiếp và quan hệ công chúng: sử dụng các phương pháp và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc.
      • Có khả năng giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.
      • Nghiên cứu viên ở các trường đại học, cao đẳng, hoặc Viện/trung tâm nghiên cứu.
      • Chuyên viên tại các sở như Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp & PTNN, Sở Tài nguyên Môi trường.
      • Nhân viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm (QC&QA), nhân viên sản xuất tại các công ty thực phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,...
      • Nhân viên hỗ trợ, tư vấn tại các công ty; nhân viên ứng dụng sản phẩm.
      • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các công ty, trung tâm đo lường, kiểm chuẩn,...
      • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm ở các khâu như xét nghiệm di truyền-sinh học phân tử, xét nghiệm vi sinh – sinh hóa, hỗ trợ sinh sản, tế bào gốc,…
      • Khởi nghiệp: tự lập trang trại, công ty liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như trại nấm, giống cây trồng, trồng rau sạch, trồng rau tự động,...

      Nông học

      Nông học
      4 năm
      Nông học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo ngành Nông học đào tạo đội ngũ kỹ sư Nông học có kiến thức về ba chuyên ngành cây trồng, vật nuôi và thủy sản, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kinh tế của đất nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
      • Trang bị cho sinh viên các nguyên lý của các quá trình sinh học liên quan tới cây trồng, vật nuôi và thủy sản; kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học, sinh hoá, thống kê sinh học và tin học; khả năng tổ chức, thực hành và huấn luyện các kỹ thuật canh tác cây trồng, nuôi trồng thủy sản cũng như các kỹ thuật căn bản về chăn nuôi thú y; kỹ năng dụng các công nghệ mới trong sản xuất cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Nông học đủ năng lực để làm việc tại các cơ sở nông nghiệp của nhà nước, các Viện, Trường học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức về cơ sở di truyền và các quy luật di truyền ở sinh vật, các hiện tượng sinh lý cũng như các hoạt động biến dưỡng ở động vật và thực vật liên quan đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
      • Kiến thức về cơ bản về thống kê ứng dụng trong bố trí các thí nghiệm sinh học.
      • Kiến thức cần thiết trong việc truy tìm tài liệu, tập hợp ý tưởng cho việc thiết kế một đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh một báo cáo khoa học
      • Kiến thức về vai trò của điều kiện môi trường, điều kiện canh tác, kỹ thuật chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi để việc bố trí sản xuất được hiệu quả và hợp lý.

      Khối kiến thức chuyên ngành khoa học cây trồng:

      • Kiến thức về chọn giống cây trồng, các loại cây trồng phổ biến ở ĐBSCL như cây lúa, cây màu, cây rau, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái, trang bị các đặc tính của từng đối tượng cây trồng, kỹ thuật canh tác các loại cây trồng và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả.
      • Kiến thức căn bản về bảo vệ thực vật như bệnh cây, côn trùng nông nghiệp và hóa bảo vệ thực vật giúp nhận diện, phòng trừ dịch hại trên cây trồng.
      • Tiếp cận các mô hình canh tác chủ yếu trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm phát triển khả năng ứng dụng trong công tác thực hiện các hệ thống canh tác cây trồng trong thực tiễn công việc.

      Khối kiến thức chuyên ngành chăn nuôi thú y:

      • Kiến thức về chăn nuôi trang bị các qui trình kỹ thuật cơ bản trong việc tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mô trang trại và nông hộ.
      • Kiến thức về thú y cung cấp những vấn đề cơ bản về các nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh trên gia súc và gia cầm.
      • Tiếp cận cách tổ chức và quản lý các trang trại chăn nuôi ở các qui mô khác nhau.

      Khối kiến thức chuyên ngành thủy sản:

      • Kiến thức về thủy sản cung cấp những vấn đề cơ bản trong qui trình kỹ thuật nuôi trồng một số loại thủy sản chính trong vùng ĐBSCL, có khả năng tổ chức sản xuất ở qui mô trang trại và nông hộ.
      • Kiến thức về bệnh học thủy sản giúp nhận biết các tác nhân gây bệnh, các kỹ thuật và biện pháp phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
      • Tiếp cận thực tế khi quan sát các trang trại nuôi trồng thủy sản qui mô lớn trong vùng ĐBSCL.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Kỹ năng chuyên ngành và giải quyết vấn đề:

      • Sử dụng tốt các phần mềm xử lý văn bản, thống kê ứng dụng trong sinh học.
      • Nắm vững, thực hiện tốt kỹ thuật canh tác của các loại cây trồng khác nhau, kỹ thuật chăn nuôi các loại gia súc gia cầm và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.
      • Đánh giá, giải thích được các tình huống trong sản xuất nông nghiệp liên quan đến cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
      • Linh động cao trong giải quyết các vấn đề về nông nghiệp và tha m gia quản lý sản xuất nông nghiệp.

      Nâng cao trình độ và thâm nhập thực tế:

      • Tham gia quản lý và điều hành việc sản xuất cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
      • Nhận diện, phán đoán và đưa ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet.
      • Linh động cao trong giao tiếp, làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề.
      • Kỹ năng thuyết trình và sử dụng các phương tiện hổ trợ trong công tác chuyên môn có hiệu quả cao.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Kỹ sư Nông học có khả năng tìm được cơ hội làm việc rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại các cơ sở nông nghiệp của nhà nước như các Sở Nông nghiệp, các trung tâm Khuyến Nông, các Trạm Bảo vệ thực vật, các Trạm trại chăn nuôi và thủy sản, các Viện, Trường.

      Văn học

      Văn học
      4 năm
      Văn học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình Văn học đào tạo cử nhân có trình độ đại học với những phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng sau đây:

      • Có khả năng chuyên môn thuộc lĩnh vực ngôn ngữ và văn học.
      • Có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sẵn sàng phục vụ đất nước.
      • Có cơ hội học lên các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ Văn học ở các chuyên ngành phù hợp như Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học,…

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức tạo nền tảng để sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu sau này ở lĩnh vực văn học và ngữ học như: kiến thức về nguyên lý, tác phẩm văn học và tiến trình văn học, kiến thức và kỹ năng vận dụng chữ Hán và chữ Nôm, kiến thức ngữ âm, từ vựng cú pháp,... tiếng Việt để khảo sát tác phẩm văn học Việt Nam;
      • Kiến thức về làm văn, ngôn ngữ báo chí, về kỹ thuật nhiếp ảnh, quay phim video để phục vụ nhu cầu của sinh viên có định hướng nghề nghiệp báo chí.
      • Kiến thức chuyên sâu về bộ phận văn học dân gian và văn học viết Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, một số nền văn học lớn, tiêu biểu thuộc văn học châu Âu, châu Á, châu Mỹ như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, các nước thuộc khối châu Mỹ La Tinh;
      • Kiến thức về tiếp nhận văn học, thi pháp học, ngôn ngữ văn chương, các thể thơ, phương pháp nghiên cứu văn học;
      • Kiến thức sâu về phong cách học tiếng Việt, các lý thuyết tiếp cận ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại như ngữ pháp chức năng, ngữ pháp văn bản,..
      • Kiến thức văn học đặc thù vùng miền như Ca dao Nam Bộ, Văn học Đồng bằng Sông Cửu Long,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề văn học .
      • Giảng dạy văn học ở bậc THPT, đại học,...
      • Viết báo, biên tập văn bản cho các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản,...
      • Soạn thảo văn bản, quản lý văn phòng ở cơ quan văn hóa, kinh tế,...
      • Thực hiện công tác quản lý chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy; có kỹ năng thu thập thông tin qua liên hệ, giao tiếp, tìm hiểu thực tế; phân tích và xử lý thông tin theo định hướng nghiên cứu, giảng dạy,...

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng thuyết trình, nói trước công chúng.
      • Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội và giải quyết hiệu quả vấn đề.
      • Có kỹ năng làm việc hợp tác, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo.
      • Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
      • Ngoại ngữ: giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Tin học: sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nghiên cứu văn học tại các Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
      • Giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc trung học, cao đẳng, đại học.
      • Làm phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên cho các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, các đài phát thanh và truyền hình,...
      • Làm công tác văn phòng ở các cơ quan văn hoá như: sở văn hóa và thông tin, thư viện, bảo tàng, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan hành chính sự nghiệp,...

      Kinh tế

      Kinh tế
      4 năm
      Kinh tế
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế học theo định hướng chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; kiến thức trong các lĩnh vực tài chính học, quản lý kinh tế và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô; và khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học – kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực kinh tế học; và
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, kinh tế phát triển.
      • Có kiến thức kinh tế học chuyên sâu, kinh tế tài nguyên, nắm vững các lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế;
      • Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, thông tin kinh tế vĩ mô;
      • Có kiến thức và mô hình kinh tế phân tích diễn biến và xu hướng vận động của các chỉ số kinh tế quan trọng của nền kinh tế;
      • Có kiến thức căn bản về kinh tế học, có kiến thức về ứng dụng khoa học kinh tế trong các lĩnh vực kinh tế.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:

      • Tiếp cận các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
      • Vận dụng quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo; và
      • Ứng dụng khoa học kinh tế trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản, phân tích sự vận động của nền kinh tế thông qua quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường và qua chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ.

      Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp:

      • Thực hiện các công việc cơ bản về phân tích hành vi sản xuất, hành vi người tiêu dùng, phân tích hoạt động kinh doanh; phân tích thị trường, phân tích tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
      • Tham gia triển khai các công việc được giao về quản lý kinh tế vi mô, quản lý hành vi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn:

      • Thu thập, phân loại, xử lý và tính toán các chỉ tiêu kinh tế vi mô và vĩ mô quan trọng của nền kinh tế;
      • Vận dụng, ứng dụng các mô hình, định luật kinh tế học vào thực tiển;
      • Phân tích thị trường, đánh giá sự tác động của cơ chế thị trường đến hoạt động của nền kinh tế;
      • Phân tích, đánh giá tác động của các chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ đối với nền kinh tế;
      • Phân tích nguyên nhân, diễn biến, và tác động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng đối với tăng trưởng, lạm phát và an sinh xã hội của nền kinh tế; và tham mưu, tư vấn về các chính sách vĩ mô.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm; và làm việc chuyên môn trong nhóm.
      • Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, có năng lực giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và có khả năng thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/ xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng ngoại ngữ tương đương trình độ B, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) tương đương trình độ A và một số phần mềm kinh tế ứng dụng; sử dụng thành thạo Internet trong giao tiếp và thu thập thông tin kinh tế.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên/cán bộ quản lý kinh tế: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội.
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn kinh tế: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh tế và chính sách kinh tế cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về chính sách tiền tệ, tài chính, ngoại thương; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về chính sách kinh tế.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển và kinh tế học ứng dụng.

      Kế toán

      Kế toán
      4 năm
      Kế toán
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân Kế toán nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kế toán theo hướng chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người học có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt, và có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực tài chính – kế toán;
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, marketing, quản trị học.
      • Có kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, và các văn bản pháp quy có liên quan đến kế toán, tài chính và thống kê;
      • Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN phù hợp với chuẩn mực kế toán, tài chính và thống kê;
      • Có kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội bao gồm: hệ thống thông tin kế toán, chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
      • Có kiến thức về phân tích báo cáo tài chính và đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, và đơn vị HCSN;
      • Có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán;
      • Có kiến thức căn bản về kiểm toán.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:

      • Tiếp cận được các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
      • Vận dụng được quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo;
      • Ứng dụng được khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.

      Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp:

      • Thực hiện được các công việc cơ bản về lập kế hoạch tài chính, tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; thực hiện các quy định về thuế trong các hoạt động kinh doanh;
      • Thực hiện được các công việc cơ bản về marketing và tham gia thực hiện văn hóa kinh doanh; thực hiện được những nội dung cơ bản về xây dựng , thực hiện và kiểm tra các hoạt động kinh doanh;
      • Tổ chức và triển khai được các công việc được giao về quản trị doanh nghiệp.

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn:

      • Vận dụng, tuân thủ các chuẩn mực và Pháp luật về tài chính – kế toán trong công tác kế toán và thống kê;
      • Thu thập, phân loại, xử lý và tổ chức hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với chuẩn mực kế toán;
      • Tham gia tổ chức được hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán, hệ thống chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
      • Tổ chức được công tác kế toán tại doanh nghiệp, đơn vị HCSN và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội;
      • Thực hiện báo cáo thuế, thống kê và lưu trữ thông tin kế toán theo quy định của Pháp luật;
      • Tham mưu được về tài chính – kế toán cho Thủ trưởng đơn vị;
      • Vận dụng, thiết kế được thông tin kế toán phục vụ cho công tác ra quyết định của Lãnh đạo;
      • Sử dụng được các phần mềm kế toán và tham gia, phối hợp được với các tổ chức kiểm toán.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức được các hoạt động và phát triển nhóm; làm việc chuyên môn được trong nhóm.
      • Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp được bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, ở phạm vi toàn cục; biết được sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm kế toán; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giao tiếp và thu thập thông tin cho học tập và nghiên cứu.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên kế toán: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội; có thể đảm nhiệm các vị trí kế toán như: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ và triển vọng trở thành kế toán trưởng.
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.
      • Trợ lý kiểm toán: có khả năng làm việc tại các công ty kiểm toán; có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kế toán, kiểm toán; giảng dạy.

      Hóa học

      Hóa học
      4 năm
      Hóa học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Hóa học đào tạo cử nhân Hóa học:

      • Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp, có tư duy năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức kỷ luật tốt, tác phong sinh hoạt văn minh, có ý thức rèn luyện sức khỏe.
      • Có kiến thức nền tảng cả về lý thuyết và thực hành hóa học, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích nghi với sự phát triển của xã hội.
      • Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực để làm việc trong các cơ quan, tổ chức, công ty liên quan đến hóa học như: quản lý chất lượng sản phẩm; phân tích chất lượng sản phẩm; sản xuất hóa chất, thực phẩm, dược phẩm; cung ứng và phân phối các thiết bị hóa học; đồng thời đủ năng lực giảng dạy môn hóa học trung học phổ thông nếu bổ sung thêm các kiến thức về khoa học giáo dục.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức cơ sở ngành: hóa đại cương, hóa lý, hóa vô cơ, hóa lượng tử, hóa sinh, hóa hữu cơ, hóa phân tích.
      • Kiến thức về sử dụng các thiết bị hiện đại như MS, GC-MS, HPLC, RMN, UV-VIS, IR,... để tiến hành phân tích hóa học trong các lĩnh vực khác nhau như : thực phẩm, dược phẩm, môi trường,...
      • Kiến thức về viết đề cương và tổ chức thực nghiệm nghiên cứu hóa học, biết xử lý và đánh giá kết quả nghiên cứu.
      • Sử dụng được các phần mềm tin học ứng dụng trong hóa học để xử lý số liệu hoặc xây dựng mô hình thí nghiệm.
      • Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành có thể đọc được các tài liệu chuyên môn tiếng nước ngoài.
      • Kiến thức về tác động của hóa học đối với môi trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Hiểu được tầm quan trọng của hóa học trong sự phát triển của đất nước.
      • Sử dụng các thiết bị phân tích hiện đại để tiến hành phân tích hóa học.
      • Đề xuất và xây dựng các mô hình nghiên cứu hóa học góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tiễn gặp phải có liên quan đến hóa học.

      Kỹ năng mềm

      • Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, khả năng tự học.
      • Trình bày hay thuyết trình được một nội dung khoa học hay xã hội trước tập thể thông qua các phương tiện hỗ trợ của công nghệ thông tin.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc, hiểu truy cập và tham khảo các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ nghiên cứu trong các Viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở có ứng dụng Hóa học.
      • Kiểm nghiệm viên, kỹ thuật viên trong các trung tâm phân tích, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
      • Nghiên cứu viên, kiểm nghiệm viên trong các Sở Khoa học và Công nghệ, sở Môi trường và Tài nguyên, các Công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất và chế biến thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thuốc thủy sản, phẩm nhuộm, giày da,…
      • Nhân viên kinh doanh hóa chất và thiết bị hóa học trong các Công ty mua bán và kinh doanh hóa chất và thiết bị hóa học.
      • Giảng viên, giáo viên giảng dạy các môn Hóa học trong các trường đại học, trường cao đẳng, trung học phổ thông (cần tích lũy thêm các học phần nghiệp vụ sư phạm).

      Thú y

      Thú y
      4 năm
      Thú y
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Thú y nhằm đào tạo Bác sỹ Thú y có phẩm chất chính trị, đạo đúc tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Thú y; cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo, và có sức khoẻ tốt, tôn trọng nghề nghiệp; có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y có đủ năng lực đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp,... các cục, viện, trung tâm nghiên cứu, khuyến nông, các chương trình dự án phát triển thuộc lĩnh vực Thú y, các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã, phường trở lên, các cơ sở giáo dục, đào tạo: trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có liên quan đến ngành Thú y. Có thể tham gia quản lý sản xuất liên quan ứng dụng các công nghệ mới và thích hợp trong phát triển gia súc gia cầm.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học vật nuôi như sinh lý gia súc, dinh dưỡng, vi sinh vật học thú y, miễn dịch học thú y, tổ chức học, bệnh lý học, giải phẩu bệnh, chẩn đoán bệnh, và quản lý dịch bệnh trên vật nuôi.
      • Nắm vững kiến thức chuyên môn về chuyên ngành, kiểm soát phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội – sản khoa, bệnh ngoại khoa trên vật nuôi và các bệnh có sự truyền lây giữa vật nuôi và con người trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
      • Có kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh, sản xuất vắc-xin, thuốc thú y phục vụ trong công tác phòng chống bệnh.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng xác định những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để tổ chức sản xuất những vật nuôi với các kỹ năng ứng dụng và thực hành một cách có hiệu quả về quy trình phòng chống bệnh thích hợp trong những hệ thống sản xuất an tòan sinh học trong chăn nuôi vừa đảm bảo có sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài góp phần tăng lợi nhuận, đồng thời bảo vệ được môi trường sống.
      • Có đủ tự tin trong nghiên cứu khoa học, biết phân tích và giải quyết vấn đề cũng như ứng dụng được những thành tựu khoa học công nghê mới liên quan đến công ác chẩn đóan bệnh, phòng chống bệnh ở vật nuôi trong hệ thống kiểm soát dịch bệnh và an toàn sản phẩm súc sản Thú y.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng làm việc tập thể, đủ khả năng và trình độ để xây dựng các qui trình sản xuất thú y vừa và hiện đại;
      • Tham gia hoặc chủ trì thực hiện các khóa huấn luyện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các đơn vị khuyến nông, Cục thú y, Viện thú y, Chi cục thú y, Trạm thú y, Trung tâm chẩn đoán thú y Thủy Sản, Viện nghiên cứu, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học công nghệ tại các huyện, tỉnh hay trung ương;
      • Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các công ty xí nghiệp kinh doanh như các cơ sở sản xuất thuốc thú y, Văc-xin thú y, Dịch vụ thú Y và chăn nuôi,...
      • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng;
      • Cán bộ kỹ thuật, quản lý hay điều hành các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuốc thú y và các sinh phẩnm thú y.

      Luật

      Luật
      4 năm
      Luật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Luật có đạo đức, tri thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay; có phẩm chất chính trị và trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, góp phần tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng vận dụng kiến thức về pháp luật và ngoại ngữ vào thực tiễn nghề nghiệp; có sức khỏe tốt, có tư duy độc lập, năng động, tích cực trong công việc, đáp ứng tốt các yêu cầu của thế giới nghề nghiệp và xã hội.

      Ngành luật tại trường có 3 chuyên ngành chính:

      • Luật tư pháp
      • Luật hành chính
      • Luật thương mại

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng các khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành về lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật cũng như một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn;
      • Áp dụng các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý chuyên ngành về Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế, và một số Luật quốc tế,... trong việc nhận biết và giải quyết các vấn đề thực tiễn chuyên môn;
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng đàm phán, giao kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh, thương mại,…;
      • Kỹ năng giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại;
      • Kỹ năng tư vấn về các vấn đề liên quan đến pháp luật;
      • Kỹ năng nhận biết và sử dụng các công cụ pháp luật để quản lý rủi ro trong kinh doanh;
      • Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình tốt; kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý công việc một cách logic và sáng tạo; có khả năng phản biện xã hội và thích ứng nhanh với thay đổi của thực tiễn;
      • Có kỹ năng tiếng Anh ở mức theo chuẩn B1 Châu Âu, có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;
      • Có trình độ tin học tốt thông qua chứng chỉ tin học văn phòng quốc tế ICDL để có thể tự khai thác được thông tin, hoàn thiện văn bản, sử dụng và bảo mật được các phần mềm chuyên ngành.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các cơ quan nhà nước: công an, quân đội, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra, thi hành án, pháp chế ngành;
      • Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ ngành và cơ quan nhà nước khác;
      • Các Công ty, Tổng công ty, các loại hình doanh nghiệp khác;
      • Các tổ chức hành nghề luật: văn phòng luật sư, công chứng, các hiệp hội nghề nghiệp, dân sự, thừa phát lại, trọng tài thương mại;
      • Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; tổ chức kinh tế; đơn vị sự nghiệp có liên quan đến lĩnh vực luật.

      Kỹ thuật cơ khí

      Kỹ thuật cơ khí
      4.5 năm
      Kỹ thuật cơ khí
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Thiết kế máy và thiết bị cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp.
      • Kỹ thuật và thiết bị điện, điện tử công nghiệp và tự động hóa phục vụ vận hành, điều khiển máy và thiết bị cơ khí.
      • Cải tiến, phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm cơ khí trong lĩnh vực thủy sản, công nghiệp và nông nghiệp.
      • Tiêu chuẩn và nguyên tắc thiết lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật cơ khí;
      • Đặc tính cơ lý và tính công nghệ của vật liệu kỹ thuật cơ khí phục vụ thiết kế và sửa chữa thiết bị cơ khí;
      • Các phương pháp thông dụng chế tạo phôi và gia công kim loại;
      • Kỹ thuật và công nghệ CAD/CAE trong phân tích, thiết kế máy và thiết bị cơ khí;
      • Kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm cơ khí thông qua tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật;
      • Bảo trì và sửa chữa máy và thiết bị cơ khí;
      • Tổ chức và điều hành doanh nghiệp cơ khí.
      • Có trình độ tiếng Anh cơ bản.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng nghề nghiệp

      • Vận dụng kiến thức về toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để vào thiết kế kỹ thuật máy và thiết bị cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, và công nghiệp.
      • Tổ chức thực hiện các thí nghiệm cơ khí; phân tích, lý giải và áp dụng kết quả.
      • Lập quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết cơ khí thông dụng.
      • Kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí.
      • Triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm thủy sản và công nghiệp.
      • Bảo dưỡng, sửa chữa và phục hồi máy và thiết bị cơ khí.
      • Sử dụng được một các mềm CAD/CAE chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, tính toán, thiết kế máy và thiết bị cơ khí.
      • Tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật trong nhà máy cơ khí.

      Kỹ năng mềm

      • Làm việc độc lập.
      • Làm việc theo nhóm và với cộng đồng; hội nhập được môi trường làm việc mới.
      • Giao tiếp và truyền đạt thông tin hiệu quả trong lĩnh vực cơ khí.
      • Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn.
      • Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn, giao tiếp và quản lý.
      • Tự học, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng thành tựu công nghệ mới trên nền tảng kiến thức đã tích lũy.
      • Quản lý, lãnh đạo và ra quyết định.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường ĐH Kỹ thuật, Cao đẳng Kỹ thuật, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong các trường phổ thông,
      • Cán bộ Quản lý điều hành Sản xuất trong các tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí; cán bộ nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu về cơ khí.
      • Cán bộ kỹ thuật thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí bằng công nghệ kiểm tra phá hủy (DT) và không phá hủy (NDT)… tại các công ty, doanh nghiệp,…
      • Chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu ứng dụng, thiết kế và phát triển các sản phẩm và thiết bị cơ khí; chuyển giao công nghệ, tư vấn thiết kế,… tại các công ty, doanh nghiệp, dự án, viện nghiên cứu,…
      • Trực tiếp vận hành gia công các sản phẩm cơ khí hàn trên các thiết bị gia công truyền thống và tiên tiến như: Máy hàn công nghệ cao TIG, MIG/MAG, FCAW; Máy hàn – cắt Plasma CNC; Máy hàn áp lực; hàn tự động với Robot; Hàn tự động dưới lớp thuốc SAW; … trong các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,..
      • Giám đốc công ty, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,...

      Marketing

      Marketing
      4 năm
      Marketing
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Marketing được xây dựng nhằm phục vụ cho mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế ngành Marketing. Sau khi hoàn thành chương trình này, người học có được phẩm chất chính trị, có lòng yêu nước và yêu ngành nghề. Người học sẽ có khả năng và ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo trong các hoạt động chuyên môn.

      Người học sẽ có được tinh thần trách nhiệm, tác phong (nếp sống) văn minh, ý thức tổ chức kỹ luật, rèn luyện sức khoẻ để phục vụ ngành nghề. Ngoài ra, người học sẽ có được năng lực chuyên môn, kiến thức quản lý và thực hiện nghiên cứu, phân tích các hoạt động liên quan đến lĩnh vực marketing tại các doanh nghiệp và địa phương, góp phần đóng góp phát triển địa phương, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định tính trong lĩnh vực kinh doanh và marketing;
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế, tài chính-tiền tệ, kế toán, marketing, và quản trị học.
      • Có kiến thức tốt về lĩnh vực marketing như nghiên cứu thị trường, xây dựng-tổ chức-thực hiện các kế hoạch về marketing, xây dựng các chiến lược marketing ở nhiều lĩnh vực như sản xuất-dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp-du lịch và thương mại không chỉ tại thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế;
      • Có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh và quản lý như quản trị quan hệ khách hàng, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp, quản trị bán hàng, hành vi khách hàng, hành vi tổ chức, phân tích hoạt động kinh doanh.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Nghiên cứu và phân tích thị trường ngành hàng và sản phẩm trong và ngoài nước;
      • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược marketing phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho từng địa phương, vùng, ngành, doanh nghiệp;
      • Quản trị các công cụ marketing cho doanh nghiệp và địa phương;
      • Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đặc biệt ở lĩnh vực marketing, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

      Kỹ năng mềm

      • Làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm; và có khả năng làm việc chuyên môn trong nhóm.
      • Giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, có năng lực giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và có khả năng thuyết trình, đàm phán và thu hút trong giao tiếp.
      • Tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; tự học và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng tiếng Anh (tương đương 450 điểm TOEIC), đọc hiểu được các thuật ngữ anh văn chuyên ngành; sử dụng thành thạo tin học văn phòng và biết sử dụng một số phần mềm thống kê như SPSS, Eview, Stata; sử dụng internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể công tác ở các vị trí quản lý hoặc nhân viên tại các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp như bộ phận marketing, bán hàng, kinh doanh, quản lý chăm sóc khách hàng, tổ chức,...; các cơ quan hành chính như Ủy ban nhân dân các tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương, Sở Văn hóa và Thể thao Du lịch ở các quận, huyện, tỉnh và thành phố.
      • Có thể làm việc ở các doanh nghiệp để xây dựng và hoạch định nên chiến lược phát triển dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt ở lĩnh vực marketing.

      Triết học

      Triết học
      4 năm
      Triết học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Đào tạo cử nhân triết học có phẩm chất chính trị tốt, yêu nước, yêu nghề; có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo; có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật; có sức khỏe để phục vụ ngành nghề.
      • Trang bị cho người học có kiến thức chuyên sâu về triết học giúp sinh viên nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học duy vật biện chứng. Trên cơ sở đó, sinh viên vận dụng tốt những kiến thức triết học vào lý giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của thời đại, đất nước và của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
      • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức xã hội – chính trị; trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy triết học, các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường Chính trị ở Trung ương và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
      • Có thể học tập lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ triết học hoặc có thể chuyển đổi sang những ngành học gắn liền với triết học theo yêu cầu của thực tiễn xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học tự nhiên làm cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử triết học và triết học đương đại.
      • Trang bị kiến thức về logic học, phương pháp nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên ngành.
      • Nắm vững kiến thức về lịch sử triết học và triết học đương đại.
      • Có phương pháp nghiên cứu chuyên sâu về triết học.
      • Trang bị ngoại ngữ chuyên ngành triết học nhằm tạo điều kiện cho người học nghiên cứu sâu những vấn đề triết học.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Nhận diện các vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra, từ đó đưa ra kế hoạch và giải pháp, kiến nghị xử lý thông qua các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, xử lý số liệu,… xác lập trên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
      • Nhận diện được các giả thiết để đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, lựa chọn các hướng giải quyết phù hợp.

      Kỹ năng mềm

      • Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ A trở lên.
      • Trình độ công nghệ thông tin: Đạt trình độ tin học ứng dụng tương đương trình độ A trở lên.
      • Hiểu và giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm, khái quát được mục tiêu và công việc cần làm.
      • Xác định các tình huống giao tiếp, thực hành thuyết trình và sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong quá trình thuyết trình.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Là cử nhân triết học có thể làm việc trong các tổ chức xã hội – chính trị, trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở các cấp; nghiên cứu và giảng dạy tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hoặc các trường phổ thông trong cả nước.

      Xã hội học

      Xã hội học
      4 năm
      Xã hội học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Xã hội học có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kĩ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về xã hội học cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung.

      Đồng thời, cử nhân Xã hội học được đào tạo có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội với tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỹ luật, rèn luyện sức khoẻ và tư duy năng động, sáng tạo để thực hành nghề trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, chính trị, và tổ chức có yếu tố nước ngoài góp phần xây dựng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung ngày càng giàu mạnh, công bằng, dân chủ, hội nhập và văn minh.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu và vận dụng được lý thuyết XHH, phương pháp luận nghiên cứu XHH vào việc nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội rộng lớn, giải thích được qui luật phát triển xã hội, xem xét ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm và hành vi của cá nhân hoặc nhóm xã hội, nhận ra các vấn đề xã hội để tiến đến tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra giải quyết vấn đề.
      • Có khả năng phối hợp kiến thức XHH, tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức chuyên ngành, liên ngành, ngành gần cũng như các thành tựu khoa học khác.

      Về kỹ năng

      • Được nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và sử dụng tài liệu bằng ngoại ngữ.
      • Hiểu và thực hành các nghiên cứu định tính, định lượng. Biết lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp cho mục tiêu đề tài. Đồng thời nắm vững kỹ năng xử lý thông tin định tính và định lượng để mô tả và phân tích các hiện tượng xã hội.
      • Được rèn luyện những kỹ năng mềm như: kỹ năng quản lý, làm việc nhóm, giao tiếp xã hội, tham vấn và giải quyết xung đột.
      • Vận dụng kiến thức lý thuyết XHH và phương pháp nghiên cứu XHH vào việc nghiên cứu, phân tích thực tiễn, thực hành nghề nghiệp như điều tra XHH, quan sát, thâm nhập cộng đồng. Kết quả của việc nghiên cứu hướng đến phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.
      • Nắm được kỹ năng trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Tốt nghiệp ngành XHH, sinh viên (SV) có thể công tác ở những vị trí sau:

      • Chuyên viên nghiên cứu của các tổ chức Nhà nước, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các công ty và doanh nghiệp;
      • Chuyên viên tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, cho dự án, các tổ chức phi chính phủ;
      • Cán bộ công tác xã hội;
      • Cộng tác viên phát triển cộng đồng;
      • Tham gia hoạt động trong các cơ quan truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình;
      • Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Tốt nghiệp cử nhân ngành XHH, SV có thể học tiếp ở bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành XHH, Công tác xã hội, và các ngành gần.

      Khoa học đất

      Khoa học đất
      4 năm
      Khoa học đất
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất trình độ đại học đào tạo kỹ sư Khoa học đất:

      • Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng và khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường.
      • Vững kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành về lĩnh vực Khoa học đất, có khả năng đề xuất và xây dựng kế hoạch nghiên cứu, cải tạo và sử dụng đất hợp lý phục vụ cho phát triển nông nghiệp bền vững.
      • Có khả năng làm việc tập thể, phương pháp làm việc khoa học, có kỹ năng tư duy, phân tích và lập luận để giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành nông nghiệp, có khả năng tự nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học đất có đủ năng lực làm việc trong các công ty sản xuất và kinh doanh phân bón, các trang trại, các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài Nguyên & Môi Trường, các Trung tâm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vệ, Phòng Nông nghiệp, Phòng Quản lý Tài Nguyên và Môi trường.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức về nguồn gốc hình thành, phân bố và đặc tính của một số biểu loại đất chính ở đồng bằng Sông Cửu Long.
      • Có kiến thức về các tiến trình lý, hóa, sinh học đất, mối quan hệ giữa đất và cây trồng.
      • Có kiến thức vững chắc trong lĩnh vực dinh dưỡng đất, chất hữu cơ trong đất, các biện pháp quản lý và cải tạo đất nhằm cải thiện và nâng cao độ phì nhiêu đất.
      • Có kiến thức về sử dụng phân bón và áp dụng các biện pháp sinh tổng hợp trong cải tạo đất.
      • Được trang bị các kiến thức về sử dụng đất theo hướng bền vững.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Đề xuất và xây dựng kế họach sử dụng đất theo hướng bền vững.
      • Ứng dụng các biện pháp hóa, lý, sinh học để cải tạo đất bạc màu, đất ô nhiễm.
      • Đề xuất các chế độ bón phân hợp lý cho từng lọai cây trồng và biện pháp cải thiện nâng cao độ phì nhiêu đất.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong các lĩnh vực về nông nghiệp.
      • Có năng lực tham gia nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và xây dựng các dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
      • Có thói quen tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Các kỹ sư Khoa học đất có thể công tác ở các nơi như sau: các Công ty sản xuất và kinh doanh phân bón, các trang trại, các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài Nguyên & Môi Trường, các Trung tâm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vệ, Phòng Nông nghiệp, Phòng Quản lý Tài Nguyên và Môi trường,... ở các Quận/Huyện/Thành phố.

      Ngôn ngữ anh

      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      Ngôn ngữ Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Trang bị cho sinh viên 03 khối kiến thức và kỹ năng chuyên môn: (1) tiếng Anh định hướng nghề nghiệp, (2) văn hóa xã hội và (3) khối kiến thức chuyên môn sâu.

      Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh có thể thích ứng làm việc tại các đơn vị, cơ quan, dự án của nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực: đối ngoại, thương mại (xuất nhập khẩu), du lịch, dịch vụ, truyền thông, báo chí, dịch thuật, biên tập, viện bảo tàng, thư viện, và hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, nếu trang bị thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì sinh viên tốt nghiệp sẽ có khả năng giảng dạy tiếng Anh và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh như trường trung học và đại học, trung tâm ngoại ngữ và các trường quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức chuyên sâu về kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết).
      • Có kiến thức và khả năng sử dụng tiếng Anh học thuật.
      • Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học tiếng Anh.
      • Có kiến thức chuyên sâu về ngữ pháp tiếng Anh.
      • Có kiến thức chung về phát âm tiếng Anh.
      • Có kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu Ngôn ngữ.
      • Có kiến thức chung về Ngôn ngữ học, nắm vững kiến thức chuyên sâu về Âm vị học, Từ pháp học, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Ngôn ngữ học đối chiếu.
      • Nắm vững kiến thức về văn chương Anh-Mỹ.
      • Am hiểu văn hóa và xã hội các nước nói tiếng Anh, đặc biệt là Anh, Mỹ và Úc.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ Anh: Nghe, Nói, Đọc, Viết tương đương với trình độ từ B2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về năng lực ngôn ngữ.
      • Có khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ phù hợp trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau.
      • Có khả năng phân tích văn bản và phát hiện các yếu tố mơ hồ về nghĩa (để tránh thông tin sai lệch) dựa trên các kiến thức về ngôn ngữ học và văn hóa.
      • Có khả năng phê bình văn học.
      • Có kỹ năng chuyên môn đảm nhận được công việc trong các lĩnh vực nghề nghiệp như biên tập, báo chí, ngoại vụ, hành chính sự nghiệp, du lịch, thư viện, dịch thuật, kinh doanh, và xuất nhập khẩu.
      • Có khả năng thực hiện nghiên cứu khoa học thông qua việc xác định được vấn đề cần nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và lược khảo tài liệu về chuyên ngành ngôn ngữ Anh.
      • Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu suốt đời.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp bằng tiếng Pháp ở trình độ A2.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet
      • Kỹ năng tự học và tự nghiên cứu.
      • Kỹ năng làm việc với nhóm; có khả năng tư duy và làm việc độc lập, sáng tạo.
      • Kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, theo dõi tốt tiến độ công việc chung.
      • Kỹ năng trình bày, thuyết trình và nói trước công chúng.
      • Kỹ năng giao tiếp xã hội tốt, linh hoạt và năng động trong môi trường làm việc, có khả năng tự giải quyết vấn đề một các hợp lý.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm hướng dẫn viên du lịch, Dịch thuật tiếng Anh, thư tín văn phòng, tiếp tân khách sạn,... cho các công ty, khách sạn và các dự án.
      • Làm các công tác đối ngoại, văn thư cho các cơ quan ngoại vụ (Sở Ngoại vụ, các phòng Đối ngoại,...) các tỉnh, thành; các đơn vị, cơ quan nhà nước và tư nhân thuộc các lĩnh vực đối ngoại, thương mại (xuất nhập khẩu) trong và ngoài nước.
      • Làm các công tác hướng dẫn trong viện bảo tàng, thư viện, trung tâm tư vấn du học, xuất nhập cảnh.
      • Làm biên tập viên, phát thanh viên, cộng tác viên cho các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh và truyền hình.
      • Tham gia giảng dạy tiếng Anh ở các trường cao đẳng, đại học và các trung tâm ngoại ngữ (nếu có thêm chứng chỉ Sư phạm).

      Việt nam học

      Việt Nam học
      4 năm
      Việt Nam học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học - chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch - đào tạo những cử nhân khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Trang bị cho người học các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành du lịch, nắm vững kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thông thường và chuyên ngành khá tốt;
      • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch ngoài việc thích ứng với vị trí hướng dẫn viên còn có thể làm việc ở những lĩnh vực khác liên quan đến du lịch như điều hành, tiếp thị, văn phòng du lịch.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành hướng dẫn du lịch: kiến thức chung và cơ bản về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị,...kiến thức cơ bản về bản đồ học và địa lý học phục vụ trong công tác du lịch, kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh và thanh toán quốc tế; có thể thực hiện các dịch vụ lữ hành quốc tế như hộ chiếu, thị thực, thủ tục sân bay, cửa khẩu,…cho các đoàn khách quốc tế (Inbound, Outbound).
      • Có kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong công tác du lịch (thiết kế trang web du lịch,…)
      • Có kiến thức cơ bản về y tế để sơ cấp cứu trong quá trình đi tour, đảm bảo an toàn cho du khách và hướng dẫn viên.
      • Có kiến thức cơ bản về tâm lý du khách các nước và kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động du lịch.
      • Có các kiến thức về tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) chuyên ngành du lịch để vận dụng trong giao tiếp và hướng dẫn du lịch cho khách quốc tế.
      • Có kiến thức chung về du lịch và kinh doanh du lịch, kiến thức chuyên sâu về các loại hình du lịch cơ bản như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,…
      • Nắm vững kiến thức về tài nguyên du lịch và hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam; kiến thức về quy trình và phương pháp thiết kế chương trình du lịch (tour).
      • Nắm vững kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; kiến thức về quy trình và thủ tục tổ chức, điều hành hướng dẫn các chương trình du lịch.
      • Có kiến thức chung liên quan đến nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn hỗ trợ trong hướng dẫn du lịch.
      • Có kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành du lịch để vận dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể: xác định đề tài nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu; tiến hành nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Kỹ năng thuyết minh hướng dẫn du lịch và vận dụng phù hợp, hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể.
      • Kỹ năng sử dụng bản đồ trong hướng dẫn du lịch; kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch để thực hiện chương trình du lịch như: tổ chức dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí,...
      • Giao tiếp bằng tiếng Anh/Pháp để phục vụ khách du lịch quốc tế.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet; có khả năng thiết kế trang web phục vụ du lịch.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc theo nhóm
      • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
      • Kỹ năng hoạt náo, kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi vận động,...
      • Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, hợp lý; thích ứng với những biến đổi trong hoạt động du lịch.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch, các trung tâm dịch vụ lữ hành.
      • Thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh,...
      • Làm việc trong các bộ phận nghiên cứu và phát triển du lịch, điều hành, kinh doanh lữ hành, tiếp thị du lịch.
      • Làm việc trong những lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, văn phòng du lịch hoặc các lĩnh vực liên quan: tổ chức sự kiện, quảng cáo, tiếp thị,...
      • Làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy về du lịch như các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề du lịch,…

      Kỹ thuật điện

      Kỹ thuật điện
      4 năm
      Kỹ thuật điện
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành điện năng, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.

      Các mục tiêu cụ thể như sau:

      • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản chuyên ngành trong lĩnh vực Kỹ thuật điện, điện tử cần thiết cho nghề nghiệp hoặc phục vụ cho việc học ở bậc cao hơn. Kiến thức được xây dựng trên các nguyên lý khoa học, lập luận phân tích chặt chẽ và kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên.
      • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng rộng nhằm phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu của sinh viên. Cung cấp các kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành Kỹ thuật điện.
      • Phát triển các kỹ năng giúp cho sinh viên có khả năng giao tiếp, tinh thần làm việc tập thể, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại, phức tạp và học tập suốt đời.
      • Rèn luyện kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ sở ngành về mạch điện, trường điện từ, vật liệu điện, kỹ thuật đo, điện tử cơ bản, điện tử công suất, hình họa & vẽ kỹ thuật, kỹ thuật số, vi điều khiển, điều khiển tự động, ngôn ngữ lập trình,…để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành; (ABET-a)
      • Có kiến thức về an toàn điện. Đọc, hiểu và phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện – điện tử. Áp dụng được các qui tắc thiết lập bản vẽ trong kỹ thuật điện theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; (ABET-c)
      • Có kiến thức đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật lên xã hội trong bối cảnh toàn cầu; (ABET-h)
      • Nắm vững kiến thức chuyên ngành về máy điện, hệ thống điện, nhà máy điện, thiết bị điện, khí cụ điện, kỹ thuật cao áp, cung cấp điện, kỹ thuật chiếu sáng, truyền động điện, thiết kế máy điện, PLC, quản lý và sử dụng điện năng, tiết kiệm năng lượng điện,…(ABET-a)
      • Có kiến thức phân tích, thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình trong lĩnh vực điện – điện tử đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các điều kiện ràng buộc trong thực tế, vận dụng được kiến thức chuyên ngành vào lĩnh vực hệ thống điện và năng lượng, điện công nghiệp và dân dụng; (ABET-c)
      • Có kiến thức xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện công nghiệp, hệ thống điện và năng lượng; (ABET-e)
      • Có kiến thức sử dụng các phương pháp, kỹ thuật và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật, qui hoạch và mở rộng hệ thống điện, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện và máy điện trong hệ thống truyền tải năng lượng điện, công nghiệp và dân dụng; (ABET-k)

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Áp dụng kiến thức toán học, vật lý, khoa học và kiến thức chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử vào các vấn đề thuộc lĩnh vực điện năng; (ABET-a)
      • Thiết kế và tiến hành thí nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực điện – điện tử; (ABET-b)
      • Phân tích, thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình trong lĩnh vực điện – điện tử đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các điều kiện ràng buộc trong thực tế; (ABET-c)
      • Xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện công nghiệp, hệ thống điện và năng lượng; (ABET-e)
      • Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật; (ABET-k)

      Kỹ năng mềm

      • Hoạt động hiệu quả trong các nhóm kỹ thuật để hoàn thành một mục đích chung; (ABET-d)
      • Xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện công nghiệp, hệ thống điện và năng lượng; (ABET-e)
      • Có khả năng đọc, viết và trình bày các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả, bằng tiếng Việt và tiếng Anh; (ABET-g)
      • Học suốt đời; (ABET-i)

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Hình thành thói quen học suốt đời, có khả năng cập nhật kiến thức, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu, tự học và nghiên cứu suốt đời.
      • Học bằng hai các lĩnh vực điện tử; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
      • Đáp ứng được với yêu cầu học tập ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

      Toán ứng dụng

      Toán ứng dụng
      4 năm
      Toán ứng dụng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhânToán ứng dụng có kiến thức chuyên môn vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

      Trang bị cho người học kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên sâu về Toán ứng dụng, đặc biệt là Toán Thống kê. Khả năng giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ.

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Toán ứng dụng có khả năng vận dụng được kiến thức toán học để giải quyết bài toán thực tế thông qua việc mô hình hóa, thu thập và phân tích số liệu, xây dựng thuật toán và thực hiện tính toán, giải quyết bài toán dự báo, nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tại các Viện, giảng dạy tại các Trường và làm việc tại các Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê, Công ty bảo hiểm, Ngân hàng, Cơ quan quản lý nhà nước cũng như các Cơ sở sản xuất và kinh doanh khác.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức cơ bản về Giải tích thực, Giải tích hàm, Giải tích phức, Phương trình vi phân, Lý thuyết độ đo và tích phân; kiến thức cơ bản về Đại số như Đại số tuyến tính, Đại số đại cương, Quy hoạch tuyến tính, Toán rời rạc; kiến thức cơ bản về tin học và mô hình toán; làm nền tảng để học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn và áp dụng được vào các lĩnh vực của chuyên ngành Toán ứng dụng.
      • Kiến thức cơ sở về Lý thuyết Xác suất và Thống kê, nhằm giải quyết các bài toán thống kê thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế, Sinh học, Xã hội và giúp người học có thể tiếp thu những kiến thức chuyên sâu về Thống kê.
      • Kiến thức chuyên sâu về xác suất, quá trình ngẫu nhiên để nghiên cứu lý thuyết thống kê, thống kê ứng dụng, toán tài chính và tin học.
      • Kiến thức về thu thập, xử lý, phân tích số liệu thu thập cơ bản và chuyên sâu phục vụ cho các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, xã hội, y học,...
      • Kiến thức về xây dựng các mô hình toán học, thống kê làm nền tảng giải quyết các bài toán dự báo cho nhiều lĩnh vực khác nhau, vạch ra các quyết định liên quan đến chiến lược kinh doanh, các chính sách trong phát triển KTXH.
      • Kiến thức về giải tích số, cơ sở tính toán trong các phần mềm toán học (SPSS, R, Matlab, Maple,…) và khả năng lập trình, giải quyết bài toán thực tế nhiều tham số, dữ liệu lớn và nhiều chiều.
      • Kiến thức liên quan đến cơ sở dữ liệu, các ngôn ngữ lập trình, kinh tế đại cương để áp dụng được các yêu cầu thực tế về toán học đặt ra trong kinh tế xã hội và kỹ thuật.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Mô hình hóa, xây dựng thuật toán, chương trình máy tính từ các vấn đề đặt ra của thực tế trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế và đời sống.
      • Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, phân tích đánh giá số liệu, sử dụng các thống kê cơ bản và chuyên sâu để đánh giá.
      • Đánh giá, nhận xét, dự báo, liên hệ với thực tế trong các lĩnh vực khác nhau từ các phân tích thống kê đã xử lý, từ các mô hình đã thiết lập.
      • Sử dụng các phần mềm toán học (Matlab, Maple,..), phần mềm thống kê (SPSS, R,…) để giải quyết vấn đề tính toán số, xử lí số liệu thống kê.

      Kỹ năng mềm

      Trình độ ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Trình độ công nghệ thông tin: Đạt trình độ Tin học ứng dụng trình độ B. Vận dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại vào công tác nghiên cứu.

      Làm việc theo nhóm:

      • Hiểu được nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định đặc tính, vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. Chia sẻ thông tin, tranh luận và hợp tác trong nhóm. Thực hiện quy tắc bảo mật của nhóm.
      • Khái quát các mục tiêu và công việc cần làm, đưa ra kế hoạch và tạo điều kiện cho các cuộc họp nhóm có hiệu quả; xác định các nguyên tắc của nhóm, lập kế hoạch, lên chương trình và giải pháp thực hiện một đề án. Thực hành làm việc trong nhiều loại nhóm khác nhau.

      Giao tiếp: Thuyết trình bằng phương tiện điện tử, sử dụng các hình thức giao tiếp điện tử khác nhau (thư điện tử, trang web, hội thảo online). Thích nghi với môi trường làm việc bên ngoài xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên phân tích và xử lý thống kê tại các Cục thống kê, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty xử lý số liệu.
      • Chuyên viên phụ trách mảng tổng hợp, thống kê và nghiên cứ khoa học trong các cơ quan nhà nước.
      • Nghiên cứu viên tại các trung tâm và viện nghiên cứu về Toán.
      • Giảng viên tại các trường cao đẳng và đại học.

      Chính trị học

      Chính trị học
      4 năm
      Chính trị học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Chính trị học có phẩm chất chính trị tốt, yêu nước, yêu nghề; có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo; có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật; có sức khỏe để phục vụ ngành nghề.

      Trang bị cho người học có kiến thức chuyên sâu về chính trị học, nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học. Trên cơ sở đó, sinh viên vận dụng tốt những kiến thức chính trị học để lý giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của thời đại, đất nước và của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức chính trị-xã hội; trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học chính trị, chính trị học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường chính trị.

      Có thể học tập lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ Chính trị học hoặc có thể chuyển đổi sang những ngành học gắn liền với Chính trị học theo yêu cầu của thực tiễn xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội làm cơ sở cho việc nghiên cứu chính trị và Chính trị học.
      • Có phương pháp nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên ngành.
      • Có hiểu biết sâu về các lĩnh vực khoa học chính trị như thể chế chính trị thế giới đương đại, đảng chính trị, các xu hướng chính trị đương đại, những vấn đề về chính sách công, phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị, địa chính trị, quyết sách chính trị.
      • Trang bị ngoại ngữ chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho người học nghiên cứu sâu những vấn đề chính trị và Chính trị học.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có trình độ, năng lực nhất định về công tác tham mưu, lãnh đạo, quản lý, năng lực tổ chức thực tiễn, nhất là năng lực tổ chức, tập hợp, lôi cuốn quần chúng phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
      • Có khả năng nghiên cứu khoa học, có năng lực sư phạm, kỹ năng giảng dạy Chính trị học và khả năng học tiếp lên các trình độ cao hơn.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Power point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Giảng dạy, nghiên cứu chính trị và Chính trị học tại các trường chính trị khu vực, tỉnh, thành phố, trung tâm giáo dục chính trị ở các địa phương; các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội.

      Ngôn ngữ pháp

      Ngôn ngữ Pháp
      4 năm
      Ngôn ngữ Pháp
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Ngôn Ngữ Pháp đào tạo trình độ cử nhân chuyên ngành tiếng Pháp nhằm trang bị cho sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế:

      • Đủ năng lực về kỹ năng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Pháp trong môi trường đa văn hóa.
      • Am hiểu sâu về ngôn ngữ, văn hóa và xã hội Pháp.
      • Nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực có sử dụng tiếng Pháp như du lịch, biên dịch, phiên dịch, thư tín văn phòng, ngoại thương…
      • Phát triển những kỹ năng mềm cần thiết trong môi trường làm việc tương lai.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Pháp có thể làm các công tác hướng dẫn du lịch, biên dịch – phiên dịch tiếng Pháp, thư ký văn phòng, văn thư cho các Sở Ngoại vụ các tỉnh hay các công ty, khách sạn và các dự án; làm biên tập viên, phát ngôn viên cho các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh và truyền hình; Tham gia công tác giảng dạy tiếng Pháp tại các trường Phổ thông và các trung tâm ngoại ngữ (sau khi bổ sung thêm chứng chỉ Sư phạm).

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững và sử dụng tốt tiếng Pháp ở trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu.
      • Nắm vững những kiến thức cơ bản về đất nước Pháp bao gồm các đặc điểm về con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, và giáo dục Pháp.
      • Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp ở tất cả các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, giúp sinh viên tự tin, năng động và hoà nhập nhanh chóng trong môi trường quốc tế .
      • Hiểu rõ những khái niệm cơ bản trong ngữ âm học tiếng Pháp, các quy luật ngữ âm, ngữ điệu nhờ đó biết cách tự hoàn thiện mức độ chuẩn xác về phát âm của bản thân theo giọng chuẩn Pháp.
      • Nắm vững kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa Pháp.
      • Nắm vững những cơ sở lý thuyết, kỹ thuật biên dịch, phiên dịch và ứng dụng hiệu quả những lý thuyết và kỹ thuật này vào thực tế công tác dịch thuật Việt-Pháp và Pháp-Việt.
      • Nắm vững từ vựng và giao tiếp hiệu quả tiếng Pháp trong các lĩnh vực chuyên ngành, đặc biệt trong các lĩnh vực hướng dẫn Du lịch, Thương Mại và Văn phòng.
      • Nắm vững kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Pháp, nói trước công chúng, ứng xử xã hội và giải quyết vấn đề hiệu quả, soạn thảo hợp đồng, thư tín bằng tiếng Pháp

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Các kỹ năng nghề nghiệp:

      • Tổ chức quản lí các hoạt động nghề nghiệp, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học, tự tổ chức hoạt động làm việc cá nhân và theo nhóm.
      • Làm chủ kiến thức nghề nghiệp, vận dụng hợp lý các kiến thức đã học vào thực tiễn công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.
      • Phân tích và tổng hợp văn bản, ứng xử giao tiếp tốt và khả năng tự mở rộng kiến thức ngoại ngữ trong các lĩnh vực kinh tế, luật và y tế. Biết sử dụng công nghệ tiên tiến trong nghề nghiệp

      Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề:

      • Lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực hoạt động; có khả năng đưa ra giải pháp và đưa/viết đề xuất, kiến nghị.
      • Phát triển tư duy logic khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề văn hóa - xã hội nói chung, phát triển kĩ năng tư duy phản biện.

      Kỹ năng mềm

      Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Các kỹ năng cá nhân:

      • Quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; thích ứng với sự phức tạp của thực tế và xử lý tốt khi gặp áp lực trong công việc; tự đánh giá kết quả công việc, lập kế hoạch, hoàn thành công việc đúng hạn, đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.
      • Vận dụng các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, đàm phán, trả lời phỏng vấn, làm việc nhóm,…
      • Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức dưới dạng nói và viết.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm các công tác hướng dẫn viên du lịch, Phiên dịch-biên dịch tiếng Pháp, thư tín văn phòng, tiếp tân khách sạn,... cho các công ty, khách sạn và các dự án.
      • Làm các công tác đối ngoại, văn thư cho các cơ quan ngoại vụ (Sở Ngoại vụ, các phòng Đối ngoại,...) các tỉnh, thành phố.
      • Làm biên tập viên, phát ngôn viên, cộng tác viên cho các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh và truyền hình.
      • Tham gia công tác giảng dạy tiếng Pháp ở các trường phổ thông và các trung tâm ngoại ngữ (nếu có thêm chứng chỉ Sư phạm).

      Sư phạm vật lý

      Sư phạm Vật lý
      4 năm
      Sư phạm Vật lý
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Vật lý THPT có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy Vật lý, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Có kiến thức chuyên ngành vững vàng, đảm bảo đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu Toán học bậc THPT.
      • Hiểu rõ tư tưởng của Toán học hiện đại và biết vận dụng các kiến thức đó để làm rõ nội dung Toán học THPT.
      • Có kiến thức nền tảng về Toán học cơ bản, Giáo dục Toán học đáp ứng nhu cầu học tập sau đại học.
      • Có khả năng tư duy toán học: Tự học, tự nghiên cứu và hợp tác với đồng nghiệp.
      • Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung, có khả năng phân tích, đánh giá và phát triển chương trình Toán học bậc THPT.
      • Ứng dụng tốt phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá và các phần mềm dạy học vào giảng dạy Toán học bậc THPT.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

      Quản lý đất đai

      Quản lý đất đai
      4 năm
      Quản lý đất đai
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư quản lý đất đai có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, giao tiếp xã hội tốt, có khả năng quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành Quản lý đất đai. Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các vị trí công việc tại các cơ quan sự nghiệp nhà nước; các trường đại học, cao đẳng, học viện và viện nghiên cứu; các cơ quan, tổ chức của chính phủ và phi chính phủ trong lĩnh vực Quản lý đất đai.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành Quản lý đất đai gồm: Địa chất, Thổ nhưỡng học, Khí tượng thủy văn, Trắc địa đại cương, Bản đồ học, Trắc địa ảnh và viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Pháp luật đất đai, Quản lý đô thị, Quản lý và đánh giá tác động môi trường, Phương pháp nghiên cứu khoa học,...

      Có kiến thức chuyên ngành sâu đáp ứng yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai như: quản lý hành chính đất đai, đăng ký thống hkê đất đai, thanh tra và giải quyết tranh chấp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, hệ thống thông tin đất đai (LIS), định giá đất, tin học chuyên ngành quản lý đất đai, thị trường bất động sản, quy hoạch và thiết kế cảnh quan, do đạc địa chính, kỹ thuật bản đồ số, mô hình hóa, nông nghiệp đô thị, kinh tế tài nguyên đất đai, viễn thám ứng dụng trong quản lý, dự báo dịch hại – thiên tai – thảm họa,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thành thạo kỹ thuật đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, các loại bản đồ chuyên đề thuộc ngành Quản lý đất đai, cùng với các phần mềm kỹ thuật chuyên ngành trong công tác quản lý đất đai.
      • Thành thạo trong công tác đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai, quy hoạch sử dụng đất…
      • Tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực Quản lý đất đai
      • Ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực quản lý đất đai.
      • Phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai có hiệu quả.

      Kỹ năng mềm

      • Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; hợp tác và làm việc với cộng đồng.
      • Truyền thông, biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ.
      • Soạn thảo văn bản, khả năng truy vấn, phân tích, thống kê dữ liệu tài nguyên đất đai.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Tư duy theo hệ thống và sáng tạo.
      • Tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, xây dựng kế hoạch và viết báo cáo.
      • Đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: nghiên cứu, quản lý, cán bộ kỹ thuật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
      • Làm cán bộ công chức, viên chức hay cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực Quản lý đất đai như: Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh, Các Trung tâm kỹ thuật tài nguyên, Trung tâm phát triển quỹ đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng đăng ký, trung tâm phát triển quỹ đất các quận/huyện, Cán bộ Địa chính xã/phường.
      • Chuyên viên cho các UBND các cấp Tỉnh/Thành Phố, Quận/huyện; các Viện nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Địa chính, Viện Tài nguyên – Môi trường, Viện Quy hoạch - Thiết kế, Cục đo đạc bản đồ, Cục Quản lý đất đai, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT.
      • Làm cán bộ công chức, viên chức hay cán bộ kỹ thuật tại các Chi cục, Trung tâm hoặc Văn phòng như: Chi cục quản lý đất đai, Chi cục môi trường, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế...
      • Làm tư vấn cho các công ty như: Công ty đo đạc, Công ty môi giới và định giá bất động sản; các dự án liên quan đến đất đai và bất động sản, các đơn vị thẩm định giá (ngân hàng, công ty thẩm định giá,…).
      • Làm giảng viên, giáo viên hay nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai, Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Cơ sở giáo dục đào tạo có các ngành nghề về nông nghiệp, Hiệp hội, trung tâm dạy nghề.

      Bảo vệ thực vật

      Bảo vệ thực vật
      4 năm
      Bảo vệ thực vật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật (BVTV) có mục tiêu đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đào tạo người học có năng lực chuyên môn cao cả lý thuyết và thực hành, tận tụy với nghề nghiệp, có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho đất nước và đóng góp vào sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn và hiệu quả.

      Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hành chính, quản lý chuyên ngành Kiểm dịch và BVTV, các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực BVTV, Môi trường, nông nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh; làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học chuyên ngành BVTV trong các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có các kiến thức về sinh hoá, sinh lý thực vật, di truyền, và các kiến thức khác liên quan đến cây trồng (cây lúa, cây ăn trái, cây rau, màu,…), thổ nhưỡng, phì nhiêu đất và hệ sinh thái nông nghiệp.
      • Nắm vững các kiến thức đại cương, vai trò của từng nhóm sinh vật, côn trùng, động vật và vi sinh vật; và mối tương tác giữa chúng và với cây trồng.
      • Kiến thức về thống kê ứng dụng trong nông nghiệp.
      • Kiến thức về dịch hại cây trồng và sản phẩm cây trồng.
      • Kiến thức về phương pháp phát hiện, chẩn đoán xác định đúng đối tượng dịch hại cây trồng và sản phẩm của cây trồng như côn trùng, nhện, động vật hại, cỏ dại, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, ...;
      • Kiến thức về các nhóm thiên địch của dịch hại cây trồng và ứng dụng của chúng trong phòng trừ sinh học.
      • Kiến thức về kiểm dịch thực vật, phát hiện đối tượng gây hại mới và biện pháp phòng chống sự xâm nhập, lây lan gây hại của những đối tượng này.
      • Kiến thức mang tính hệ thống về các biện pháp canh tác, thủ công-cơ học, sinh học và hoá học nhằm phòng trừ và ứng dụng trong qui trình quản lý dịch hại tổng hợp.
      • Nắm vững được phương pháp nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp: xây dựng đề cương nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm, phân tích thống kê số liệu, trình bày kết quả, thảo luận và kết luận được.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập luận chuyên ngành và giải quyết vấn đề:

      • (Kỹ năng) kiểm dịch thực vật, phát hiện đối tượng gây hại mới và biện pháp phòng chống sự xâm nhập, lây lan gây hại của chúng.
      • Nhận diện, xác định đúng và giải quyết được vấn đề dịch hại thường gặp trên cây trồng.
      • Có năng lực thực hành, kỹ năng xử lý tình huống; có khả năng tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá và vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề bảo vệ thực vật trong thực tiễn sản xuất.
      • Xây dựng được hệ thống tổng hợp để quản lý sâu, bệnh hại cây trồng và sử dụng hiệu quả các biện pháp thân thiện với môi trường trong quản lý dịch hại cây trồng.
      • Tổ chức, thành lập và triển khai công việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; có kiến thức để tham mưu về tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ thực vật cho lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế-xã hội.

      Thí nghiệm và khám phá tri thức:

      • Phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, công nghệ mới về quản lý dịch hại để giải quyết được những vấn đề bảo vệ thực vật phát sinh.
      • Có khả năng tự học tự nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở kiến thức đã học được.

      Kỹ năng mềm

      • Trình độ ngoại ngữ: giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Trình độ tin học: sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet, sử dụng các phần mềm phân tích thống kê MSTAT-C, SPSS.
      • Kỹ năng trình bày và giao tiếp: Xác định được các tình hướng giao tiếp; có khả năng thuyết trình, giao tiếp cá nhân và giao tiếp nhóm hiệu quả.
      • Kỹ năng làm việc: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm một cách hiệu quả; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể.
      • Kỹ năng nghiên cứu: Có thể đề xuất, xây dựng đề cương và thực hiện các đề tài khoa học và viết báo cáo trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Vị trí công tác: Cán bộ kỹ thuật, tư vấn, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

      Nơi làm việc:

      • Các cơ quan hành chính, quản lý chuyên ngành Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật: Cục, Chi cục, Trạm BVTV – KDTV; Sở, Phòng nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông,..
      • Làm việc tại các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Bảo vệ thực vật, Môi trường, nông nghiệp.
      • Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học chuyên ngành Bảo vệ thực vật trong các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học; giảng dạy môn kỹ thuật nông nghiệp tại các trường PTTH.
      • Các đơn vị sản xuất, kinh doanh như: Trang trại, Công ty sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật, về sản xuất nông nghiệp, rau quả, hoa cây cảnh,...

      Vật lý kỹ thuật

      Vật lý Kỹ thuật
      4 năm
      Vật lý Kỹ thuật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật trình độ đại học góp phần đào tạo cử nhân Vật lý kỹ thuật có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành đào tạo; khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường và khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành.
      • Có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, có khả năng thích ứng với các ngành nghề liên quan với các kiến thức vật lý đã được học tập và nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức cơ bản về Vật lý học hiện đại làm nền tảng nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới.
      • Kiến thức cơ sở về các thiết bị thực nghiệm, thiết kế kỹ thuật, đo lường, thu thập và phân tích, xử lý số liệu.
      • Kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực quang phổ: phổ nguyên tử, phân tử, quang phổ huỳnh quang, quang phổ Raman, quang phổ kế, plasma và ứng dụng của quang phổ trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, môi trường, vật liệu và năng lượng.
      • Kiến thức về các mạch đo lường cảm biến, đặc tính vật lý của các linh kiện bán dẫn, nguyên tắc hoạt động của các loại laser và led, các tính chất của bức xạ laser và led, ứng dụng laser và led trong đời sống và công nghệ.
      • Kiến thức chuyên môn sâu về khoa học và công nghệ vật liệu: thành phần cấu tạo, cấu trúc, điều kiện chế tạo và các ứng dụng của vật liệu trong lĩnh vực quang học, nông nghiệp, y sinh, thuỷ sản và môi trường.
      • Kiến thức cơ bản về lập trình và công thức tính toán trên các mô hình lý thuyết, kỹ thuật phân tích để giải các bài toán vật lý thông qua các mô hình toán học, các phương pháp tính gần đúng, kiến thức về các đặc trưng của tín hiệu số và các phương pháp xử lý tín hiệu số.
      • Kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết để sử dụng các thiết bị đo đạc ở phòng thí nghiệm, triển khai được các dự án kỹ thuật nhỏ trong việc chế tạo vật liệu và ứng dụng kỹ thuật quang, thực hành trên các bộ cảm biến và các linh kiện bán dẫn.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Đo đạc và phân tích phổ định tính, định lượng; đo đạc các đại lượng quang học và phân tích các hiện tượng quang học.
      • Mô phỏng các hiện tượng quang học cơ bản
      • Sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại thuộc lĩnh vực nghiên cứu như máy x ray, máy quang phổ, các bộ giao diện nối kết máy tinh,...
      • Tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thu được từ thực nghiệm.
      • Tiếp cận thực tế tại các xí nghiệp và cơ sở sản xuất.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet; sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu Origin. Thiết kế các phần mềm mô phỏng hiện tượng vật lý trên máy tính.
      • Giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành; và trong môi trường quốc tế hóa để thành công trong nghề nghiệp.
      • Hoạt động theo nhóm, thuyết trình và bình luận, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề về lĩnh vực khoa học vật lý.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Kỹ thuật viên cho các công việc liên quan đến phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ở các doanh nghiệp, công ty, các trung tâm nghiên cứu.
      • Nhân viên phụ trách kỹ thuật có thể sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị công nghệ cao.
      • Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong các đơn vị cung cấp các thiết bị khoa học kĩ thuật liên quan đến Vật lý như các máy đo, máy phân tích trong các nhà máy sản xuất, các thiết bị y tế, các thiết bị chiếu sáng.
      • Kỹ thuật viên nghiên cứu, chế tạo các vật liệu liên quan đến công nghệ nano như nano từ, nano quang điện tử, kỹ thuật màng mỏng.
      • Nghiên cứu viên về tính toán và phân tích số liệu; mô phỏng các quá trình vật lý.
      • Cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

      Giáo dục tiểu học

      Giáo dục Tiểu học
      4 năm
      Giáo dục Tiểu học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học đào tạo giáo viên tiểu học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái, khoan dung, tận tụy vì sự nghiệp giáo dục; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục Tiểu học, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường Tiểu học;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong nhà trường Tiểu học;
      • Nắm vững một số phương pháp NCKH thông dụng trong giáo dục Tiểu học; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường Tiểu học; biết được các xu hướng dạy học hiện đại ở nhà trường Tiểu học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù ở bậc tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc Tiểu học;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Nắm vững kiến thức môn học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
      • Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Giáo dục Tiểu học.
      • Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học Giáo dục Tiểu học ở trình độ đại học để thực hiện tốt công tác chuyên môn và nâng cao trình độ.
      • Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung, chương trình Giáo dục tiểu học, phương pháp giảng, phương pháp tổ chức đánh giá và sự phát triển của trẻ em ở các cơ sở Giáo dục Tiểu học.
      • Có đủ năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu cho việc học tập sau đại học.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đội thiếu niên Tiền Phong thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng: có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh; có khả năng làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường cao đẳng sư phạm, Khoa Sư phạm và đại học sư phạm có đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục.

      Sư phạm lịch sử

      Sư phạm Lịch sử
      4 năm
      Sư phạm Lịch sử
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành lịch sử có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Có kiến thức chuyên ngành vững vàng, đảm bảo đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu Toán học bậc THPT.
      • Nắm vững kiến thức chuyên ngành Lịch sử đã học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
      • Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của Sử học thế giới và Sử học Việt Nam, tiến trình lịch sử dân tộc và nhân loại trong học tập, nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
      • Lựa chọn, vận dụng được dụng các quan điểm dạy học, các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học Lịch sử một cách hiệu quả nhất.
      • Kết hợp tốt hoạt động dạy học Lịch sử và hoạt động giáo dục trong nhà trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu lịch sử tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể các công việc khác thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.

      Sư phạm ngữ văn

      Sư phạm Ngữ Văn
      4 năm
      Sư phạm Ngữ Văn
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành ngữ văn có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo,… đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Nắm vững kiến thức môn học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
      • Có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (Văn hóa học, Mỹ học, Nghệ thuật học, Tâm lý học,…). Có kiến thức cơ bản về những nền văn học lớn trên thế giới, từng ảnh hưởng đến văn học Việt Nam trong quá trình phát triển (văn học Trung Quốc, văn học Ấn Độ, văn học Pháp, văn học Nga – Xô Viết, văn học Mỹ La Tinh,...);
      • Có kiến thức đầy đủ, sâu rộng, chính xác về toàn bộ nền văn học Việt Nam (từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học trung đại đến văn học hiện đại);
      • Có kiến thức vững vàng về các chuyên ngành của Ngôn ngữ học (Ngữ âm học, Từ vựng học, Cú pháp học, Phong cách học,…) và Lý luận văn học (phương pháp sáng tác, loại thể, các trào lưu văn học, các giá trị văn học,…).

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

      Sư phạm tin học

      Sư phạm Tin học
      4 năm
      Sư phạm Tin học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tin học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Tin học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Có kiến thức chuyên ngành vững vàng, đảm bảo đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu về tin học bậc THPT.
      • Hiểu rõ tư tưởng của Công nghệ thông tin và biết vận dụng các kiến thức đó để làm rõ nội dung Tin học bậc THPT.
      • Có kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu học tập sau đại học.
      • Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung, có khả năng phân tích, đánh giá và phát triển chương trình Tin học bậc THPT.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

      Sư phạm sinh học

      Sư phạm Sinh học
      4 năm
      Sư phạm Sinh học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên chuyên ngành Sinh học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày;

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra của sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về Sinh học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
      • Hiểu biết kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành thuộc Sinh học để vận dụng trong nghiên cứu khoa học, để học tiếp theo những hướng khác nhau hoặc có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.
      • Hiểu biết các tư tưởng quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học Sinh học trong trường phổ thông và mối liên hệ kiến thức môn Sinh học sẽ dạy với các môn khoa học khác nhằm đảm bảo tính liên môn trong dạy học.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về cách thức sử dụng và bảo quản, bảo trì trang thiết bị dụng cụ thí nghiệm, cách thức vận hành máy móc và cách pha chế hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

      Sư phạm toán học

      Sư phạm Toán học
      4 năm
      Sư phạm Toán học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Toán học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Có kiến thức chuyên ngành vững vàng, đảm bảo đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu Toán học bậc THPT.
      • Hiểu rõ tư tưởng của Toán học hiện đại và biết vận dụng các kiến thức đó để làm rõ nội dung Toán học THPT.
      • Có kiến thức nền tảng về Toán học cơ bản, Giáo dục Toán học đáp ứng nhu cầu học tập sau đại học.
      • Có khả năng tư duy toán học: Tự học, tự nghiên cứu và hợp tác với đồng nghiệp.
      • Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung, có khả năng phân tích, đánh giá và phát triển chương trình Toán học bậc THPT.
      • Ứng dụng tốt phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá và các phần mềm dạy học vào giảng dạy Toán học bậc THPT.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

      Bệnh học thủy sản

      Bệnh học thủy sản
      4 năm
      Bệnh học thủy sản
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Kỹ sư chuyên ngành bệnh học thủy có kiến thức cơ bản về nuôi trồng thuỷ sản, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn về quản lý dịch bệnh thủy sản phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bền vững; có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc tập thể trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn liên quan đến thuỷ sản; có nhận thức chính trị và phẩm chất đạo đức tốt; có sức khỏe; tôn trọng nghề nghiệp; và có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ về lĩnh vực bệnh thủy sản.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ sở ngành vững như (i) sinh học, sinh lý học, sinh thái học, thức ăn và dinh dưỡng của thủy sinh vật; (ii) môi trường ao nuôi thủy sản; (iii) vi sinh vật học; (iv) sinh học phân tử; (v) miễn dịch học động vật thủy sản; và (v) thống kê và phương pháp nghiên cứu khoa học.
      • Có kiến thức sâu về chuyên môn gồm (i) chẩn đoán các bệnh thường gặp ở động vật thủy sản; (ii) xét nghiệm bệnh ở động vật thủy sản, (iii) quản lý dịch bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản; (iv) quản lý và sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi thủy sản. Có kiến thức về sản xuất giống và nuôi một số đối tượng nuôi thủy sản chủ lực như tôm biển, tôm càng xanh và cá tra.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thành thạo về (i) kỹ thuật chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh phổ biến trên cá tra, cá đồng, tôm sú, tôm chân trắng và tôm càng xanh, (ii) các qui trình xét nghiệm bệnh quan trọng ở tôm/cá; và (iii) thực hành quản lý dịch bệnh trong nuôi thủy sản;
      • Quản lý và vận hành phòng thí nghiệm bệnh thủy sản;
      • Có khả năng tham gia ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản;
      • Quản lý và vận hành cơ sở sản xuất thủy sản;
      • Xây dựng đề cương dự án, triển khai các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học;
      • Biết cách viết báo cáo liên quan đến lĩnh vực bệnh thủy sản và nuôi thủy sản.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm;
      • Đạt trình độ Tin học, Anh văn bằng A (hoặc tương đương) để đáp ứng yêu cầu công tác;
      • Phát triển kỹ năng giao tiếp như trao đổi, chia sẻ, hợp tác với thành viên khác; duy trì quan hệ với đối tác; sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông khi làm việc với cộng đồng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên các cơ quan quản lý ngành thủy sản;
      • Giảng viên các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về thủy sản; các dự án thủy sản trong nước và quốc tế;
      • Chuyên viên các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất cung cấp dịch vụ thủy sản;
      • Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh thủy sản.

      Kỹ thuật xây dựng

      Kỹ thuật xây dựng
      4.5 năm
      Kỹ thuật xây dựng
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyến sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo (CTĐT) đáp ứng mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp (XDDD&CN), có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
      • CTĐT trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành XDDD&CN, có khả năng Khảo sát, Thiết kế, Thi công, Quản lý dự án các công trình XDDD&CN; Có khả năng giao tiếp thông thường, đọc tài liệu chuyên ngành bằng Anh ngữ.
      • CTĐT còn trang bị cho người học những kiến thức cơ bản thuộc chuyên ngành gần, chuyên ngành rộng, như: Qui hoạch, Xây dựng công trình Giao thông, Xây dựng công trình Thủy lợi, kỹ thuật Môi trường.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ sở về bản vẽ kỹ thuật; Có kiến thức cơ sở về địa chất công trình, cơ học đất, phục vụ việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành về nền và móng công trình xây dựng; Có kiến thức cơ sở về các cơ học (cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, cơ kết cấu) phục vụ việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành về kết cấu (kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép,...)
      • Có kiến thức cơ sở về các chuyên ngành gần, chuyên ngành rộng về: Qui hoạch, XD công trình Giao thông, XD công trình Thủy lợi, kỹ thuật Môi trường.
      • Có kiến thức chuyên sâu về khảo sát địa chất, địa hình; thiết kế nền móng các công trình XDDD&CN.
      • Có kiến thức chuyên sâu về kết cấu các dạng công trình bằng bê tông cốt thép, thép và kết cấu liên hợp.
      • Có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật thi công, tổ chức thi công cũng như an toàn trong xây dựng các công trình XDDD&CN.
      • Có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý các dự án xây dựng nói riêng và quản lý trong công tác xây dựng cơ bản nói chung.
      • Có kiến thức đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật lên xã hội trong bối cảnh toàn cầu;

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thiết lập các bản vẽ kỹ thuật bằng cách vẽ tay hoặc vẽ bằng máy tính.
      • Lập mô hình, phân tích, mô phỏng các kết cấu xây dựng (kể cả kết cấu phần thân công trình và nền móng) bằng tay hoặc bằng máy tính.
      • Nhận biết vấn đề, lập luận, đưa ra giải pháp cho các vấn để về kỹ thuật thi công, tổ chức thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
      • Phân tích, lập luận, hệ thống các vấn đề kỹ thuật liên quan đến công tác quản lý dự án xây dựng, như: lập báo cáo khả thi, phân tích kinh tế kỹ thuật dự án, lập tiến độ dự án, tập hợp các văn bản pháp qui về quản lý xây dựng,...

      Kỹ năng mềm

      Làm việc nhóm :

      • Với vị trí là thành viên: nhận biết giới hạn công việc, các vấn đề liên quan, các bên liên quan, nhận biết vai trò của cá nhân và các thành viên khác trong nhóm.
      • Với vị trí là trưởng nhóm: bao quát công việc, phân công, theo dõi, đôn đốc, giải quyết vướng mắc, phân tích, tập hợp, quyết định vấn đề.

      Trình bày bằng tiếng Việt các vấn đề kỹ thuật đúng văn phong, chính tả, qui cách văn bản.

      Giao tiếp, trình bày trước đám đông một vấn đề kỹ thuật đúng tác phong và chuẩn mực đạo đức phù hợp với Văn hóa Việt Nam bằng tiếng Việt; Giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

      Tìm và tập hợp tài liệu kỹ thuật (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) thông qua sách, báo, tạp chí hoặc qua Internet đúng với qui tắc về bản quyền tác giả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhiệm nhiều vai trò và vị trí khác nhau (cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật) trong các cơ quan, công ty, xí nghiệp sau đây:

      • Các Sở, Phòng, Ban quản lý về xây dựng cơ bản, như: Sở xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng các cấp, Phòng kinh tế – kỹ thuật – hạ tầng của các Huyện,...
      • Các công ty tư vấn khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý dự án xây dựng.
      • Quản lý xây dựng cơ bản ở các cơ quan, xí nghiệp sản xuất.
      • Các trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
      • Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về lĩnh vực xây dựng.
      • Làm thầu xây dựng tư nhân.

      Kỹ thuật máy tính

      Kỹ thuật máy tính
      4.5 năm
      Kỹ thuật máy tính
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Kỹ thuật Máy tính đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt sẳn sàng làm việc trong các cơ sở giáo dục, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành điện tử, truyền thông, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước. Các mục tiêu cụ thể như sau:

      • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản chuyên ngành trong lĩnh vực điện tử và máy tính, cần thiết cho nghề nghiệp hoặc phục vụ cho việc học ở bậc cao hơn. Kiến thức được xây dựng trên các nguyên lý khoa học, lập luận phân tích chặt chẽ và kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên.
      • Cung cấp các kiến thức nền tảng rộng, có thể áp dụng vào các vấn đề liên quan đến điện tử và máy tính nói chung.., là điều kiện cần thiết để sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và nghiên cứu.
      • Phát triển các kỹ năng giúp cho sinh viên có khả năng: giao tiếp, làm việc trong nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp; sẳn sàng làm việc trong môi trường phức tạp và học tập suốt đời.
      • Rèn luyện kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về kỹ thuật điện tử, máy tính; (ABET-a)
      • Có kiến thức đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật máy tính lên xã hội trong bối cảnh toàn cầu; (ABET-h)
      • Có kiến thức về một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình trong lĩnh vực điện tử và máy tính; (ABET-c).

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Áp dụng kiến thức kỹ thuật điện tử, máy tính vào các vấn đề thuộc lĩnh vực điện tử và máy tính; (ABET-a)
      • Thiết kế và tiến hành thí nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính; (ABET-b)
      • Phân tích, thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình trong lĩnh vực điện tử và máy tính đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các điều kiện ràng buộc trong thực tế; (ABET-c)
      • Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật; (ABET-k)

      Kỹ năng mềm

      • Hoạt động hiệu quả trong các nhóm kỹ thuật để hoàn thành một mục đích chung; (ABET-d)
      • Xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính; (ABET-e)
      • Đọc, viết và trình bày các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả, bằng tiếng Việt và tiếng Anh; (ABET-g)
      • Học suốt đời; (ABET-i)

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, nghề.
      • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử ứng dụng, kỹ thuật máy tính ở các công ty, xí nghiệp,…
      • Kỹ sư khai thác vận hành, triển khai và quản lý các dự án điện tử, kỹ thuật máy tính ở các cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học.

      Kỹ thuật vật liệu

      Kỹ thuật vật liệu
      4 năm
      Kỹ thuật vật liệu
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật vật liệu (KTVL) có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề. Có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo. Có tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỹ luật, rèn luyện sức khoẻ để phục vụ ngành nghề. Có trình độ chuyên môn để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, khu vực ĐBSCL và cả nước.

      Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có kiến thức chuyên sâu về tính toán, có khả năng tự nghiên cứu, xây dựng, tổ chức và thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa và bảo trì các thiết bị KTVL trong các nhà máy liên quan. Có kiến thức nền tảng và triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực như vật liệu Kim loại - Hợp kim, Silicate-Ceramic, và Polymer-Composite.

      Ngoài ra, còn có các vật liệu tiên tiến như vật liệu bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, vật liệu y sinh, vật liệu nano,… từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu. Đây là nền tảng khoa học mà người kỹ sư KTVL cần có. Có khả năng quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, công ty hoạt động liên quan đến vấn đề KTVL.

      Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu có khả năng tham gia nghiên cứu và làm việc (ở các công ty, nhà máy, phân xưởng,… liên quan đến vật liệu, hóa học, môi trường, y sinh, năng lượng,...). Có khả năng tư vấn, đề xuất, chủ trì, triển khai các dự án Kỹ thuật vật liệu, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm kiến thức về tính toán, thống kê, thiết kế, các quá trình thiết bị trong KTVL nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản tính chất vật lý, hóa học, các phương pháp phân tích hóa lý trong vật liệu.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong KTVL nhằm tối ưu hóa, tính toán và mô phỏng được cấu trúc vật liệu (năng lượng liên kết, khả năng tương tác giữa các nguyên tố trong vật liệu,…).
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học và kỹ thuật vật liệu đại cương, tính chất của vật liệu (cơ, điện-từ), giản đồ pha để hiểu và biết được các trạng thái của vật liệu; có kiến thức cơ bản về sự vận chuyển (các kiểu phân tán hay di chuyển) của vật liệu trong pha lỏng, pha khí,… nắm được cách thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu trong quá trình thực tập, nghiên cứu trong lĩnh vực KTVL.
      • Trang bị các kiến thức chuyên môn về vật liệu polymer-composite, vật liệu nano, vật liệu ceramic, vật liệu kim loại, vật liệu xây dựng, các kỹ thuật sản xuất (chất kết dính, thủy tinh, vật liệu chịu lửa, gia công polymer), vật liệu hữu cơ-kim loại, biết phân tích vật liệu, các đồ án chuyên ngành KTVL, thực tập ngành nghề nhằm giúp người học có khả năng thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình và các phương pháp chế tạo vật liệu trong lĩnh vực Kỹ thuật vật liệu đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các điều kiện ràng buộc trong thực tế.
      • Chương trình còn trang bị kiến thức cho sinh viên về trách nhiệm với môi trường, ảnh hưởng của môi trường đến quá trình sản xuất, quản lý công nghiệp, tận dụng các phương pháp, công nghệ sản xuất sạch trong công nghiệp sản xuất vật liệu.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng:

      • Có khả năng hiểu biết chuyên môn, thiết kế và tiến hành được thí nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực Kỹ thuật vật liệu.
      • Có khả năng phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm (các loại vật liệu) dựa trên các kỹ thuật phân tích hiện đại như: UV-vis, FTIR, XRD, SEM, TEM, và EDS… Có khả năng nghiên cứu và phát triển vật liệu mới vừa đảm bảo chất lượng cao vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
      • Thực hiện được việc thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và thiết kế các thiết bị có liên quan đến chế tạo sản phẩm dùng trong kỹ thuật vật liệu. Lựa chọn công nghệ và thiết bị nghiên cứu, sản xuất phù hợp.
      • Có khả năng nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu, góp phần chủ động trong việc vận hành quy trình chế tạo vật liệu, lựa chọn vật liệu để chế tạo sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật.
      • Có khả năng tính toán và tối ưu hóa các quy trình công nghệ và chế tạo sản phẩm (vật liệu polymer-composite, vật liệu nano hay các loại vật liệu tiên tiến khác) từ đó thiết kế thiết bị dùng trong chế tạo vật liệu phù hợp.
      • Có đủ kỹ năng đáp ứng ngay nhu cầu sản xuất thực tế, một khối lượng lớn kiến thức chuyên ngành thuộc các lĩnh vực VL silicat, polymer-compoite, kim loại-hợp kim, và các vật liệu tiên tiến (VL bán dẫn, VL y sinh, VL nano…) cũng được cung cấp vào những năm cuối của quy trình đào tạo. Đó là các môn học về khoa học & công nghệ, các bài thí nghiệm, đồ án môn học, thực tập kỹ thuật, thực tập ngành nghề, thực tập tốt nghiệp tại nhà máy và luận văn tốt nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt trong giao tiếp và chuyên môn; có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và tin học chuyên môn để tính toán các quá trình kỹ thuật-sản xuất vật liệu.
      • Có kỹ năng giao tiếp tốt: báo cáo seminar và tình huống; thực hiện được bài thuyết trình bằng điện tử, giao tiếp điện tử khác nhau (thư điện tử, trang web, hội thảo online).
      • Có khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả: tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm; giải thích các mục tiêu, nhu cầu và đặc tính công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Trong các Công ty sản xuất, gia công vật liệu như các Công ty luyện cán kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su,…
      • Trong các Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như các Công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa,…
      • Trong các Công ty Cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.
      • Trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, thiết bị điện, thiết bị-vật liệu bán dẫn, năng lượng, vật liệu nano, vật liệu xây dựng, VL trang trí nội thất.
      • Trong các Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại, gốm, nhựa,…
      • Trong các Công ty, Hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại VN.
      • Trong các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lãnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.
      • Trong các Cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ.
      • Trong các Cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

      Kỹ thuật phần mềm

      Kỹ thuật phần mềm
      4 năm
      Kỹ thuật phần mềm
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm có kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật phần mềm đủ để xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tiễn cũng như tự học nhằm thích ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Người tốt nghiệp sẽ có khả năng làm việc trong lĩnh vực phần mềm trong và ngoài nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về các cấu trúc dữ liệu, phân tích và thiết kế thuật toán.
      • Có kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu, về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp.
      • Có kiến thức về nguyên lý hoạt động của các hệ thống máy tính, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính.
      • Có kiến thức tổng quát về nguyên lý, kỹ thuật và công cụ trong phát triển, vận hành và bảo trì phần mềm.
      • Có kiến thức nền tảng về CNTT, về các hệ điều hành thông dụng đương đại.
      • Có kiến thức chuyên sâu về phân tích, thiết kế và cài đặt phần mềm.
      • Có kiến thức chuyên sâu về kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm.
      • Có kiến thức chuyên sâu về quản lý dự án và bảo trì phần mềm.
      • Có kiến thức bổ trợ nhằm xây dựng một hệ thống phần mềm chất lượng.
      • Có kiến thức phát triển hoàn chỉnh hệ thống phần mềm theo một trong ba hướng: hệ tác tử hoặc hệ thống nhúng hoặc hệ thống tác nghiệp.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Xây dựng hệ thống phần mềm:

      • Nhận diện bài toán và phân tích yêu cầu phần mềm.
      • Mô hình hóa hệ thống và thiết kế chi tiết phần mềm.
      • Lập trình và tích hợp hệ thống một cách hiệu quả.

      Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm:

      • Lập các kế hoạch và thực hiện theo chúng một cách có hệ thống để đảm bảo rằng quy trình phát triển và bảo trì phần mềm tuân thủ đúng theo các yêu cầu về kỹ thuật của chức năng cũng như các yêu cầu về quản lý.
      • Đề xuất và quản lý các hoạt động để cải thiện và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phát triển và bảo trì phần mềm.

      Quản lý dự án và bảo trì phần mềm:

      • Lập kế hoạch dự án, ước lượng và quản lý các nguồn lực, tiến độ và chi phí dự án.
      • Quản lý cấu hình và nâng cấp hệ thống phần mềm.

      Lập tài liệu kỹ thuật cho các giai đoạn trong quy trình phát triển và bảo trì phần mềm một cách chuẩn mực.

      Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ vào các giai đoạn trong quy trình phát triển và bảo trì phần mềm.

      Kỹ năng mềm

      Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Làm việc theo nhóm: xây dựng nhóm, tổ chức hoạt động và quản lý nhóm theo yêu cầu của từng dự án phần mềm.

      Giao tiếp:

      • Nói và viết các báo cáo, tài liệu kỹ thuật một cách khoa học.
      • Sử dụng thành thạo các phương tiện điện tử (thư điện tử, trang web, hội thảo online,…) trong giao tiếp.
      • Có phong cách thuyết trình phù hợp với ngữ cảnh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Kỹ sư phần mềm với các vai trò: phân tích viên, thiết kế viên, lập trình viên, kiểm thử viên, bảo trì viên, trưởng nhóm lập trình, trưởng dự án trong các công ty phần mềm, các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, các bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, tổ chức.
      • Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT và các trường học.
      • Giảng viên CNTT ở trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

      Khoa học máy tính

      Khoa học máy tính
      4.5 năm
      Khoa học máy tính
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư Khoa học máy tính có kiến thức tổng quát về khoa học máy tính và kỹ năng vận dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn. Sinh viên sau khi ra trường sẽ có kiến thức vững chắc về một trong các hướng chuyên ngành: Hệ thống thông minh, Máy học & khai khoáng dữ liệu, Đồ hoạ & thị giác máy tính, An toàn & bảo mật thông tin và Mô phỏng & đánh giá hệ thống. Sinh viên có khả năng tư duy phát triển từ lý thuyết đến việc xây dựng hệ thống thông minh, có khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cũng như khả năng tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học máy tính.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong khoa học máy tính.
      • Kiến thức căn bản về tin học lý thuyết: khả năng và giới hạn của máy tính
      • Kiến thức căn bản về vai trò của Khoa học máy tính trong công nghệ thông tin, kiến thức về kiến trúc máy tính, hệ điều hành và mạng máy tính.
      • Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, kiến thức về phân tích thiết kế và xây dựng một hệ thống thông tin cho tổ chức và doanh nghiệp.
      • Kiến thức cơ bản về Công nghệ phần mềm
      • Kiến thức chuyên sâu về cấu trúc dữ liệu, giải thuật và các kỹ thuật lập trình bao gồm: cấu trúc, hướng đối tượng và logic.
      • Có kiến thức vững vàng một trong các hướng chuyên ngành: Các hệ thống thông minh (trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), khai phá dữ liệu (data mining), máy học (machine learning)); Khai thác dữ liệu đa phương tiện (đồ hoạ – xử lý ảnh – thị giác máy tính (computer graphics – image processing –computer vision)); An toàn bảo mật thông tin và Mô phỏng – đánh giá hệ thống.
      • Tư duy lập trình, quy trình phát triển phần mềm.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Vận dụng kiến thức về toán và khoa học cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính
      • Sử dụng được các phần mềm đồ hoạ, xử lý ảnh từ đơn giản đến phức tạp.
      • Tư duy lập trình, khả năng phát triển từ lý thuyết đến việc xây dựng các hệ thống thông minh, khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
      • Đọc, viết, thuyết trình và bảo vệ ý tưởng; kỹ năng tham khảo tài liệu chuyên môn và giao tiếp bằng ngoại ngữ.
      • Tư duy sáng tạo, tư duy phản biện.

      Kỹ năng mềm

      Làm việc theo nhóm: hình thành nhóm làm việc hiệu quả; vận hành nhóm; phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm, có khả năng làm việc hợp tác.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên có cơ hội nghề nghiệp trong: các công ty tư vấn - thiết kế các giải pháp công nghệ thông tin; các công ty sản xuất, gia công hoặc bảo trì phần mềm; các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học máy tính.
      • Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí như: lập trình viên, phân tích thiết kế, kiểm thử phần mềm.

      Sư phạm tiếng Anh

      Sư phạm Tiếng Anh
      4 năm
      Sư phạm Tiếng Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành Tiếng Anh có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có năng lực học tập và nghiên cứu khoa học suốt đời ở các cấp khác nhau trong lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan; có đủ kiến thức để học lên bậc thạc sĩ ngành lý luận và phương pháp dạy học, ngành giáo dục, quản lý giáo dục ở trong và ngoài nước và các ngành khác có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết tổng quát về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Nắm vững kiến thức ngôn ngữ học thiết yếu về tiếng Anh ở cấp độ dẫn luận để đảm bảo tính thực tế, khoa học, tính hệ thống và sư phạm trong dạy học;
      • Nắm vững kiến thức đại cương về khoa học ngôn ngữ làm nền tảng cho công tác phát triển chuyên môn, nghiên cứu và giảng dạy.
      • Nắm vững kiến thức tổng quát về văn hóa và văn chương Anh-Mỹ, văn hóa các nước tiếng Anh;
      • Nắm vững Khung tham chiếu Châu Âu về năng lực ngôn ngữ áp dụng tại Việt nam để định hướng dạy học môn tiếng Anh ở phổ thông;
      • Nắm vững kiến thức về người học ngoại ngữ, quá trình tiếp thu của người học tiếng Anh như là một ngoại ngữ để thiết kế phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Sử dụng tiếng Anh: Sử dụng các kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) ở mức độ thành thạo tương đương với cấp độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ áp dụng tại Việt nam.

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục công và tư.

      Giáo dục thể chất

      Giáo dục Thể chất
      4 năm
      Giáo dục Thể chất
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất hướng đến mục tiêu:

      • Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển toàn diện con người, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo.
      • Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất có đủ kiến thức và khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học và phát triển nghiên cứu khoa học.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất có đủ năng lực để làm công tác giảng dạy môn học Giáo dục thể chất ở các bậc học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân; tham gia làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan quản lý xã hội về TDTT; tổ chức hướng dẫn hoạt động thể dục thể thao cho mọi người tại các đơn vị TDTT cơ sở, các câu lạc bộ TDTT.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về ngành học, mục tiêu, những yêu cầu nghề nghiệp.
      • Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm.
      • Khả năng áp dụng các kiến thức khoa học để làm việc trong ngành thể thao nói chung và ngành giáo dục thể chất nói riêng.
      • Có khả năng tổ chức kiểm tra đánh giá người học.
      • Có khả năng tham gia nghiên cứu các vấn đề trong ngành nghề liên quan, có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục thể chất.
      • Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên ngành, thành thạo kỹ - chiến thuật và phương pháp huấn luyện, tổ chức thi đấu và phương pháp trọng tài ở một số môn Thể thao phổ biến trong phong trào thể thao quần chúng, cũng như nắm vững kiến thức cơ bản và kỹ năng vận động cần thiết ở một số môn Thể thao trong nhà trường trung học phổ thông.
      • Có khả năng phân tích, đánh giá môn học Giáo dục thể chất, một số môn thể thao phổ biến hiện hành.
      • Có kiến thức cơ bản quá trình phát triển sinh lý theo lứa tuổi - giới tính và đặc điểm thích nghi của lứa tuổi với hoạt động thể lực.
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học thể dục thể thao nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện phát triển các tố chất thể lực của học sinh qua đó phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng thực hiện chương trình, tổ chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn học giáo dục thể chất (Thể dục) cho học sinh – sinh viên trong các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
      • Có kỹ năng thực hành các môn thể thao trong chương trình đào tạo.
      • Có kỹ năng trong tổ chức và quản lý các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường.
      • Có kỹ năng triển khai và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục thể chất.
      • Sinh viên tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn vận động viên cấp II ở môn thể thao nâng cao và tiêu chuẩn vận động viên cấp III ở 02 môn thể thao phổ tu tự chọn.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với học sinh và đồng nghiệp đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục và xử lý tốt các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy, quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên.
      • Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
      • Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm công tác giảng dạy môn học Giáo dục thể chất ở các bậc học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân; tham gia làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan quản lý xã hội về TDTT; hoặc tổ chức hướng dẫn hoạt động thể dục thể thao cho mọi người tại các đơn vị TDTT cơ sở, các câu lạc bộ TDTT,…

      Khoa học môi trường

      Khoa học môi trường
      4 năm
      Khoa học môi trường
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo chuyên ngành Khoa học Môi trường trình độ đại học đào tạo Kỹ sư Khoa học Môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Trang bị cho người học nắm vững kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành Khoa học Môi trường;
      • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Môi trường có khả năng nghiên cứu khoa học, làm việc tại các Sở Ban ngành liên quan đến Môi trường, tư vấn các tổ chức khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, tham gia đánh giá rủi ro và tác động môi trường, giải quyết các vấn đề suy thoái môi trường đất, nước, không khí. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm việc tại các trường đại học, cơ sở đào tạo các ngành liên quan đến Môi trường.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Có kiến thức về môi trường, thành phần và mối liên quan giữa các thành phần của môi trường; nắm vững được những nguyên lý cơ bản của sinh thái học, các hệ sinh thái chính, đa dạng sinh học và sử dụng sinh vật chỉ thị môi trường là nền tảng để học các kiến thức chuyên ngành;

      Có kiến thức về cơ chế chuyển hóa và tác động của các chất từ đó có những giải pháp kiểm soát các chất ô nhiễm trong môi trường.

      Khối kiến thức chuyên ngành về khoa học:

      • Có kiến thức về đánh giá chất lượng đất, nước, không khí; đánh giá rủi ro và quan trắc môi trường; quản lý các hệ sinh thái đất ngập nước ở ĐBSCL;
      • Có kiến thức về nhận biết, xác định và đề xuất cách giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, đô thị, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;
      • Có kiến thức về nguồn năng lượng tái tạo và cách khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo một cách hợp lý và bền vững;
      • Nắm được kiến thức về những luận cứ căn bản khi viết đề cương NCKH, viết báo cáo khoa học và phương pháp truy cập thông tin/tài liệu từ thư viện, internet;
      • Nắm được kiến thức về phân vùng tài nguyên môi trường, quản lý tổng hợp khai thác tài nguyên môi trường ở quy mô vùng, lãnh thổ theo mục tiêu phát triển bền vững.

      Khối kiến thức chuyên ngành về quản lý môi trường: nắm được kiến thức quản lý chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, kiến thức quản lý chất thải độc hại;

      Khối kiến thức chuyên ngành về kỹ thuật môi trường: nắm được khối kiến thức kỹ thuật về nước thải và các hệ thống xử lý nước thải, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để quản lý môi trường và tài nguyên.

      Khối kiến thức chuyên ngành về xã hội và môi trường: nắm được kiến thức xã hội môi trường, ứng dụng kiến thức bản địa trong thích ứng biến đổi khí hậu, kiến thức phát triển bền vững, kiến thức luật và chính sách môi trường,..; có kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập luận chuyên ngành và giải quyết vấn đề:

      • Phân tích, đánh giá, vận dụng tốt những kiến thức của ngành học để đánh giá và dự báo những vấn đề môi trường;
      • Thực thi các biện pháp phòng tránh và khắc phục những tác động đến môi trường của các dự án đầu tư;
      • Tư vấn và tham gia các dịch vụ về môi trường và bảo vệ môi trường.

      Kỹ năng nghiên cứu khoa học và giảng dạy:

      • Phân tích và đánh giá chất lượng đất, nước, không khí, và đa dạng sinh học;
      • Làm việc tại các phòng thí nghiệm môi trường;
      • Giảng dạy và làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề;
      • Giảng dạy các khóa tập huấn về môi trường và bảo vệ môi trường.

      Kỹ năng mềm

      Ngoại ngữ: giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Tin học: sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Làm việc theo nhóm:

      • Biết tổ chức làm việc theo nhóm, xác định các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm;
      • Khái quát mục tiêu và công việc cần làm, đưa ra kế hoạch và tạo điều kiện cho các hoạt động của nhóm có hiệu quả;
      • Lập được kế hoạch, chương trình và thực hiện được một chuyên đề, bài tập tình huống, đưa ra được các biện pháp giải quyết vấn đề.

      Khả năng và tư duy độc lập: sáng tạo, tư duy độc lập, tự học và phương pháp làm việc khoa học.

      Giao tiếp:

      • Xác định các tình huống giao tiếp; sử dụng các hình thức giao tiếp điện tử phổ biến hiện nay;
      • Thực hành chuẩn bị thuyết trình và phương tiện hỗ trợ với ngôn ngữ, phong cách, thời gian, và cấu trúc phù hợp;
      • Thuyết trình và nói chuyện trước đám đông.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu hoặc Trung tâm đào tạo các ngành liên quan đến Môi trường;
      • Chuyên viên tư vấn cho các tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ liên quan đến môi trường, công ty tư vấn môi trường;
      • Thanh tra môi trường, công an môi trường, viên chức tại các Sở Ban ngành có liên quan đến môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng và công an;
      • Kỹ sư làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy có hoạt động liên quan đến môi trường.

      Khoa học cây trồng

      Khoa học cây trồng
      4 năm
      Khoa học cây trồng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng (KHCT) nhằm đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực thực hành, tận tụy với nghề nghiệp, có khả năng tiếp tục phát triển trong chuyên môn và ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kinh tế của đất nước.

      Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học XH&NV, có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng và khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường. Được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học và sinh hóa giúp hiểu rõ các nguyên lý của các quá trình sinh học liên quan đến cây trồng.

      Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về quản lý cây trồng để đạt được năng suất và hiệu quả cao bao gồm kỹ thuật trồng; chăm sóc; biết nhận diện, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; quản lý dinh dưỡng; điều khiển ra hoa và bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó có khả năng làm việc theo nhóm, tính tự chủ trong phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, biết phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Khoa học cây trồng, đúc kết và hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.

      Đào tạo kỹ sư làm việc được ở Viện, trường, các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy. Bên cạnh đó, làm việc tốt ở các sở ban ngành và công ty liên quan đến nông nghiệp. Đủ trình độ để theo học ở những bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Các kiến thức về các hiện tượng sinh lý cũng như các hoạt động biến dưỡng ở cấp độ phân tử bên trong tế bào của cây trồng, sự truyền thụ các tính trạng ở sinh vật, đồng thời phân biệt được các dạng cây trồng, hiểu rõ vai trò của việc đa dạng sinh học trong ngành thực vật. Có kiến thức cơ bản về việc sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
      • Kiến thức cần thiết trong việc truy tìm tài liệu, tập hợp ý tưởng cho việc thiết kế một đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh một báo cáo khoa học. Hiểu rỏ mục đích của thí nghiệm và giải quyết một mục tiêu cụ thể từ giả thuyết đã đặt ra.
      • Biết được vai trò của điều kiện môi trường, điều kiện canh tác và nhu cầu dinh dưỡng trong sinh trưởng phát triển của cây trồng qua đó giúp việc bố trí cây trồng được hợp lý.
      • Kiến thức về về giá trị sử dụng, tình hình sản xuất của cây trồng trong và ngoài nước; nắm được đặc tính về thực vật và các yêu cầu điều kiện ngoại cảnh để cây trồng phát triển, tối ưu kỹ thuật trồng và chăm sóc, bố trí thời vụ cho phù hợp.
      • Kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng và bảo quản sau thu hoạch; nhận diện, biện pháp phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; biết được bố trí cây trồng trong một hệ thống nông nghiệp, trong một trang trại; kiến thức về điều khiển cây ra hoa cho trái theo mùa để việc sản xuất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; kiến thức sản suất cây trồng áp dụng kỹ thuật cao, sản xuất cây trồng theo hướng sạch an toàn cho người tiêu dùng; biết được kỹ thuật phân lập và sản xuất một số loại nấm ăn; kiến thức về nhân và chọn giống cây trồng.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Lập luận chuyên ngành và giải quyết vấn đề
      • Nhân diện được các tình huống về các vấn đề liên quan dinh dưỡng, năng suất, sâu bệnh, thất thoát sau thu hoạch, năng suất,… của cây trồng, hệ thống cây trồng, đưa ra các kế hoạch xử lý (phân tích định tính, kiểm tra trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm về các giả thuyết).
      • Nhận diện được các giả thuyết giải quyết vấn đề để đơn giản hóa các tình huống phức tạp xảy ra trong nông nghiệp.
      • Có kỹ năng truyền đạt thông tin đến người nghe, để phổ biến các kỹ thuật đến người sản xuất.
      • Thử nghiệm và khám phá tri thức: có kỹ năng phân tích để hình thành nên một giả thuyết nghiên cứu. Lựa chọn cách thu thập số liệu hiệu quả để giải quyết vấn đề. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoa học, tổ chức sắp xếp hình thành phép thu số liệu phi thực nghiệm để giải quyết vấn đề.

      Kỹ năng mềm

      Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet.

      Làm việc theo nhóm:

      • Hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của nhóm; tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm.
      • Quy định việc làm của các thành viên trong nhóm, lên chương trình làm việc của nhóm. Thực hành làm việc nhóm trên nhiều môn học khác nhau.

      Giao tiếp:

      • Trình bày báo cáo và thuyết trình bằng điện tử, sử dụng các hình thức giao tiếp bằng điện tử, giấy,…
      • Thực hành chuẩn bị thuyết trình và phương tiện hỗ trợ với ngôn ngữ, phong cách, thời gian, và cấu trúc phù hợp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cán bộ kỹ thuật, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Khoa học cây trồng trong các trường, viện, sở ban ngành, trung tâm, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, công ty,…

      Hệ thống thông tin

      Hệ thống Thông tin
      4.5 năm
      Hệ thống Thông tin
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư có phẩm chất đạo đức, tư duy, kiến thức chuyên môn cần thiết về CNTT và các lĩnh vực liên quan như kinh tế, quản lý để thành công trong vị trí chuyên gia về Hệ thống thông tin ở các cơ quan, tổ chức thuộc hoạt động trong các môi trường khác nhau như giáo dục, hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức về các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, an toàn mạng máy tính.
      • Kiến thức cơ sở ngành để SV có thể thực hiện tư vấn, thiết kế các giải pháp CNTT phục vụ tin học hóa quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức.
      • Kiến thức liên ngành về hệ thống thông tin trong doanh nghiệp; Có hiểu biết nhất định về các giải pháp khai phá dữ liệu liên quan đến các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.
      • Kiến thức chuyên ngành, liên ngành để xây dựng, phát triển, quản trị các loại hệ thống thông tin như: hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thương mại điện tử, giáo dục điện tử.
      • Kiến thức về quy trình phát triển một hệ thống thông tin.
      • Kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống.
      • Kiến thức về tích hợp hệ thống.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho quá trình xây dựng, phát triển hệ thống thông tin.
      • Sử dụng, quản trị các hệ quản trị CSDL quan hệ, CSDL địa lý thông dụng, các công cụ hỗ trợ phân tích thiết kế.
      • Thu thập, đặc tả và kiểm thử yêu cầu người dùng.

      Kỹ năng mềm

      • Thuyết trình, trình bày ý tưởng; viết báo cáo, thiết lập và bảo vệ dự án.
      • Làm việc nhóm, tổ chức, phân công điều phối công việc giữa các thành viên.
      • Xây dựng, phát triển tổ nhóm tư vấn triển khai, áp dụng hệ thống thông tin tại đơn vị.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Lập trình viên trong các công ty sản xuất phần mềm.
      • Chuyên viên tư vấn, thiết kế giải pháp CNTT trong các công ty tư vấn, thiết kế giải pháp về CNTT cho doanh nghiệp, tổ chức.
      • Chuyên gia phân tích thiết kế hệ thống trong các công ty sản xuất pần mềm.
      • Giảng viên CNTT tại các trường Cao đẳng, Đại học.

      Công nghệ sinh học

      Công nghệ Sinh học
      4 năm
      Công nghệ Sinh học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đầu tạo

      Chương trình đào tạo trình độ cử nhân Công nghệ sinh học cung cấp cho người học môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, sức khỏe, có kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên môn sâu, kỹ năng thực hành thành thạo và có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong ngành Công nghệ sinh học và ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan.

      Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm tra chất lượng, các trường đại học, cao đẳng, xí nghiệp, nhà máy có liên quan đến lĩnh vực CNSH.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Các kiến thức cơ bản của ngành Công nghệ sinh học như Sinh học phân tử, Sinh hóa, Vi sinh học và Virut học đại cương, Di truyền học, Phương pháp phân tích vi sinh vật, kiến thức về Thống kê sinh học,...
      • Kiến thức cơ bản về thực hiện nghiên cứu khoa học;
      • Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành;
      • Kiến thức cơ bản về các kỹ năng thực hành chuyên môn.
      • Các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành thuộc các chuyên ngành của Công nghệ sinh học: Công nghệ di truyền, Bộ gen và ứng dụng, Protein enzyme học, Nuôi cấy mô tế bào thực & động vật, Miễn dịch học,..
      • Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực của CNSH như: CNSH trong y dược, CNSH trong Nông nghiệp, CNSH trong môi trường, CNSH Vi sinh vật, và CNSH Thực phẩm, CNSH trong thủy sản,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học
      • Tư vấn kỹ thuật, đầu tư và thiết kế.
      • Tham gia sản xuất, vận hành, quản lý tổ, đội, nhóm, ca sản xuất ở các nhà máy cơ quan trạm trại hoạt động về hoặc liên quan đến công nghệ sinh học.
      • Tham gia quản lý chuyên môn
      • Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề có liên quan đến công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực đã được học.
      • Có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng, điều hành và phát triển chương trình đào tạo về công nghệ sinh học cho các cấp học từ đại học trở xuống, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning);
      • Có năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn trong các viện, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chuyên ngành công nghệ sinh học, và lĩnh vực có liên quan.

      Kỹ năng mềm

      • Có năng lực xây dựng, thực hiện và quản lý kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm và tập thể;
      • Có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm: chủ động và tự tin trong nghiên cứu, hoạt động chuyên môn; quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả;
      • Có năng lực giao tiếp và quan hệ công chúng: sử dụng các phương pháp và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc.
      • Có khả năng giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Hoạt động trên các lĩnh vực chuyên môn về CNSH trong các cơ quan như Sở Khoa học – Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp và PTNT; Các cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
      • Các cơ quan, xí nghiệp chế biến và bảo quản nông – thủy sản, sản xuất thực phẩm và dược phẩm, giống cây trồng và vật nuôi. Các công ty tư vấn đầu tư về công nghệ sinh học.
      • Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
      • Các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học.

      Kinh doanh quốc tế

      Kinh doanh quốc tế
      4 năm
      Kinh doanh quốc tế
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có kiến thức, kỹ năng, và thái độ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về những nguyên lý cơ bản trong kinh tế nhằm phục vụ cho việc phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế tầm vĩ mô và vi mô;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh/quốc tế;
      • Có kiến thức cơ bản về kinh tế quốc tế trong nền kinh tế toàn cầu; Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp và đàm phán với các đối tác nước ngoài;
      • Có kiến thức cơ bản về luật kinh tế, kế toán, tài chính và marketing làm nền tảng cho việc tổ chức/tham gia vào các hoạt động kinh doanh nói chung.
      • Có kiến thức chuyên sâu về các hoạt động trong các loại hình công ty nói chung/công ty đa quốc gia/doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như hoạch định, tổ chức, quản trị các hoạt động kinh doanh quốc tế và tài chính trong các công ty đa quốc gia, vận tải, và bảo hiểm ngoại thương; am hiểu văn hóa đa quốc gia, các loại hình buôn bán quốc tế và đầu tư; có kiến thức về quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, tiếp thị quốc tế, và thực hiện giao dịch thương mại điện tử;
      • Hiểu biết về kỹ thuật/nghiệp vụ như nghiệp vụ ngoại thương, kỹ thuật đàm phán trong kinh doanh quốc tế; có khả năng sử dụng tiếng anh trong đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu và xúc tiến đầu tư thương mại.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, và thực hiện nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương;
      • Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên trong nghiên cứu, khám phá và giải quyết các vấn đề kinh tế/kinh doanh.
      • Xây dựng và triển khai thực hiện, kiểm soát, và hoạch định chiến lược kinh doanh (quốc tế) trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp/công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
      • Tự thu thập, phân tích và xử lý thông tin, nghiên cứu thị trường và đề xuất các giải pháp/chính sách ngoại thương;
      • Vận dụng kiến thức về luật thương mại quốc tế và đầu tư, pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu để xây dựng và thực thi các chính sách và chiến lược kinh doanh của công ty;
      • Vận dụng kiến thức về thương mại điện tử phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế;

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm; và làm việc chuyên môn trong nhóm; hợp tác, tổng hợp và đóng góp và điều chỉnh cho phù hợp, kỹ năng làm việc với nhóm ảo.
      • Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút trong giao tiếp, cho và nhận phản hồi, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng làm việc với các cơ quan nhà nước (Sở, Ban, ngành), soạn thảo hợp đồng ngoại thương và nội thương.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: có năng lực suy xét, tư duy sáng tạo; có năng lực nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng tiếng Anh tương đương trình độ từ B2 (chuẩn Châu Âu) trở lên, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) tương đương trình độ A và một số phần mềm xử lý dữ liệu thống kê; sử dụng thành thạo internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên/trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu/thương mại trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
      • Quản lý và giám sát bán hàng trong các công ty đa quốc gia/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
      • Nhân viên/trưởng phòng thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại.
      • Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành của nhà nước: chẳng hạn như, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Hải quan và cảng vụ, bộ phận/cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bộ phận thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bảo hiểm xuất khẩu, tiếp thị quốc tế, tại các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của các loại hình doanh nghiệp, bộ phận thanh toán quốc tế thuộc mọi thành phần kinh tế và ngân hàng, công ty vận tải biển, các công ty giao nhận hàng hóa (logistic), bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) cho mọi thành phần kinh tế.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế.
      • Nhân viên cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tổ chức phi chính phủ (NGO).

      công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

      Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan
      4 năm
      Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Rau hoa quả và cảnh quan đào tạo những kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có kiến thức về kỹ thuật quản lý rau hoa quả, bảo dưỡng hoa viên, cây cảnh, cảnh quan môi trường và thực hành thiết kế, thi công các công trình cảnh quan,…

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Rau hoa quả và cảnh quan có đủ năng lực để làm việc tại các công ty sản xuất giống cây trồng, dịch vụ khoa học nông nghiệp; các Viện, Trường có liên quan đến lĩnh vực rau hoa quả và cảnh quan; thành lập trang trại hoặc mở công ty kinh doanh rau hoa quả và cây cảnh.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức về thiết kế và bảo dưỡng cảnh quan các loại; Kiến thức về phương pháp nhân giống cây trồng; Kỹ thuật canh tác, chọn giống, bảo vệ thực vật và tồn trữ, bảo quản sau thu hoạch các loại rau, hoa, quả phổ biến.
      • Có kiến thức về đánh giá mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật cơ bản trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ rau, hoa, quả và cảnh quan.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Quản lý được vườn ươm về nhân giống vô tính, hữu tính và sâu bệnh liên quan đến cây con.
      • Đo đạc và vẽ thiết kế, bố trí cây cảnh trên khu đất, biệt thự, khu dân cư, khu công nghiệp, trục giao thông, công viên, khu nghĩ dưỡng theo yêu cầu xã hội
      • Áp dụng được các kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh, bảo quản rau hoa quả sau thu hoạch vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong các lĩnh vực về rau hoa quả và cảnh quan.
      • Tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội.
      • Hòa nhập tốt trong cộng đồng hoặc nhóm nhỏ.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm việc trong các công ty nhà nước hoặc công ty tư nhân kinh doanh về cơ sở hạ tầng và cảnh quan;
      • Có khả năng làm việc trong các công ty sản xuất giống cây trồng, dịch vụ khoa học nông nghiệp;
      • Thành lập trang trại hoặc mở công ty kinh doanh rau hoa quả và cây cảnh;
      • Có thể làm việc ở các Viện, Trường có liên quan đến lĩnh vực rau hoa quả và cảnh quan.

      Nuôi trồng thủy sản

      Nuôi trồng thủy sản
      4 năm
      Nuôi trồng thủy sản
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đôi tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thủy sản (NTTS) có hệ thống kiến thức khoa học cơ bản, có kiến thức chuyên môn sâu về NTTS và kỹ năng nghiệp vụ thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, đảm nhận trực tiếp công tác kỹ thuật và quản lý tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo có liên quan đến thủy sản; có nhận thức chính trị và phẩm chất đạo đức tốt; có sức khỏe; tôn trọng nghề nghiệp; có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ về lĩnh vực NTTS. Sử dụng tiếng Anh để làm việc, học tập trong các tổ chức Nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Khối kiến thức giáo dục đại cương: Hiểu biết các vấn đề cơ bản về khoa học chính trị, am hiểu pháp luật, biết phương pháp rèn luyện sức khỏe; có hệ thống kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên ngành và học tập nâng cao trình độ. Có kiến thức về tiếng Anh tương đương trình độ B2 Quốc gia.
      • Khối kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức cơ sở ngành vững chắc về (i) hình thái và phương pháp phân loại thủy sinh vật; (ii) sinh học, sinh lý và sinh thái học của thủy sinh vật; (iii) môi trường và phân tích chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản; và (iii) thống kê và phương pháp nghiên cứu khoa học.
      • Khối kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức sâu về chuyên môn như (i) dinh dưỡng và thức ăn động vật thủy sản; (ii) kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài thủy sản nước ngọt và lợ có giá trị kinh tế; (iii) quản lý sức khỏe động vật thủy sản nuôi; và (vi) sử dụng thành thạo các trang thiết bị, quản lý và vận hành tốt cơ sở sản xuất trong lĩnh vực thủy sản.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thành thạo về kỹ thuật sản xuất giống và thực hành tốt kỹ thuật nuôi thương phẩm các loài cá tra, cá đồng, tôm sú, tôm chân trắng và tôm càng xanh.
      • Tổ chức, quản lý và vận hành cơ sở sản xuất thủy sản như trại giống, trại nuôi thương phẩm, kinh doanh dịch vụ thủy sản; am hiểu về quản lý môi trường và sức khỏe vật nuôi.
      • Xây dựng đề cương dự án, triển khai thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học; biết cách viết báo cáo.

      Kỹ năng mềm

      • Thể hiện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt, sử dụng các phương pháp và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc, trao đổi, chia sẻ và hợp tác phát triển Nuôi trồng thủy sản;
      • Làm việc độc lập và làm việc nhóm.
      • Đạt trình độ Anh văn tương đương cấp độ B2 để đáp ứng yêu cầu công tác.
      • Phát triển kỹ năng giao tiếp như trao đổi, chia sẻ, hợp tác với thành viên khác; duy trì quan hệ với đối tác; sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông khi làm việc với cộng đồng.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, chủ động khai thác và sử dụng Internet thuần thục.

      Cơ hội việc làm

      • Các cơ quan quản lý ngành thủy sản;
      • Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về thủy sản; các dự án thủy sản trong nước và quốc tế;
      • Các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ thủy sản;
      • Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh thủy sản.

      mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm
      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu đào tạo kỹ sư Truyền thông và mạng máy tính có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Trang bị cho người học nắm vững kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành; có khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường và chuyên ngành; được trang bị các kiến thức cơ sở ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ngoài việc thích hợp với vị trí nhân viên công nghệ thông tin tại các loại hình doanh nghiệp, tổ chức,… còn là chuyên gia ở lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông tại các cơ quan, xí nghiệp, công ty phần mềm.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về nguyên lý hoạt động của các hệ thống máy tính, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính.
      • Có kiến thức về tin học, cấu trúc dữ liệu và thuật toán, quy trình phát triển phần mềm, cơ sở dữ liệu làm cơ sở để mô hình hóa, thiết kế và cài đặt các giải pháp một cách chính xác theo yêu cầu của người dùng.
      • Hiểu biết về nền tảng của công nghệ thông tin và các lĩnh vực của CNTT; có kiến thức liên ngành về hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.
      • Có kiến thức về các kỹ thuật lập trình: cấu trúc, hướng đối tượng.
      • Có khả năng xác định và phân tích các nhu cầu người dùng, và sử dụng chúng trong việc chọn lựa, tạo lập, đánh giá và quản trị hệ thống mạng máy tính.
      • Có kiến thức về phân tích, thiết kế, cài đặt và triển khai các ứng dụng mạng, ứng dụng phân tán và ứng dụng hiệu năng cao.
      • Có kiến thức về các nguyên lý an ninh và bảo toàn thông tin, an toàn mạng để xây dựng các giải pháp bảo mật.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ hiện đại trong việc phân tích, thiết kế, cài đặt, kiểm thử, quản trị và bảo trì các hệ thống mạng và ứng dụng mạng.
      • Kỹ năng lập trình theo những hướng phát triển ứng dụng khác nhau.

      Kỹ năng mềm

      • Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, biết tổ chức, phân công điều phối công việc giữa các thành viên.
      • Có khả năng thuyết trình, đàm phán và giao tiếp hiệu quả với các đồng nghiệp, đối tác và các nhóm đa lĩnh vực.
      • Kỹ năng viết báo cáo, thiết lập và bảo vệ dự án.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên quản trị, chuyên trách về mạng máy tính ở các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, ngân hàng,...
      • Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng,…
      • Giảng viên công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
      • Chuyên viên tư vấn, phân tích, thiết kế, xây dựng, bảo trì các hệ thống mạng máy tính, lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm.

      Kinh tế nông nghiệp

      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm
      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích kinh tế để giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể:

      • Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm;
      • Kiến thức nền tảng vững chắc về các lĩnh vực KT – CT – XH và môi trường.
      • Hiểu biết sâu về kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để thực hiện các nghiên cứu kinh tế và giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh trong hoạt động kinh doanh nông nghiệp và nghiên cứu kinh tế nông nghiệp;
      • Kiến thức đủ rộng, khả năng nghiên cứu chuyên sâu và năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được về sự vận hành của thị trường, hành vi của khách hàng, của người sản xuất, và của tổ chức;
      • Cung cấp các kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, marketing và phân tích tài chính các hoạt động kinh tế;
      • Giúp người học nắm được về đặc điểm, vai trò, bản chất của sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp;
      • Giúp người học có khả năng phân tích định lượng và định tính các mối quan hệ kinh tế.
      • Hiểu biết về việc phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp;
      • Trang bị các kiến thức chuyên sâu để người học có thể thực hiện các nghiên cứu trong kinh tế và kinh tế nông nghiệp;
      • Trang bị các kiến thức cần thiết giúp người học có khả năng ứng dụng việc phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp;
      • Giúp người học hiểu biết cơ bản về cơ chế phát triển nông nghiệp bền vững;
      • Giúp người học biết cách tổ chức sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp;
      • Trang bị các kiến thức cần thiết để người học có khả năng phân tích và dự báo về xu hướng phát triển của thị trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Nghiên cứu xác định vấn đề nghiên cứu trong kinh tế và kinh tế nông nghiệp, biết cách đặt câu hỏi nghiên cứu và hình thành giả thuyết, biết cách tổ chức điều tra thu nhập số liệu, phân tích số liệu phục vụ cho nghiên cứu và dự báo kinh tế.
      • Tổ chức các nguồn lực và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nông trại và trong các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông sản;
      • Thực hiện các công việc như xây dựng, thẩm định, quản lý và thực hiện các dự án trong nông nghiệp, nông thôn;
      • Hoạch định, phân tích các chính sách kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong nông nghiệp và hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững;
      • Tìm kiếm, thu thập, phân tích các thông tin trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp, nông thôn và có khả năng phân tích dự báo các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng giao tiếp: tổ chức giao tiếp, giao tiếp tốt bằng văn bản, đa truyền thông, có khả năng thuyết trình.
      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm, có khả năng phối hợp và gắn kết mục tiêu các thành phần trong nhóm, tham gia hoạt động chuyên môn trong nhóm.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng ngoại ngữ tương đương với trình độ B, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm kinh tế ứng dụng, sử dụng thành thạo internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; có khả năng tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân ngành kinh tế nông nghiệp có thể làm việc ở các vị trí sau:

      • Nhân viên/Cán bộ quản lý kinh tế/Chuyên viên nghiên cứu: ở các cơ quan ban ngành các cấp; làm việc trong các tổ chức, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn;
      • Nghiên cứu viên và giảng viên: nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến phân tích định lượng, kinh tế học và kinh tế học ứng dụng trong nông nghiệp;
      • Nhân viên/ Quản lý trong các tổ chức kinh tế: tại các tổ chức kinh tế nhất là các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp;
      • Chuyên viên tư vấn trong các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
      • Ngoài ra, Cử nhân ngành kinh tế nông nghiệp có thể tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

      Công nghệ thực phẩm

      Công nghệ Thực phẩm
      4 năm
      Công nghệ Thực phẩm
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm (CNTP) nhằm đào tạo kỹ sư:

      • Có đủ tri thức, năng lực thực hành, tận tuỵ với nghề nghiệp, có khả năng tiếp tục phát triển trong chuyên môn và đóng góp vào sự phát triển bền vững của chế biến, bảo quản và quản lý chất lượng thực phẩm theo hướng hiện đại, an toàn và hiệu quả.
      • Được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để xác định đúng và giải quyết được yêu cầu cơ bản của nhà máy, xí nghiệp.
      • Có khả năng làm việc theo nhóm một cách hiệu quả; đạt hiệu năng cao trong học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành.
      • Có khả năng phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, công nghệ mới về CNTP để có thể giải quyết được các vấn đề được giao hoặc phát triển sản phẩm mới.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTP có thể đảm đương công việc của cán bộ kỹ thuật, quản lý, nghiên cứu trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và quản lý chất lượng trong CNTP tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ quan hành chính quản lý chuyên ngành, Viện nghiên cứu, hoặc giảng dạy tại các trường Trung cấp, cao đẳng hoặc đại học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức cơ bản về vi sinh , hóa sinh, hóa lý và kỹ thuật điện.
      • Kiến thức cơ bản về phương pháp NCKH trong ngành CNTP.
      • Kiến thức về các quá trình truyền vật chất và năng lượng trong CNTP.
      • Kiến thức cơ bản về đọc bản vẽ và vận hành máy thiết bị chế biến
      • Kiến thức về bố trí các thí nghiệm trong CNTP và xử lý số liệu thu được.
      • Kiến thức về vi sinh và hóa học thực phẩm; về dinh dưỡng của thực phẩm
      • Kiến thức về các kỹ thuật trong quá trình chế biến thực phẩm: kỹ thuật chế biến nhiệt, kỹ thuật lạnh, kỹ thuật sau thu hoạch.
      • Kiến thức về các công nghệ chế biến cơ bản trong thực phẩm.
      • Kiến thức thực hành trong phòng thí nghiệm và trong nhà máy.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Áp dụng kiến thức về toán học, khoa học và cơ khí.
      • Thiết kế thí nghiệm và thực hiện các thí nghiệm, cũng như phân tích và diễn giải các dữ liệu thu nhận được trong quá trình sản xuất và nghiên cứu.
      • Thiết kế một hệ thống, một bộ phận, hoặc một quy trình sản xuất thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn, sản xuất được, và tính bền vững.
      • Xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề.
      • Có thái độ về trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức.
      • Nhận dạng, xác định và phân tích được tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội, toàn cầu để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực thực phẩm.
      • Có kiến thức về các vấn đề đương đại như biến đổi khí hậu, mối liên quan giữa thực phẩm và môi trường.
      • Sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.

      Kỹ năng mềm

      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet,...
      • Kỹ năng trình bày, thuyết trình và giao tiếp hiệu quả.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc trên nhóm đa ngành.
      • Kỹ năng nghiên cứu: đề xuất, xây dựng đề cương và thực hiện các đề tài khoa học trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Vị trí công tác: cán bộ kỹ thuật, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và quản lý chất lượng trong công nghiệp thực phẩm.

      Nơi làm việc:

      • Các đơn vị sản xuất, kinh doanh như: nhà máy, xí nghiệp chế biến thực phẩm
      • Các cơ quan hành chính, quản lý chuyên ngành như Cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm y tế dự phòng,
      • Làm việc tại các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm;
      • Giảng dạy về Công nghệ thực phẩm trong các trường Trung cấp, Cao đẳng hoặc công tác tại Đại học có chuyên ngành thực phẩm.

      Kỹ thuật môi trường

      Kỹ thuật môi trường
      4 năm
      Kỹ thuật môi trường
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Sau thời gian học tập 04 năm, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Môi trường sẽ đáp ứng được các mục tiêu đào tạo sau đây:

      • Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Có năng lực thực hành nghề nghiệp, vận dụng các kiến thức về kỹ thuật môi trường để đáp ứng các nhu cầu công việc thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị tư vấn thiết kế về các dự án và dịch vụ môi trường, các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước.
      • Có năng lực phân tích, đánh giá, thiết kế kỹ thuật và vận hành các hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường đô thị và công nghiệp theo cách tiếp cận đúng chức năng, thẩm mỹ, an toàn, hiệu quả kinh tế và bền vững thân thiện môi trường.
      • Có phương pháp làm việc độc lập, có khả năng tự học hay học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học trong lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật môi trường hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.
      • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, hiểu biết các kiến thức về quản lý để có thể đảm nhận các vị trí và chức vụ cao.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về các nguyên lý cơ bản liên quan đến quá trình hóa lý, sinh hóa, sinh học phục vụ cho khâu đề xuất, phân tích và đánh giá các kỹ thuật xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải; vận hành các hệ thống xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm.
      • Có kiến thức về thủy lực, thủy văn, kết cấu, địa chất phục vụ cho việc tính toán, thiết kế vận hành các công trình xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm.
      • Có kiến thức về vẽ kỹ thuật, bản đồ học và mô hình trong công tác thiết kế các công trình xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường.
      • Có kiến thức về phương pháp phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm, về thiết kế các thí nghiệm, các mô hình mô phỏng các vấn đề trong kỹ thuật môi trường dựa trên các nguyên lý kỹ thuật, các công nghệ mới và các công cụ kỹ thuật hiện đại.
      • Có kiến thức về tính toán và thiết kế các công trình xử lý môi trường theo các tiêu chuẩn hay từ kết quả thực nghiệm.
      • Có kiến thức phục vụ cho việc quản lý và vận hành các công trình xử lý môi trường đạt hiệu quả.
      • Kiến thức về lập kế họach các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm, an toàn lao động và tính toán được hiệu quả kinh tế của các chương trình này.
      • Kiến thức về quan trắc, đánh giá và dự báo các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất và các hoạt động khác của con người và hiện tượng tự nhiên.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Nhận diện được các vấn đề môi trường, đề xuất phương pháp khắc phục hay xử lý môi trường trên cơ sở quan trắc, làm thí nghiệm, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu môi trường.
      • Mô hình hóa được các hiện tượng môi trường, đưa ra được các tình huống ô nhiễm môi trường và lựa chọn được giải pháp xử lý.
      • Quan trắc, phân tích và đánh giá được các tác động môi trường từ đó đề xuất được các giải pháp phòng ngừa hoặc khắc phục.
      • Tiếp cận và áp dụng các công cụ hiện đại, công nghệ tiên tiến vào trong xử lý và phòng ngừa ô nhiễm.

      Kỹ năng mềm

      • Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
      • Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm: thuyết trình, nói chuyện trước đám đông và sử dụng ngôn ngữ, phong cách, cấu trúc, thời gian và phương tiện hỗ trợ phù hợp., lập kế hoạch và tổ chức làm việc nhóm hiệu quả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường sẽ đảm trách công tác môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp, trang trại,... làm việc tại các viện, trường, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc giảng dạy ngành Kỹ thuật Môi trường tại các cơ sở đào tạo.

      Kỹ thuật cơ điện tử

      Kỹ thuật Cơ điện tử
      4 năm
      Kỹ thuật Cơ điện tử
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là chuẩn bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên môn, để sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc hiệu quả như một kỹ sư trong các công ty công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đào tạo, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; có khả năng tiếp tục học tập hoặc nghiên cứu nâng cao trình độ trong lĩnh vực cơ điện tử. Chương trình nhằm đào tạo ra kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử:

      • Có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Vận dụng các kiến thức về cơ khí, điện tử, điều khiển, lập trình và các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực cơ điện tử.
      • Có khả năng tích hợp và sử dụng các hệ thống hoặc các công cụ kỹ thuật hiện đại để thiết kế, phát triển và chế tạo sản phẩm.
      • Có khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm chuyên ngành cũng như đa ngành; có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp bằng tiếng Anh; có ý thức và khả năng học tập suốt đời.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức tổng quát và các kỹ năng làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật.
      • Có kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống.
      • Có kiến thức căn bản về các loại vật liệu cơ khí, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và chi tiết máy.
      • Có kiến thức căn bản về linh kiện điện tử và mạch điện tử.
      • Có kiến thức cơ bản về lập trình và phương pháp lập trình.
      • Có kiến thức nâng cao về mạch điện tử và ứng dụng trong một số lĩnh vực.
      • Có kiến thức chuyên sâu về lập trình và giao tiếp thiết bị.
      • Có kiến thức về khảo sát và phân tích động lực học của hệ thống.
      • Có kiến thức về các loại thiết bị đo lường và cơ cấu chấp hành cơ điện tử.
      • Có kiến thức chuyên sâu về thiết kế các bộ điều khiển kinh điển và hiện đại.
      • Có kiến thức tổng hợp về các mạch điện tử, cơ cấu chấp hành, giải thuật điều khiển và phương pháp lập trình cho hệ thống cơ điện tử.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thiết kế thí nghiệm để đánh giá đặc tính của một hệ thống cơ điện tử hoặc một bộ phận với một khía cạnh cụ thể.
      • Xác định, mô tả và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
      • Sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật.
      • Thiết kế một hệ thống cơ điện tử, một bộ phận, hay một quy trình để đáp ứng nhu cầu đặt ra với các ràng buộc thực tế cho phép.

      Kỹ năng mềm

      • Đạt trình độ Tiếng Anh/Tiếng Pháp tương đương trình độ B1.
      • Làm việc độc lập và làm việc trong các nhóm chuyên ngành cũng như đa ngành.
      • Viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án, có kỹ năng trình bày và thuyết trình.
      • Học tập suốt đời.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Trở thành nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực Cơ điện tử ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, nghề.
      • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, tư vấn kỹ thuật và bảo trì trong lĩnh vực cơ điện tử ở các công ty, xí nghiệp, …
      • Kỹ sư quản lý, khai thác vận hành và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực cơ điện tử, kỹ thuật điều khiển ở các cơ quan, nhà máy sản xuất.

      Quản lý công nghiệp

      Quản lý công nghiệp
      4 năm
      Quản lý công nghiệp
      4 năm

      Thòi gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Quản lý công nghiệp đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt sẵn sàng làm việc trong các cơ sở giáo dục, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành quản lý công nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ quản lý của đất nước. Các mục tiêu cụ thể như sau:

      • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng hợp về khoa học cơ bản, kỹ thuật, kinh tế và tối ưu hóa mô hình sản xuất và dịch vụ, là điều kiện cần thiết để sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu.
      • Phát triển các kỹ năng giúp cho sinh viên có khả năng: giao tiếp, làm việc trong nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp; sẵn sàng làm việc trong môi trường hiện đại, phức tạp và học tập suốt đời.
      • Rèn luyện kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng kiến thức toán học, kinh tế và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý công nghiệp; (ABET-a)
      • Có kiến thức đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật lên xã hội trong bối cảnh toàn cầu; (ABET-h)
      • Kiến thức về phân tích, thiết kế một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình trong sản xuất và dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, và phát triển bền vững; (ABET-c)

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thiết kế và tiến hành thí nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực quản lý công nghiệp ; (ABET-b)
      • Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật; (ABET-k)

      Kỹ năng mềm

      • Hoạt động hiệu quả trong các nhóm đa ngành để hoàn thành một mục đích chung; (ABET-d)
      • Xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề kinh tế và kỹ thuật trong quản lý công nghiệp; (ABET-e)
      • Đọc, viết và trình bày các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả; (ABET-g)
      • Học tập suốt đời; (ABET-i)

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Trở thành nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực quản lý công nghiệp ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, nghề
      • Kỹ sư kế hoạch, kỹ sư quản lý kho, kỹ sư bảo trì, kỹ sư kiểm soát/quản lý chất lượng,… trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ
      • Quản đốc phân xưởng, giám sát sản xuất, quản lý dự án, quản lý nhân sự,…trong các cơ quan, công ty, xí nghiệp.

      Sinh học ứng dụng

      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm
      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm

      Thời gian đaò tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo ngành Sinh học ứng dụng trình độ đại học nhằm đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực thực hành, tận tụy với nghề nghiệp, có khả năng tiếp tục phát triển trong chuyên môn và ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kinh tế của đất nước.
      • Trang bị các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng và khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường. Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học và sinh hóa giúp hiểu rõ các nguyên lý của các quá trình sinh học liên quan đến cây trồng.
      • Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về quản lý cây trồng để đạt được năng suất và hiệu quả cao bao gồm kỹ thuật trồng; chăm sóc; biết nhận diện, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; quản lý dinh dưỡng; điều khiển ra hoa và bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó có khả năng làm việc theo nhóm, tính tự chủ trong phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, biết phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Sinh học ứng dụng, đúc kết và hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
      • Đào tạo kỹ sư làm việc được ở Viện, trường, các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy. Bên cạnh đó, làm việc tốt ở các sở ban ngành và công ty liên quan đến nông nghiệp. Đủ trình độ để học ở những bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Các kiến thức chuyên sâu về sinh học cơ bản, sinh lý học, tế bào học, sinh học phân tử và sinh hóa học để đáp ứng cho lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là nguyện vọng của nhiều người học, cơ sở sản xuất, cơ sở phân tích sinh hóa, cơ sở đo lường chất lượng và cơ sở đào tạo.
      • Kiến thức cần thiết trong việc truy tìm tài liệu, tập hợp ý tưởng cho việc thiết kế một đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh một báo cáo khoa học. Hiểu rỏ mục đích của thí nghiệm và giải quyết một mục tiêu cụ thể từ giả thuyết của luận văn đã đặt ra. Từ đó giúp sinh viên tự tin hơn trong phương pháp nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu của mình. Giúp sinh viên sinh viên có kỹ năng trong việc trình bày báo cáo và truyền đạt.
      • Biết được vai trò của điều kiện môi trường, điều kiện canh tác và nhu cầu dinh dưỡng trong sinh trưởng phát triển của cây trồng qua đó giúp việc bố trí cây trồng được hợp lý.
      • Kỹ sư Sinh học ứng dụng sẽ được rèn luyện những kỹ năng về kỹ thuật sinh học và sinh hóa trong phòng thí nghiệm, kỹ thuật nuôi cấy mô, kỹ thuật ly trích và phân tích hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, kỹ năng ứng dụng tin học trong phân tích số liệu và báo cáo khoa học để có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
      • Việc đào tạo kỹ sư sinh học ứng dụng và phát triển đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao về sinh học ứng dụng rất phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi rất đa dạng về nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật. Việc đẩy mạnh ngành học này sẽ góp phần bảo tồn, đa dạng hóa và khai thác tốt nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Sinh học Ứng dụng có kiến thức chuyên sâu về sinh học cơ bản, sinh lý học, tế bào học, sinh học phân tử, hóa học và sinh hóa để đáp ứng cho lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
      • Kỹ sư Sinh học ứng dụng sẽ được rèn luyện phương pháp tự học, độc lập trong nghiên cứu, được trang bị những kỹ năng về kỹ thuật sinh học và sinh hóa trong phòng thí nghiệm, kỹ thuật nuôi cấy mô, kỹ thuật ly trích và phân tích hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống.
      • Các kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp như sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, kỹ năng ứng dụng tin học trong phân tích số liệu và báo cáo khoa học, kỹ năng lập dự án và kiến thức thị trường cũng được rèn luyện để có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet.
      • Làm việc theo nhóm: hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của nhóm; tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm; quy định việc làm của các thành viên trong nhóm, lên chương trình làm việc của nhóm; thực hành làm việc nhóm trên nhiều môn học khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cán bộ kỹ thuật, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Sinh học ứng dụng trong các trường, viện, sở ban ngành, trung tâm, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, công ty,...

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4.5 năm
      Công nghệ thông tin
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Cung cấp cho sinh viên kỹ năng và kiến thức để đảm nhận vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, thăng tiến đến vị trí lãnh đạo, khả hành nghiên cứu hoặc tiếp tục học cao hơn trong lĩnh vực này. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

      • Đào tạo kỹ sư CNTT có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu và các giải pháp về sản phẩm CNTT đương đại;
      • Trang bị các kiến thức nền tảng cơ bản về cơ sở lý thuyết, toán và khoa học được sử dụng trong lĩnh vực CNTT cho sinh viên;
      • Tạo khả năng giải thích và vận dụng kiến thức nền tảng, các giải pháp và sản phẩm CNTT thích hợp đáp ứng nhu cầu của một tổ chức hay cá nhân;
      • Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong Công nghệ thông tin nhằm giúp cho người học có thể tiếp thu được những kiến thức cơ sơ ngành và chuyên ngành, cũng như khả năng nghiên cứu, học nâng cao trình độ.
      • Kiến thức căn bản về nền tảng CNTT, kiến thức về kiến trúc của máy tính, kiến thức về hệ điều hành máy tính, kiến thức về các hệ điều hành thông dụng đương đại giúp cho người học nắm được những nguyên lý cơ bản của một hệ thống máy tính.
      • Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiến thức về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp, kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống giúp cho người học nắm được nguyên lý cơ bản và giải pháp trong các hệ thống thông tin ở các tổ chức và doanh nghiệp.
      • Kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu, về giải thuật, kiến thức về lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng nhằm giúp cho người học có thể hiểu căn bản về lập trình, xây dựng các chương trình máy tính.
      • Kiến thức về Công nghệ phần mềm nhằm giúp cho người học nắm được qui trình xây dựng phần mềm trong công nghiệp công nghệ thông tin.
      • Kiến thức cơ bản về mạng máy tính nhằm giúp cho người học nắm được nguyên lý căn bản của mạng máy tính, mạng của các doanh nghiệp và tổ chức, dịch vụ mạng cũng như kiến thức về mạng Internet.
      • Kiến thức về lập trình tích hợp và kỹ thuật lập trình tích hợp.
      • Kiến thức về quản trị và bảo trì các hệ thống CNTT của một tổ chức hay cá nhân.
      • Kiến thức về nguyên lý an ninh và bảo toàn thông tin.
      • Kiến thức về sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin đương đại.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Vận dụng kiến thức toán học và các khoa học cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực CNTT.
      • Sử dụng máy vi tính phục vụ cho học tập, cho công việc, cũng như cuộc sống hằng ngày; có khả năng xây dựng chương trình ứng dụng tin học căn bản.
      • Quản trị hệ thống CNTT của một tổ chức hay doanh nghiệp.
      • Tư vấn cho các tổ chức và các doanh nghiệp trong việc lựa chọn giải pháp và sản phẩm CNTT phù hợp.
      • Tiên đoán xu hướng phát triển của CNTT để đưa ra quyết định phù hợp cho tổ chức hay doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ và giải pháp cũng như chính sách phát triển CNTT.
      • Lập trình theo những hướng phát triển ứng dụng khác nhau.
      • Quản trị các hệ thống CNTT khác nhau của các tổ chức hay cá nhân.

      Kỹ năng mềm

      • Đạt trình độ Tiếng Anh/Tiếng Pháp tương đương trình độ B1
      • Viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án, và thuyết trình.
      • Làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm làm việc, kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột, sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ cho việc hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá đóng góp của thành viên nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhà tư vấn, giám sát, nhà lãnh đạo lĩnh vực công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân.
      • Lập trình viên, kỹ thuật viên, quản trị viên hệ thống công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân.
      • Cán bộ nghiên cứu, phân tích trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các viện nghiên cứu hay các trường đại học.
      • Giảng viên giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông.

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm
      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu đào tạo và điều kiện nguồn lực của cơ sở đào tạo nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

      Sau khi hoàn thành chương trình này, sinh viên: có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, hiểu biết về pháp luật và các luật về hoạt động kinh tế, có kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội và có khả năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tại các đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành cũng như tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về một số vấn đề liên quan đến nền kinh tế, công tác quản trị, phân tích tài chính, nghiệp vụ kế toán, và hoạt động marketing;
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và khả năng tư duy giải quyết vấn đề;
      • Có kiến thức cơ bản về phân tích thống kê và phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh.
      • Có kiến thức về hoạt động quản trị trong lĩnh vực dịch vụ du lịch;
      • Nắm vững kiến thức tổ chức quản lý và điều hành các bộ phận tại đơn vị thuộc lĩnh vực lữ hành, lưu trú, và nhà hàng;
      • Có kiến thức chuyên ngành để tham gia hoạt động nghiên cứu và phân tích trong lĩnh vực du lịch;
      • Có kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành; và
      • Có kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Phân tích, xây dựng và triển khai chiến lược, chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nói riêng;
      • Quản lý và điều hành các bộ phận tại các đơn vị trong lĩnh vực dịch vụ du dịch và lữ hành; liên quan đến nhân sự, tài chính, marketing, quan hệ khách hàng.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng tư duy hệ thống: phân tích, phán đoán vấn đề một cách logic, có cơ sở, và đề xuất các phương án giải quyết vấn đề.
      • Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp tốt, có năng lực giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và có khả năng thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, phát triển và lãnh đạo nhóm; phối hợp giữa các nhóm chuyên môn khác nhau.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: cập nhật, phân tích và suy đoán các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dich vụ du lịch và lữ hành trong nước và thế giới.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp và giải quyết công việc bằng ngoại ngữ (Anh, Pháp) với trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ B; có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và ứng dụng các phần mềm tin học quản lý trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên tại các Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch: sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các trung tâm trên phụ trách các hoạt động liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư thương mại du lịch cho địa phương nói chung và các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và thương mại du lịch nói riêng.
      • Nhân viên, giám sát, quản lý tại các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng, lữ hành, và giải trí.
      • Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, viện trường có hoạt động nghiên cứu và đào tạo liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      Quản trị kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế nhằm trang bị cho những nhà quản trị tương lai một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể điều hành/quản trị các doanh nghiệp. Sinh viên sẽ có được những kỹ năng cần thiết trong việc tích hợp kiến thức nền tảng về quản trị, marketing, kế toán và tài chính để hình thành nên các chiến lược khả thi giúp cho các công ty/doanh nghiệp dễ dàng đạt được những mục tiêu hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có:

      • Bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết các chuẩn mực đạo đức kinh doanh; có trách nhiệm đối với xã hội;
      • Thể lực và tinh thần mạnh mẽ để hoạt động tốt trong môi trường làm việc áp lực;
      • Hiểu biết và có khả năng vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết các vấn đề trong quản trị kinh doanh với tư duy chiến lược và sáng tạo;
      • Hình thành và phát triển những kỹ năng lãnh đạo, quản trị và điều hành các công ty/doanh nghiệp;
      • Phát triển được kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc liên tục thay đổi.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về các nguyên lý kinh tế được vận dụng trong việc phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế tầm vĩ mô và vi mô;
      • Có kiến thức cơ bản về kế toán, tài chính – tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các môn chuyên ngành quản trị kinh doanh;
      • Có kiến thức cơ bản về quản trị và điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường;
      • Có kiến thức về cách sử dụng các công cụ thích hợp dùng để phục vụ cho nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh thực tiễn phù hợp với điều kiện môi trường cụ thể.
      • Có kiến thức về việc phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng các mục tiêu KD, và hoạch định, triển khai và kiểm soát quá trình thực thi chiến lược KD;
      • Có kiến thức về môi trường KD quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo;
      • Có kiến thức về công tác tuyển chọn, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp;
      • Có kiến thức về lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
      • Có kiến thức về tâm lý quản lý và nghệ thuật lãnh đạo.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng kỹ thuật: hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ;
      • Có kỹ năng nhân sự: điều khiển cấp dưới, động viên, khích lệ nhân viên;
      • Có kỹ năng xử lý thông tin và năng lực tư duy: phân tích vấn đề và ra quyết định, tư duy hệ thống, phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp, và xử lý thông tin;
      • Có kỹ năng về truyền thông: gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: xây dựng, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm;
      • Kỹ năng giao tiếp: hình thành chiến lược giao tiếp, tổ chức giao tiếp, sử dụng các phương tiện giao tiếp hiệu quả, và biết phương pháp thuyết trình và thu hút trong giao tiếp;
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý;
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình;
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng tiếng Anh, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và một số phần mềm xử lý dữ liệu thống kê; sử dụng thành thạo internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên/Trưởng, Phó phòng chức năng trong các công ty/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;
      • Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân;
      • Nghiên cứu viên, giảng viên ngành quản trị kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh.

      Phát triển nông thôn

      Phát triển nông thôn
      4 năm
      Phát triển nông thôn
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn (PTNT) đào tạo kỹ sư PTNT nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn cả về nghiên cứu, quản lý và chuyển giao khoa học kỹ thuật, góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
      • Chương trình đào tạo trang bị cho người học kiến thức cơ bản về nguyên lý phát triển nông thôn; kiến thức chuyên sâu, kỹ năng và ứng dụng trong tổ chức sản xuất, quản lý, kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn.
      • Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, quản lý nhà nước và chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn các cấp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Các lý thuyết, các nguyên lý về hệ thống, kinh tế, xã hội, chính sách phát triển, kiến thức cơ bản về quản lý như lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát. Phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích dữ liệu.
      • Có kiến thức về nguyên lý phát triển và các quy luật biến đổi về lãnh vực kinh tế, xã hội trong nông nghiệp nông thôn từ đó xác định được định hướng, chiến lược phát triển;
      • Có kiến thức về pháp luật và chính sách của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
      • Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu, sử dụng các công cụ trong tiếp cận, đánh giá, quản lý các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.
      • Kinh tế phát triển nông thôn, kinh tế sản xuất, kinh tế tài nguyên-môi trường, chính sách nông nghiệp, quản lý dự án phát triển;
      • Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản;
      • Có năng lực sử dụng các phần mềm hỗ trợ quyết định trong PTNT.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Phân tích chính sách nông nghiệp, xây dựng kế hoạch, vận hành và kiểm soát các hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn;
      • Tổ chức và quản lý các loại hình sản xuất trong cộng đồng nông thôn;
      • Truyền đạt thông tin, chẩn đoán, sắp xếp các nhu cầu ưu tiên trong quy hoạch phát triển;
      • Hoạch định, tư vấn, tổ chức phát triển nông thôn ở cấp cộng đồng làng xã, huyện, tỉnh và vùng;
      • Chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên các địa bàn sinh thái khác nhau;
      • Dự báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội, nông nghiệp và nông thôn; tổ chức thưc hiện các chương trình, dự án phát triển có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững;
      • Nghiên cứu tìm ra các giải pháp tác động vào cộng đồng góp phần nâng cao đời sống và phát triển năng lực của cộng đồng ở nông thôn;

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm, cộng đồng, phương pháp làm việc khoa học và độc lập; kỹ năng nghiên cứu, viết và trình bày báo cáo khoa học.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hôị nghề nghiệp

      Người tốt nghiệp chuyên ngành Phát triển Nông thôn có khả năng và cơ hội làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, quản lý nhà nước và chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn các cấp.

      Thông tin - thư viện

      Quản lý thông tin
      4 năm
      Quản lý thông tin
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Thông tin học đào tạo cử nhân khoa học thư viện - thông tin:

      • Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp, có năng lực giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
      • Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vào thực tiễn một cách chủ động và sáng tạo, biết cách tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật mới; có thể học tiếp chương trình đào tạo sau đại học theo chuyên ngành đã đào tạo hoặc các ngành liên quan.
      • Sinh viên tốt nghiệp có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực thư viện - thông tin học hoặc đảm nhận công việc trong các thư viện, cơ quan thông tin, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, đào tạo và các tổ chức khác có liên quan đến công tác thông tin tư liệu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức về Thông tin: Cung cấp những kiến thức về lý luận và phương pháp xác định, đánh giá, tổ chức và quản lý các nguồn lực thông tin.
      • Kiến thức về Thư viện: Cung cấp những môn học về phương pháp phân loại, mô tả, bảo quản các loại hình tài liệu và những kỹ năng nghiên cứu, tổ chức và quản lý các hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện
      • Kiến thức về CNTT: Cung cấp những kiến thức cơ bản về lập trình, tạo lập và quản lý cơ sở dữ liệu, thiết kế web, sử dụng công nghệ mạng máy tính và kỹ năng ứng dụng các công nghệ hiện đại để tra cứu, quản lý, chuyển đổi dạng các loại hình tài liệu từ truyền thống đến hiện đại.
      • Kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý các cơ quan thông tin, thư viện
      • Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thông tin và thư viện như các dịch vụ thông tin, tổ chức thông tin, phát triển vốn tài liệu, cũng như có kiến thức về chính sách thông tin, siêu dữ liệu và siêu dữ liệu ứng dụng;
      • Có kiến thức chuyên sâu về ứng dụng CNTT trong thư viện như các hệ thống quản lý thư viện tích hợp, quản lý nguồn tài liệu số, an toàn và bảo mật thông tin, tạo lập cơ sở dữ liệu; ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở;
      • Có kiến thức chuyên sâu về tổ chức và quản lý các cơ quan thông tin, thư viện.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Biết cách xác định và đánh giá giá trị các nguồn tài nguyên thông tin truyền thống và trực tuyến;
      • Ứng dụng nhiều kỹ thuật khai thác các nhu cầu tin của người dùng tin và trên cơ sở đó tư vấn, đào tạo hoặc hỗ trợ tìm kiếm thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu tin của từng đối tượng bạn đọc;
      • Sử dụng thành thạo các chuẩn quốc tế (AACR2, DDC, LCSH, DUBLIN CODE, MARC21…) về biên mục mô tả nội dung và hình thức của các loại hình tài liệu đang có trên thị trường để xây dựng các CSDL thư mục và toàn văn về tài liệu phục vụ cho việc tra cứu thông tin và chia sẻ dữ liệu thư mục với các tổ chức thông tin thư viện trong và ngoài nước;
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm mã nguồn mở để xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số; thiết kế website để giới thiệu và khai thác thông tin cho các cơ quan TT-TV; phân tích và đánh giá được cấu trúc của hệ thống thông tin thư viện để có thể quản trị được hệ thống thư viện tích hợp; ứng dụng các công nghệ web vào các công việc chuyên môn;

      Kỹ năng mềm

      • Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Trình độ công nghệ thông tin: sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet ; thành thạo máy tính, đặc biệt là các phần mềm thư viện điện tử, phân tích hệ thống, phần mềm nguồn mở …
      • Có kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp nói và viết; và kỹ năng học tập suốt đời
      • Có kỹ năng giao tiếp tốt và hiệu quả trong các tình huống.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp cử nhân Thông tin học có thể:

      • Là chuyên gia tìm kiếm và phân tích thông tin;
      • Trực tiếp tham gia giới thiệu, tư vấn và triển khai cài đặt cho khách hàng các sản phẩm phần mềm quản trị thông tin – thư viện.
      • Làm việc ở: trung tâm thông tin các Bộ, ngành; các cơ quan thông tin – thư viện; các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng tin học, phần mềm; phòng tin học, phòng mạng máy tính, phòng xây dựng cơ sở dữ liệu tại các cơ quan thông tin – thư viện; và các trường học có đào tạo Thông tin – thư viện.

      Tài chính - ngân hàng

      Tài chính Ngân hàng
      4 năm
      Tài chính Ngân hàng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đôi tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình cử nhân Tài chính ngân hàng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành ngân hàng và những kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Tài chính ngân hàng, sinh viên đạt được:

      • Phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức các nhân và có trách nhiệm đối với xã hội;
      • Kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;
      • Năng lực tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính khác như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các quỹ đầu tư tài chính, và dự án đầu tư;
      • Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp trong nhóm cũng như làm việc độc lập trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế;
      • Có khả năng phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết những những nguyên lý kinh tế để phân tích và giải thích được các hiện tượng kinh tế; nắm bắt và am hiểu luật cũng như các chính sách tài chính, tiền tệ và các chính sách liên quan đến các hoạt động kinh doanh;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, toán ứng dụng trong kinh doanh, và các công cụ phân tích định lượng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
      • Có kiến thức một cách hệ thống trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, và các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng;
      • Kiến thức về nguyên lý hoạt động kinh doanh trong ngân hàng và các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.
      • Kiến thức về cách thức quản trị hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong môi trường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
      • Hiểu biết và nhận diện rủi ro trong hoạt động tài chính doanh nghiệp.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Vận dụng đúng quy định pháp luật để giải quyết các vấn đề kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng;
      • Thực hiện và giám sát các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay trong ngân hàng;
      • Xây dựng quan hệ với khách hàng;
      • Thu thập, phân tích, và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng;
      • Phân tích, giám sát và quản lý hoạt động ngân hang;
      • Tự nghiên học hỏi và cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp, phỏng vấn, thuyết trình;
      • Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
      • Phát hiện và giải quyết vấn đề;
      • Tư duy sáng tạo trong công việc;
      • Nhận biết sự tương tác giữa các vấn đề kinh tế - xã hội;
      • Sắp xếp các vấn đề theo thứ tự ưu tiên để giải quyết vấn đề linh động;
      • Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và ra các quyết định;
      • Sử dụng thành thạo ngoại ngữ để phục vụ cho giải quyết công việc và nghiên cứu chuyên môn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên ngân hàng làm việc ở các vị trí giao dịch, kiểm soát, kế toán, chuyên viên tín dụng, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên kinh doanh ngoại hối, chuyên viên tư vấn đầu tư tài chính tại các ngân hàng thương mại.
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính;
      • Tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh để tạo lập doanh nghiệp cho bản thân;
      • Nghiên cứu viên và giảng viên làm việc tại các Viện nghiên cứu về kinh tế – xã hội, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, và các đơn vị nghiên cứu.

      Kinh doanh thương mại

      Kinh doanh thương mại
      4 năm
      Kinh doanh thương mại
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh thương mại được xây dựng nhằm giúp sinh viên lĩnh hội được nền tảng kiến thức sâu rộng để có đủ năng lực điều hành/quản trị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Sinh viên sẽ có được khả năng tổng hợp các kiến thức về quản trị kinh doanh thương mại để vận hành hiệu quả các doanh nghiệp thương mại trong môi trường toàn cầu hóa. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Kinh doanh thương mại, sinh viên đạt được:

      • Bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết các chuẩn mực đạo đức kinh doanh; có trách nhiệm đối với xã hội;
      • Thể lực và tinh thần mạnh mẽ để hoạt động tốt trong môi trường làm việc áp lực;
      • Hiểu biết và có khả năng vận dụng các kiến thức đã tiếp thu vào việc đề xuất các giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề về thương mại/kinh doanh;
      • Hình thành và phát triển những kỹ năng lãnh đạo, quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh trong các công ty nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng;
      • Phát triển được kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc liên tục thay đổi.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết những nguyên lý kinh tế để phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế tầm vĩ mô và vi mô.
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định tính và định lượng trong lĩnh vực kinh doanh/thương mại;
      • Có kiến thức cơ bản về quản trị và vận hành các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; hiểu biết về hành vi tổ chức và quản trị sự thay đổi;
      • Có kiến thức cơ bản về luật thương mại, kế toán, tài chính và marketing làm nền tảng cho việc quản trị các doanh nghiệp thương mại.
      • Có kiến thức chuyên sâu về các hoạt động trong công ty/doanh nghiệp thương mại như hoạch định, tổ chức, quản trị nhân sự, quản trị bán hàng, quản trị thương hiệu, quản trị kế toán – tài chính, xây dựng chuỗi cung ứng, thương mại điện tử;
      • Hiểu biết về kỹ thuật/nghiệp vụ như nghiệp vụ ngoại thương, kỹ thuật đàm phán, mua bán; dự trữ, xúc tiến thương mại, chăm sóc khách hàng trong các doanh nghiệp thương mại.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề trong điều kiện thiếu thông tin và/hoặc trong điều kiện rủi ro/không chắc chắn;
      • Phân tích và tổng hợp vấn đề và ra quyết định kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại;
      • Vận dụng kỹ năng định lượng/toán học trong nghiên cứu, khám phá và giải quyết các vấn đề kinh tế/kinh doanh.
      • Phân tích, xây dựng, triển khai thực hiện và kiểm soát các chiến lược, chính sách kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại;
      • Điều hành và/hoặc phối hợp các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thương mại bao gồm nhân sự, tài chính, marketing, cung ứng;
      • Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, nghiên cứu thị trường và đề xuất các chính sách marketing trong doanh nghiệp thương mại;
      • Xây dựng và thực thi các chính sách thương mại như đàm phán, mua bán, dự trữ, chăm sóc khách hàng trong các doanh nghiệp thương mại;
      • Vận dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng hệ thống thông tin trong doanh nghiệp thương mại và phát triển thương mại điện tử.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: xây dựng, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm;
      • Kỹ năng giao tiếp: hình thành chiến lược giao tiếp, tổ chức giao tiếp, sử dụng các phương tiện giao tiếp hiệu quả, và biết phương pháp thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng tiếng Anh, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và một số phần mềm xử lý dữ liệu thống kê; sử dụng thành thạo internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên/trưởng phòng kinh doanh trong các công ty sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu.
      • Quản lý và giám sát bán hàng trong các doanh nghiệp.
      • Quản trị viên/tổng quản trị các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thương mại, siêu thị.
      • Chuyên viên sở công thương, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, trung tâm xúc tiến thương mại.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu về lĩnh vực thương mại/kinh doanh.

      Công nghệ sau thu hoạch

      Công nghệ sau thu hoạch
      4 năm
      Công nghệ sau thu hoạch
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch nhằm đào tạo kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch:

      • Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có lòng yêu nước, yêu ngành yêu nghề, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong bảo quản chế biến nông sản. Có trình độ chuyên môn để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, khu vực ĐBSCL và cả nước.
      • Được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng tự nghiên cứu, xây dựng, tổ chức và thực hiện công nghệ chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm.
      • Người học có khả năng phân tích và đánh giá các hao hụt sau thu hoạch, đưa ra các biện pháp tối ưu giảm tổn thất trong bảo quản nông sản, có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới từ các nông sản, chế biến ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, chủ động và thích ứng tốt trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của cả nước nói chung và ở ĐBSCL nói riêng.
      • Có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo có liên quan đến chế biến và bảo quản sau thu hoạch; và có khả năng làm việc ở tất cả các đơn vị sản xuất, siêu thị. Ngoài ra, kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch còn khả năng tự kinh doanh chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm, cơ sở thu mua và bảo quản thủy hải sản và rau quả ở các chợ đầu mối.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức về thống kê, các quá trình thiết bị trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về tối ưu hóa, tính toán hệ thống kho bảo quản, dụng cụ đo và máy thiết bị thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản tính chất vật lý, hóa học, sinh hóa, sinh lý và vi sinh liên quan biến đổi chất lượng thủy sản, súc sản, ngũ cốc và rau quả trong chuổi giá trị sau thu hoạch nông sản thực phẩm.
      • Trang bị các kiến thức chuyên môn về công nghệ bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm (thủy sản, súc sản, ngũ cốc và rau quả), phương pháp đánh giá chất lượng và dinh dưỡng thực phẩm, quản lý chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
      • Chương trình còn trang bị kiến thức cho sinh viên về trách nhiệm với môi trường, ảnh hưởng của môi trường đến an ninh và an toàn lương thực thực phẩm, quản lý và tận dung các phụ phẩm trong chế biến nông sản thực phẩm.
      • Sinh viên được học về chuổi giá trị của thực phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm giúp sinh viên có khả năng đa dạng sản phẩm từ nông sản, nâng cao giá trị nông sản thực phẩm và cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của thị trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng phân tích và đánh giá chất lượng (vi sinh, hóa học), dinh dưỡng và giá trị cảm quan của thực phẩm. Có khả năng hạn chế hao hụt và hư hỏng trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm. Có khả năng kiểm soát và quản lý chất lượng nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, HACCP, GAP, GMP).
      • Có khả năng tính toán và tối ưu hóa quá trình bảo quản và chế biến từ đó thiết kế thiết bị trong bảo quản và chế biến thực phẩm.
      • Có khả phân tích và đánh giá một cách hệ thống các công nghệ sau thu hoạch (thu hoạch, sấy, vận chuyển, chế biến và bảo quản) từ đó đề ra phương pháp bảo quản tốt nhất. Có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới vừa đảm bảo chất lượng cao vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
      • Thực hiện được việc thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và thống kê các dữ liệu có liên quan đến hoạt động giám sát và phát triển sản phẩm thực phẩm. Lựa chọn công nghệ và thiết bị thu hoạch, bảo quản và chế biến phù hợp.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt trong giao tiếp và chuyên môn; có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và tin học chuyên môn để tính toán các quá trình chế biến và bảo quản;
      • Có kỹ năng giao tiếp tốt: báo cáo seminar và tình huống; thực hiện được bài thuyết trình bằng điện tử, giao tiếp điện tử khác nhau (thư điện tử, trang web, hội thảo online).
      • Có khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả: tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm; giải thích các mục tiêu, nhu cầu, và đặc tính công việc;

      Cơ hội nghề nghiệp

      Kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch làm tốt nhiệm vụ là nhân viên phòng quản lý chất lượng, phòng kỹ trong các công ty/doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản, thủy sản, súc sản, lương thực, thực phẩm; có thể làm công chức, viên chức ở các cơ quan quản lý nhà nước (sở Nông nghiệp, sở Công thương, Sở Khoa học Công nghệ, trung tâm y tế dự phòng của các tỉnh thành); có thể làm nhà nghiên cứu ở cơ quan nghiên cứu khoa học và có thể làm giảng viên ở các cơ sở đào tạo có liên quan đến kinh doanh nông nghiệp. Kỹ sư có khả năng làm chủ cơ sở chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm, cơ sở thu mua và kinh doanh rau quả, thủy hải sản.

      Kỹ thuật tài nguyên nước

      Kỹ thuật Tài nguyên nước
      4 năm
      Kỹ thuật Tài nguyên nước
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khỏe, có khả năng làm việc theo nhóm và những nhóm liên ngành, có đủ trình độ, và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

      Trang bị cho sinh viên kiến thức và phương pháp cơ bản và nâng cao để đánh giá, quản lý, quy hoạch, và giám sát thiết kế/ xây dựng các dự án về nguồn tài nguyên nước. Cụ thể bao gồm các lĩnh vực:

      • Đánh giá hiện trạng và dự báo sự thay đổi của nguồn tài nguyên nước mặt và nước dưới đất phục vụ cho công tác quản lý và qui hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới tác động của sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội ở ĐBSCL cũng như dưới tác động của biến đổi khí hậu.
      • Thực hiện công tác quan trắc và đánh giá chất lượng nước cũng như đánh giá tác động môi trường liên quan đến nguồn tài nguyên nước.
      • Đánh giá tính hiệu quả cũng như đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống cấp – thoát nước ở đô thị và nông thôn.
      • Giám sát thiết kế và thi công một số công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
      • Đánh giá và qui hoạch nguồn tài nguyên nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nguồn tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức khoa học cơ bản có liên quan đến kỹ thuật tài nguyên nước như: Cơ học chất lỏng/kỹ thuật, địa kỹ thuật, vẽ kỹ thuật, trắc địa, hóa kỹ thuật môi trường...
      • Kiến thức về chu trình nước trong tự nhiên cũng như tác động của sự thay đổi của nguồn tài nguyên nước lên hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
      • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy hệ thống nhằm hỗ trợ cho việc học các môn chuyên sâu về sau.
      • Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành như mô hình toán ứng dụng, kỹ thuật cấp thoát nước trong đô thị, thủy văn công trình, cũng như những vấn đề liên quan đến kinh tế và qui hoạch nguồn tài nguyên nước. Bên cạnh đó, ở khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên cũng có cơ hội để chọn 1 trong 2 hướng học tập và nghiên cứu khác nhau nhằm đảm bảo tính chuyên sâu trong từng lĩnh vực chuyên môn.

      Kỹ thuật tài nguyên nước

      • Kiến thức về động thái thủy lực và lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường nước và động thái hình thái sông dưới tác động của các điều kiện môi trường xung quanh;
      • Kiến thức về thiết kế hệ thống các công trình thủy lợi cũng được cung cấp nhằm hỗ trợ cho sinh viên có được kỹ năng có thể đánh giá và giám sát thi công một số công trình thủy lợi có liên quan.

      Quản lý tổng hợp và bảo tồn nguồn tài nguyên nước

      • Kiến thức về một số ứng dụng của công nghệ thông tin (như hệ thống thông tin địa lý, viễn thám và mô hình hóa Môi trường) nhằm nâng cao khả năng quản lý nguồn tài nguyên nước.
      • Kiến thức về bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước cũng được cung cấp với các phương pháp tiếp cận khác nhau (như tiếp cận theo các cấp quản lý khác nhau: cấp lưu vực và cấp cộng đồng).
      • Kiến thức về công tác quản lý và quản trị nguồn tài nguyên nước, bao gồm cả nguồn tài nguyên nước mặt và nước dưới đất.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Kỹ năng cứng Nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý TN&MT.
      • Sử dụng các thiết bị hiện đại cũng như các công cụ trợ giúp có liên quan.
      • Sử dụng thành thạo các công cụ tin học chuyên ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và quản lý tài nguyên nước.
      • Vận dụng các kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và kiến thức về khoa học xã hội để giải quyết hiệu quả các vấn đề chuyên ngành.
      • Phân tích và viết các báo cáo nghiên cứu về công tác quản lý tài nguyên nước cũng như công tác giám sát thi công một số công trình thủy lợi cơ bản.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet
      • Giao tiếp tốt trong lĩnh vực chuyên môn (lập luận, thuyết trình).
      • Phân tích hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng tổ chức.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên kỹ thuật tại các công ty tư vấn, giám sát, quy hoạch và quản lý hệ thống công trình và các hạng mục công trình tài nguyên nước;
      • Nhân viên kỹ thuật tại các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;
      • Nhân viên kỹ thuật tại các công ty Cấp thoát nước, công ty Công trình đô thị và Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn.
      • Chuyên viên thuộc Sở/ Phòng Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành;
      • Chuyên viên thuộc Sở/ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của các tỉnh/ thành/ huyện;

      Công nghệ kỹ thuật hóa học

      Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
      4.5 năm
      Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư công nghệ hóa học có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có sức khỏe tốt để phục vụ công tác chuyên môn, có chuyên môn phù hợp với sự đam mê cá nhân và sự phát triển của đất nước. Đào tạo kỹ sư công nghệ hóa học có khả năng:

      • Tính toán, thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa và bảo trì các thiết bị công nghệ hoá học. Thiết bị công nghệ hóa học thuộc các quá trình cơ bản của công nghệ hóa học: cơ học lưu chất và vật liệu rời, truyền nhiệt, truyền khối, kỹ thuật phản ứng.
      • Hiểu và ứng dụng các vấn đề về công nghệ hóa học, hóa học vào các lĩnh vực chuyên ngành hẹp như vật liệu polymer & composite; công nghệ trích ly, chiết tách chất; hoá hương liệu mỹ phẩm; kỹ thuật nhuộm in; chất kích thích và bảo vệ thực vật; kỹ thuật gốm sứ và vật liệu ceramic; công nghệ điện hoá và chống ăn mòn kim loại; phân tích hóa học; kỹ thuật môi trường ...
      • Quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, công ty hoạt động liên quan đến vấn đề hóa học và công nghệ hóa học.
      • Giao tiếp chuyên môn và xã hội, làm việc nhóm, tự học và nghiên cứu để nâng cao kiến thức (chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,...), trao dồi các kỹ năng phục vụ nghề nghiệp.
      • Tham gia nghiên cứu, giảng dạy (Trường cao đẳng và đại học, viện nghiên cứu...) và làm việc (ở các công ty, nhà máy, phân xưởng,... liên quan đến công nghệ hóa học, hóa học, môi trường)

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về khoa học chính trị, xã hội và nhân văn, pháp luật, đạo đức, rèn luyện thể chất và an ninh quốc phòng; (ABET-l)
      • Có kiến thức toán học, vật lý và khoa học vào các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ hóa học; (ABET-a)
      • Có kiến thức về các vấn đề đương đại; (ABET-j)
      • Có kiến thức cơ sở về công nghệ hóa học vào các vấn chuyên ngành công nghệ hóa học; (ABET-a)
      • Có kiến thức đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật lên xã hội trong bối cảnh toàn cầu; (ABET-h)
      • Biết phân tích, thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình trong lĩnh vực công nghệ hóa học đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các điều kiện ràng buộc trong thực tế; (ABET-c)

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Biết thiết kế và tiến hành thí nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực công nghệ hóa học; (ABET-b)
      • Biết sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật; (ABET-k)

      Kỹ năng mềm

      • Hoạt động hiệu quả trong các nhóm kỹ thuật để hoàn thành một mục đích chung; (ABET-d)
      • Biết xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ hóa học; (ABET-e)
      • Biết đọc, viết và trình bày các vấn đề kỹ thuật bằng tiếng Việt và tiếng Anh; (ABET-g)

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ nghiên cứu: nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực Công nghệ hóa học ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, nghề.
      • Cán bộ vận hành: tính toán, thiết kế, vận hành sửa chữa, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ hóa học, vật liệu và môi trường ở các nhà máy, công ty, xí nghiệp,...
      • Cán bộ quản lý: khai thác vận hành và triển khai các dự án Công nghệ hóa học ở các cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học.

      Công nghệ chế biến thủy sản

      Công nghệ chế biến thủy sản
      4 năm
      Công nghệ chế biến thủy sản
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản có trình độ đại học có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có kiến thức cơ bản vững vàng, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn về kỹ thuật phân tích, bảo quản và chế biến thủy sản.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản có thể đảm nhận việc giám sát, điều hành, quản lý trong các cơ quan quản lý về chế biến thủy sản, cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chế biến thủy sản; các dự án chế biến thủy sản trong nước và quốc tế; các doanh nghiệp/cơ sở chế biến thủy sản; tự tổ chức sản xuất và kinh doanh chế biến thủy sản.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Có kiến thức cơ sở ngành vững chắc về:

      • Hóa sinh học thực phẩm thủy sản;
      • Phân tích thực phẩm thủy sản;
      • Nguyên lý và thiết bị trong chế biến thực phẩm thủy sản;
      • Thống kê và phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

      Có kiến thức sâu về chuyên môn:

      • Thiết bị và qui trình chế biến thủy sản lạnh đông và chế biến thủy sản đồ hộp;
      • Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản truyền thống và sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng;
      • Vệ sinh và an toàn thực phẩm thủy sản;
      • Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn thương mại;
      • Kinh doanh trong chế biến thủy sản.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thành thạo kỹ năng về công nghệ chế biến các sản phẩm thủy sản lạnh đông và thủy sản đồ hộp;
      • Thành thạo kỹ năng chế biến các sản phẩm thủy sản truyền thống và sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng;
      • Thành thạo kỹ năng vận hành dây chuyền sản xuất trong nhà máy chế biến thủy sản.
      • Thành thạo kỹ năng đánh giá chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm thủy sản.
      • Xây dựng đề cương dự án, triển khai các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học; biết cách viết báo cáo.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
      • Phát triển kỹ năng giao tiếp như trao đổi, chia sẻ, hợp tác với thành viên khác; duy trì quan hệ với đối tác; sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông khi làm việc với cộng đồng.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các cơ quan quản lý về chế biến thủy sản,
      • Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chế biến thủy sản; các dự án chế biến thủy sản trong nước và quốc tế;
      • Các doanh nghiệp/cơ sở chế biến thủy sản;
      • Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh chế biến thủy sản.

      Kỹ thuật điện tử - viễn thông

      Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
      4 năm
      Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đôi tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Kỹ thuật Điện tử Viễn thông đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt sẳn sàng làm việc trong các cơ sở giáo dục, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành điện tử, viễn thông, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước. Các mục tiêu cụ thể như sau:

      • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản chuyên ngành trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, cần thiết cho nghề nghiệp hoặc phục vụ cho việc học ở bậc cao hơn. Kiến thức được xây dựng trên các nguyên lý khoa học, lập luận phân tích chặt chẽ và kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên.
      • Cung cấp các kiến thức nền tảng rộng, có thể áp dụng vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và điện tử nói chung.., là điều kiện cần thiết để sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu.
      • Phát triển các kỹ năng giúp cho sinh viên có khả năng: giao tiếp, làm việc trong nhóm, giải quyết vấn đề. Rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp; sẳn sàng làm việc trong môi trường hiện đại, phức tạp và học tập suốt đời.
      • Rèn luyện kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu biết về khoa học chính trị và Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có hiểu biết về pháp luật và đạo đức; có kiến thức về rèn luyện thể chất và kiến thức về quốc phòng để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và có thể học tập ở trình độ cao hơn thuộc khối ngành kỹ thuật;
      • Có trình độ tin học tương đương trình độ A;
      • Có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ A;
      • Nắm vững các kiến thức cơ sở về lĩnh vực Điện tử và kiến thức chuyên sâu về Viễn thông.

      Về kỹ năng

      • Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
      • Khả năng thiết kế hệ thống, thành phần hay toàn bộ, thiết bị điện tử-viễn thông (phần cứng, phần mềm).
      • Có khả năng giao tiếp hiệu quả như khả năng tiếp cận, tra cứu, phân tích thông tin; kỹ năng viết báo cáo, trình bày, diễn đạt ý tưởng; khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập;
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng chuyên ngành Điện tử Viễn thông;
      • Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài;
      • Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực điện tử, viễn thông/truyền thông ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, nghề.
      • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử ứng dụng, viễn thông/truyền thông ở các công ty, xí nghiệp, …
      • Kỹ sư khai thác vận hành, triển khai và quản lý các dự án điện tử, công nghệ viễn thông ở các cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học.

      Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

      Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
      4 năm
      Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên và môi trường theo định hướng chuyên nghiệp.

      Sau khi học xong chương trình, người học: có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, sức khỏe tốt, và có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức căn bản về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; có khả năng phân tích kinh tế các giá trị tài nguyên thiên nhiên, các dự án về tài nguyên và môi trường, các chính sách môi trường và quản lý tài nguyên ở các cấp khác nhau, các chính sách thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; và phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức căn bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp; nguyên tắc ứng xử của các cá nhân, tổ chức và xã hội về các hành vi liên quan đến quản lý và khai thác tài nguyên và hàng hóa công cộng.
      • Có kiến thức căn bản về thống kê, toán, và các công cụ phân tích định lượng trong lĩnh vực kinh tế.
      • Có kiến thức căn bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, marketing, quản trị tài chính;
      • Có kiến thức căn bản về sinh thái học và hệ sinh thái.
      • Có kiến thức căn bản về kinh tế môi trường, phát triển bền vững và kinh tế tài nguyên.
      • Có kiến thức về ô nhiễm tối ưu nhằm xác định mục tiêu chất lượng môi trường đạt tối ưu xã hội.
      • Có kiến thức về sử dụng tối ưu các nguồn lực như dầu mỏ, khoáng sản, các nguồn năng lượng tái tạo, đất, nước, tài nguyên rừng, khai thác và nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp.
      • Có kiến thức về phân tích lợi ích và chi phí và các phương pháp định giá tài nguyên và môi trường nhằm phân tích và đánh giá tác động kinh tế và môi trường của các dự án, chính sách hay vấn đề cụ thể về ô nhiễm và sức khỏe, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên và dự đoán khả năng xảy ra trong tương lai và định hướng các chiến lược mang tính dài hạn.
      • Có kiến thức để xây dựng chính sách ở các cấp về quản lý tài nguyên và môi trường như quyền sở hữu, tiêu chuẩn, thuế, phí, giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng, nguyên tắc đặt cọc – hoàn trả, ký quỹ môi trường, trợ cấp ngành giảm ô nhiễm môi trường hay khai thác và sử dụng tài nguyên.
      • Có kiến thức về kế toán môi trường, kết hợp thông tin kinh tế và môi trường ở các mức độ từ cấp dự án, chính sách hay kế toán quốc gia cụ thể như xác định các nguồn lực đang sử dụng, đo lường và thông tin về chí phí của dự án, chính sách hay tác động kinh tế quốc gia đến môi trường.
      • Có kiến thức về mối quan hệ giữa kinh tế và thương mại, các nguyên tắc, ký kết song phương và đa phương các vấn đề về thương mại có liên quan đến môi trường và các vấn đề môi trường có liên quan đến thương mại.
      • Có kiến thức về biến đổi khí hậu, kinh tế biến đổi khí hậu nhằm đánh giá kinh tế các biện pháp hay chính sách thích ứng và giảm thiểu của biến đổi khí hậu.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:
      • Tiếp cận các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
      • Vận dụng quy định luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và tài nguyên môi trường; và
      • Ứng dụng khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kinh tế căn bản.
      • Thực hiện các công việc như xây dựng, đánh giá, thẩm định, quản lý và thực hiện các dự án, về cải tạo môi trường và khai thác tài nguyên, quản lý nhà nước về môi trường và tài nguyên;
      • Thực hiện phân tích lợi ích và chi phí và định giá các tài nguyên và môi trường và phân tích kinh tế các chính sách thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu;
      • Tính toán và đề xuất chính sách môi trường tối ưu xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực;
      • Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kinh tế và môi trường, thực hiện tính toán kế toán môi trường quốc gia và toàn cầu; kỹ năng phân tích chính sách doanh nghiệp, kỹ năng giám sát; kỹ năng quản lý tài chính trong doanh nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm; và có khả năng làm việc chuyên môn trong nhóm.
      • Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, có năng lực giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và có khả năng thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: có khả năng suy xét, tư duy sáng tạo; có khả năng nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; có khả năng đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; có khả năng tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ tương đương với trình độ B, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Winword, Excel, Power Point) tương đương trình độ A và một số phần mềm về tài nguyên và môi trường; sử dụng thành thạo internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân ngành kinh tế tài nguyên có thể làm việc ở các tổ chức liên quan đến tài nguyên môi trường và tài chính (xây dựng chính sách, thuế, phí ô nhiễm và khai thác tài nguyên), kế hoạch và đầu tư (xây dựng, đánh giá, thẩm định, quản lý và thực hiện dự án về cải tạo môi trường và khai thác tài nguyên, quản lý nhà nước về môi trường và tài nguyên). Cụ thể:

      • Nhân viên/Quản lý: đảm nhiệm công tác tư vấn, quản lý, phân tích các vấn đề về môi trường tại các công ty tư vấn, các doanh nghiệp khai thác và kinh doanh tài nguyên và cải thiện ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
      • Chuyên viên/Quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước, sở ban ngành có liên quan đến kinh tế tài nguyên, quản lý tài nguyên thiên nhiên, như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...
      • Nghiên cứu viên và giảng viên: nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kinh tế tài nguyên và kinh tế môi trường.
      • Chuyên viên/Quản lý tại các dự án của chính phủ và phi chính phủ về quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

      Quản lý tài nguyên và môi trường

      Quản lý tài nguyên và môi trường
      4 năm
      Quản lý tài nguyên và môi trường
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khỏe, có khả năng làm việc tập thể, có đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

      Trang bị cho sinh viên kiến thức và phương pháp để nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, thực hiện dự án về tài nguyên và môi trường. Cụ thể gồm các lĩnh vực:

      • Xây dựng và thực hiện dự án bảo tồn đa dạng sinh học.
      • Đánh giá chất lượng môi trường.
      • Quản lý và xử lý nước thải, rác thải đô thị, nông thôn,…
      • Đánh giá tác động môi trường.
      • Quy hoạch sử dụng tài nguyên bền vững.
      • Quản lý và khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường,...

      Chuẩn đầu ra

      Về kiến thức

      • Có kiến thức các văn bản luật pháp, các công cụ kinh tế, các mô hình và công cụ kỹ thuật trong quản lý tài nguyên và môi trường.
      • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy hệ thống để hỗ trợ giải quyết công việc chuyên môn.
      • Kiến thức cơ bản về các loại Tài nguyên đất, nước, sinh vật, năng lượng, khoáng sản,...
      • Kiến thức khoa học cơ bản về Môi trường đất, nước, không khí,...
      • Có kiến thức về động thái, sự lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường đất, nước, không khí.
      • Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh/tiếng Pháp tương đương trình độ A Quốc gia.
      • Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và tài nguyên, đề xuất biện pháp quản lý môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
      • Sử dụng thành thạo các mô hình và phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành;
      • Thực hiện thành thạo các kỹ thuật quan trắc, đánh giá tác động môi trường;
      • Có khả năng lập, phân tích và viết các báo cáo nghiên cứu về quản lý tài nguyên và môi trường.

      Kỹ năng mềm

      • Vận dụng được kiến thức trong kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình;
      • Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên thuộc Sở/ Phòng Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh/ thành/ huyện.
      • Chuyên viên thuộc Sở/ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của các tỉnh/ thành/ huyện.
      • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các viện, trường có nghiên cứu và giảng dạy về chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
      • Nhân viên kỹ thuật tại các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
      • Nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan tư vấn đánh giá tác động môi trường.
      • Cảnh sát môi trường.

      Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      4 năm
      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Mục tiêu của chương trình Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là chuẩn bị cho sinh viên để sau khi ra trường có thể làm việc hiệu quả như một kỹ sư trong các công ty trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; có khả năng tiếp tục học tập hoặc nghiên cứu nâng cao trình độ trong lĩnh vực tự động hóa. Chương trình nhằm đào tạo ra kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa:

      • Có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Có kiến thức tổng hợp về khoa học cơ bản, cơ khí, điện-điện tử, điều khiển tự động và hệ thống tích hợp;
      • Có kỹ năng giải quyết các vấn đề thuộc các lĩnh vực tự động hóa;
      • Có khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cài đặt các hệ thống tích hợp cơ khí, điện - điện tử và điều khiển tự động;
      • Có khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm chuyên ngành cũng như đa ngành; có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp); có ý thức và khả năng học tập suốt đời;

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức tổng quát và hiểu biết về các kỹ năng làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật;
      • Có kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển tự động;
      • Có kiến thức cơ sở kỹ thuật điện tử và kỹ thuật điều khiển tự động để áp dụng vào các vấn đề thuộc lĩnh vực tự động hóa; (ABET-a)
      • Có kiến thức đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật lên kinh tế, môi trường và xã hội trong bối cảnh toàn cầu; (ABET-h)
      • Có kiến thức nâng cao về kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điều khiển tự động và các ứng dụng trong một số lĩnh vực cần ứng dụng tự động hóa phù hợp;
      • Có kiến thức về phân tích và thiết kế các hệ thống điều khiển tự động và các bộ phận hoặc quá trình đáp ứng nhu cầu thực tế; (ABET-c)

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Xác định, mô tả và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; (ABET-e)
      • Thiết kế và tiến hành thí nghiệm, phân tích và giải thích kết quả, đánh giá đáp ứng của một hệ thống hoặc một bộ phận trong hệ thống; (ABET-b)
      • Sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại trong công việc; (ABET-k)

      Kỹ năng mềm

      • Hoạt động hiệu quả trong các nhóm chuyên ngành cũng như nhóm đa ngành; (ABETd)
      • Xác định, mô tả và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hóa; (ABET-e)
      • Đọc, viết và trình bày được các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả, bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp); (ABET-g)
      • Ý thức được sự cần thiết của việc học suốt đời và có khả năng học suốt đời; (ABET-i)

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực tự động hóa ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Trường đại học, cao đẳng, nghề.
      • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hóa ở các công ty, xí nghiệp,…
      • Kỹ sư quản lý, khai thác vận hành và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực tự động hóa ở các cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học.

      Đánh giá

      13 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0
      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0

      Chi tiết từ học viên

      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Nhận Xét Chung Về Trường

      Đã học khoá học: Kinh tế nông nghiệp tại đây.

      Ưu điểm

      Trường đào tạo rất tốt các ngành ! Tôi rất thích !!

      Điểm cần cải thiện

      Chắc là cơ sở vật chất

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Trường đào tạo rất tốt mong các bn hãy đến vs ĐH Cần Thơ

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Minh Thi
      Minh Thi
       

      Đánh Giá Trường Đại Học Cần Thơ

      Đã học khoá học: Marketing tại đây.

      Ưu điểm

      Chất lượng, nhiều cơ hội để phát triển bản thân, đội ngũ giảng viên tận tâm, sinh viên thân thiện, khuôn viên đẹp và mát mẻ

      Điểm cần cải thiện

      Tạo thêm nhiều cuộc thi liên quan đến ngành học để sinh viên thể hiện năng lực

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Một ngôi trường có đầy đủ cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên tốt, luôn hỗ trợ sinh viên. Trường đại học Cần Thơ là sự lựa chọn tuyệt vời

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Nguyễn Phúc
      Nguyễn Phúc
       

      Phát Triển Ước Mơ

      Đã học khoá học: Sư phạm tại đây.

      Ưu điểm

      Chất lượng đào tạo tốt, giảng viên có năng lực, môi trường đào tạo năng động, giúp SV có cơ hội việc làm tốt, cơ sở vật chất đào tạo đảm bảo

      Điểm cần cải thiện

      Tiếp tục đa dạng các hoạt động thực tiễn gắn với nghề nghiệp

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Tích cực tham gia các hoạt động, chủ động tham gia để tiến bộ

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Với 50 năm xây dựng và phát triển, Đại học Cần Thơ nay đã trở thành một trong những ngôi trường uy tín bậc nhất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

      Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa – khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Đại học Cần Thơ đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực.

      Sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại khu nhà điều hành của trường

      Giới thiệu về trường Đại học Cần Thơ

      Được thành lập ngày 31 tháng 03 năm 1966, Viện Đại học Cần Thơ có bốn khoa: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa, Sư phạm (có Trường Trung học Kiểu mẫu) đào tạo hệ Cử nhân, Trường Cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm Sinh ngữ giảng dạy chương trình ngoại ngữ cho sinh viên.

      Giai đoạn sau năm 1995, Viện Đại học Cần Thơ được đổi thành Đại học Cần Thơ.

      Giới thiệu về trường Đại học Cần Thơ

      Sứ mệnh

      Sứ mệnh của Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ hàng đầu của quốc gia đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và phát triển khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng và quốc gia. Trường Đại học Cần Thơ là nhân tố động lực có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

      Tầm nhìn

      Trường Đại học Cần Thơ sẽ trở thành một trong những trường hàng đầu về chất lượng của Việt Nam và nằm trong nhóm các trường mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2022.

      Hoạt động của sinh viên

      Sinh viên bước vào trường Đại học Cần Thơ không chỉ được đào tạo về mặt chuyên môn, mà còn được nhà trường tạo mọi điều kiện tham gia các phong trào Đoàn Đoàn – Hội, cũng như là các sân chơi về kĩ năng, năng khiếu trong và ngoài nhà trường. Nhằm mục đích cho sinh viên có cơ hội rèn luyện kĩ năng, hòa nhập với tập thể, tinh thần tương thân tương ái, cũng như là khả năng thích nghe với môi trường sống.

      Ngoài ra Đại học Cần Thơ còn hỗ trợ sinh viên về mặt việc làm thông qua các ngày hội việc làm, những dự án hỗ trợ khởi nghiệp, các buổi hội thảo về kĩ năng phỏng vấn,… giúp người học có thể hình dung và tiếp cận thực tế, chứ không đơn thuần là chỉ tiếp nhận thụ động những lý thuyết trên giảng đường.

      Sinh viên Cần Thơ năng động tham gia các phong trào tại trường

      Đội ngũ giảng viên

      Đại học Cần Thơ có đội ngũ cán bộ - viên chức tận tâm, nhiệt tình trong công tác. Trường luôn quan tâm đến sự phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm đạt chất lượng và hiệu quả. Nhà trường luôn khuyến khích cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm khoa học, ứng dụng các phương pháp mới vào việc giảng dạy nhằm giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo.

      Đội ngũ giảng viên trường Đại học Cần Thơ

      Cơ sở vật chất

      Trường có các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, trung tâm học liệu được trang bị đầy đủ, phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên.

      Ký túc xá: 5.000 chỗ

      Đối với các ngành đại học hệ chính quy đào tạo tại Khu Hòa An (Khoa Phát triển nông thôn) sẽ ở tại ký túc xá 554 Quốc Lộ 61 hướng từ Cần Thơ đến tỉnh Hậu Giang, cách Cần Thơ khoảng 45km, thuộc ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

      Toàn cảnh trường Đại học Cần Thơ

      Cựu sinh viên nổi bật

      Isaac

      Trưởng nhóm tài hoa của nhóm 365 là một trong những nam ca sĩ sáng giá nhất hiện nay của showbiz Việt. Sở hữu ngoại hình điển trai bậc nhất showbiz lại có giọng hát cao vút, Isaac có lượng fan rất lớn và tương lai rất sáng khi xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như MC, diễn viên,… Tuy nhiên, ít ai biết Isaac từng theo học chuyên ngành chăn nuôi và thú y tại Đại học Cần Thơ.

      Chàng cựu sinh viên tài hoa của Đại học Cần Thơ

      Thanh Duy Idol

      Nếu như Isaac theo học ngành chăn nuôi và thú y thì Thanh Duy cũng chọn một ngành học chẳng liên quan đến âm nhạc là sư phạm Anh văn. Thanh Duy theo học Đại học Cần Thơ từ năm 2004, đến năm 2008 thì tốt nghiệp loại giỏi ngành Sư phạm Anh văn. Đam mê âm nhạc từ hồi còn sinh viên, Thanh Duy thử sức với Vietnam Idol và tạo được dấu ấn dù không đăng quang.

      Chân dung chàng ca sĩ Thanh Duy

      Nguồn: Đại học Cần Thơ

      Địa điểm