Đại học Cần Thơ - Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kinh tế nông nghiệp

      Chương trình

      Ngành

      Kinh tế nông nghiệp

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích kinh tế để giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể:

      • Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm;
      • Kiến thức nền tảng vững chắc về các lĩnh vực KT – CT – XH và môi trường.
      • Hiểu biết sâu về kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để thực hiện các nghiên cứu kinh tế và giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh trong hoạt động kinh doanh nông nghiệp và nghiên cứu kinh tế nông nghiệp;
      • Kiến thức đủ rộng, khả năng nghiên cứu chuyên sâu và năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được về sự vận hành của thị trường, hành vi của khách hàng, của người sản xuất, và của tổ chức;
      • Cung cấp các kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, marketing và phân tích tài chính các hoạt động kinh tế;
      • Giúp người học nắm được về đặc điểm, vai trò, bản chất của sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp;
      • Giúp người học có khả năng phân tích định lượng và định tính các mối quan hệ kinh tế.
      • Hiểu biết về việc phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp;
      • Trang bị các kiến thức chuyên sâu để người học có thể thực hiện các nghiên cứu trong kinh tế và kinh tế nông nghiệp;
      • Trang bị các kiến thức cần thiết giúp người học có khả năng ứng dụng việc phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp;
      • Giúp người học hiểu biết cơ bản về cơ chế phát triển nông nghiệp bền vững;
      • Giúp người học biết cách tổ chức sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp;
      • Trang bị các kiến thức cần thiết để người học có khả năng phân tích và dự báo về xu hướng phát triển của thị trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Nghiên cứu xác định vấn đề nghiên cứu trong kinh tế và kinh tế nông nghiệp, biết cách đặt câu hỏi nghiên cứu và hình thành giả thuyết, biết cách tổ chức điều tra thu nhập số liệu, phân tích số liệu phục vụ cho nghiên cứu và dự báo kinh tế.
      • Tổ chức các nguồn lực và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nông trại và trong các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông sản;
      • Thực hiện các công việc như xây dựng, thẩm định, quản lý và thực hiện các dự án trong nông nghiệp, nông thôn;
      • Hoạch định, phân tích các chính sách kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong nông nghiệp và hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững;
      • Tìm kiếm, thu thập, phân tích các thông tin trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp, nông thôn và có khả năng phân tích dự báo các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng giao tiếp: tổ chức giao tiếp, giao tiếp tốt bằng văn bản, đa truyền thông, có khả năng thuyết trình.
      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm, có khả năng phối hợp và gắn kết mục tiêu các thành phần trong nhóm, tham gia hoạt động chuyên môn trong nhóm.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng ngoại ngữ tương đương với trình độ B, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm kinh tế ứng dụng, sử dụng thành thạo internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; có khả năng tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân ngành kinh tế nông nghiệp có thể làm việc ở các vị trí sau:

      • Nhân viên/Cán bộ quản lý kinh tế/Chuyên viên nghiên cứu: ở các cơ quan ban ngành các cấp; làm việc trong các tổ chức, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn;
      • Nghiên cứu viên và giảng viên: nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến phân tích định lượng, kinh tế học và kinh tế học ứng dụng trong nông nghiệp;
      • Nhân viên/ Quản lý trong các tổ chức kinh tế: tại các tổ chức kinh tế nhất là các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp;
      • Chuyên viên tư vấn trong các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
      • Ngoài ra, Cử nhân ngành kinh tế nông nghiệp có thể tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.