Đại học Cần Thơ - Chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kỹ thuật cơ điện tử

      Chương trình

      Ngành

      Kỹ thuật Cơ điện tử

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là chuẩn bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên môn, để sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc hiệu quả như một kỹ sư trong các công ty công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đào tạo, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; có khả năng tiếp tục học tập hoặc nghiên cứu nâng cao trình độ trong lĩnh vực cơ điện tử. Chương trình nhằm đào tạo ra kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử:

      • Có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Vận dụng các kiến thức về cơ khí, điện tử, điều khiển, lập trình và các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực cơ điện tử.
      • Có khả năng tích hợp và sử dụng các hệ thống hoặc các công cụ kỹ thuật hiện đại để thiết kế, phát triển và chế tạo sản phẩm.
      • Có khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm chuyên ngành cũng như đa ngành; có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp bằng tiếng Anh; có ý thức và khả năng học tập suốt đời.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức tổng quát và các kỹ năng làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật.
      • Có kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống.
      • Có kiến thức căn bản về các loại vật liệu cơ khí, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và chi tiết máy.
      • Có kiến thức căn bản về linh kiện điện tử và mạch điện tử.
      • Có kiến thức cơ bản về lập trình và phương pháp lập trình.
      • Có kiến thức nâng cao về mạch điện tử và ứng dụng trong một số lĩnh vực.
      • Có kiến thức chuyên sâu về lập trình và giao tiếp thiết bị.
      • Có kiến thức về khảo sát và phân tích động lực học của hệ thống.
      • Có kiến thức về các loại thiết bị đo lường và cơ cấu chấp hành cơ điện tử.
      • Có kiến thức chuyên sâu về thiết kế các bộ điều khiển kinh điển và hiện đại.
      • Có kiến thức tổng hợp về các mạch điện tử, cơ cấu chấp hành, giải thuật điều khiển và phương pháp lập trình cho hệ thống cơ điện tử.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thiết kế thí nghiệm để đánh giá đặc tính của một hệ thống cơ điện tử hoặc một bộ phận với một khía cạnh cụ thể.
      • Xác định, mô tả và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
      • Sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật.
      • Thiết kế một hệ thống cơ điện tử, một bộ phận, hay một quy trình để đáp ứng nhu cầu đặt ra với các ràng buộc thực tế cho phép.

      Kỹ năng mềm

      • Đạt trình độ Tiếng Anh/Tiếng Pháp tương đương trình độ B1.
      • Làm việc độc lập và làm việc trong các nhóm chuyên ngành cũng như đa ngành.
      • Viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án, có kỹ năng trình bày và thuyết trình.
      • Học tập suốt đời.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Trở thành nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực Cơ điện tử ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, nghề.
      • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, tư vấn kỹ thuật và bảo trì trong lĩnh vực cơ điện tử ở các công ty, xí nghiệp, …
      • Kỹ sư quản lý, khai thác vận hành và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực cơ điện tử, kỹ thuật điều khiển ở các cơ quan, nhà máy sản xuất.