Đại học Cần Thơ - Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kỹ thuật phần mềm

      Chương trình

      Ngành

      Kỹ thuật phần mềm

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm có kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật phần mềm đủ để xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tiễn cũng như tự học nhằm thích ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Người tốt nghiệp sẽ có khả năng làm việc trong lĩnh vực phần mềm trong và ngoài nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về các cấu trúc dữ liệu, phân tích và thiết kế thuật toán.
      • Có kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu, về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp.
      • Có kiến thức về nguyên lý hoạt động của các hệ thống máy tính, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính.
      • Có kiến thức tổng quát về nguyên lý, kỹ thuật và công cụ trong phát triển, vận hành và bảo trì phần mềm.
      • Có kiến thức nền tảng về CNTT, về các hệ điều hành thông dụng đương đại.
      • Có kiến thức chuyên sâu về phân tích, thiết kế và cài đặt phần mềm.
      • Có kiến thức chuyên sâu về kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm.
      • Có kiến thức chuyên sâu về quản lý dự án và bảo trì phần mềm.
      • Có kiến thức bổ trợ nhằm xây dựng một hệ thống phần mềm chất lượng.
      • Có kiến thức phát triển hoàn chỉnh hệ thống phần mềm theo một trong ba hướng: hệ tác tử hoặc hệ thống nhúng hoặc hệ thống tác nghiệp.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Xây dựng hệ thống phần mềm:

      • Nhận diện bài toán và phân tích yêu cầu phần mềm.
      • Mô hình hóa hệ thống và thiết kế chi tiết phần mềm.
      • Lập trình và tích hợp hệ thống một cách hiệu quả.

      Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm:

      • Lập các kế hoạch và thực hiện theo chúng một cách có hệ thống để đảm bảo rằng quy trình phát triển và bảo trì phần mềm tuân thủ đúng theo các yêu cầu về kỹ thuật của chức năng cũng như các yêu cầu về quản lý.
      • Đề xuất và quản lý các hoạt động để cải thiện và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phát triển và bảo trì phần mềm.

      Quản lý dự án và bảo trì phần mềm:

      • Lập kế hoạch dự án, ước lượng và quản lý các nguồn lực, tiến độ và chi phí dự án.
      • Quản lý cấu hình và nâng cấp hệ thống phần mềm.

      Lập tài liệu kỹ thuật cho các giai đoạn trong quy trình phát triển và bảo trì phần mềm một cách chuẩn mực.

      Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ vào các giai đoạn trong quy trình phát triển và bảo trì phần mềm.

      Kỹ năng mềm

      Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Làm việc theo nhóm: xây dựng nhóm, tổ chức hoạt động và quản lý nhóm theo yêu cầu của từng dự án phần mềm.

      Giao tiếp:

      • Nói và viết các báo cáo, tài liệu kỹ thuật một cách khoa học.
      • Sử dụng thành thạo các phương tiện điện tử (thư điện tử, trang web, hội thảo online,…) trong giao tiếp.
      • Có phong cách thuyết trình phù hợp với ngữ cảnh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Kỹ sư phần mềm với các vai trò: phân tích viên, thiết kế viên, lập trình viên, kiểm thử viên, bảo trì viên, trưởng nhóm lập trình, trưởng dự án trong các công ty phần mềm, các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, các bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, tổ chức.
      • Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT và các trường học.
      • Giảng viên CNTT ở trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.