Đại học Cần Thơ - Chuyên ngành Kỹ thuật vật liệu | Edu2Review
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kỹ thuật vật liệu

      Chương trình

      Ngành

      Kỹ thuật vật liệu

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật vật liệu (KTVL) có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề. Có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo. Có tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỹ luật, rèn luyện sức khoẻ để phục vụ ngành nghề. Có trình độ chuyên môn để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, khu vực ĐBSCL và cả nước.

      Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có kiến thức chuyên sâu về tính toán, có khả năng tự nghiên cứu, xây dựng, tổ chức và thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa và bảo trì các thiết bị KTVL trong các nhà máy liên quan. Có kiến thức nền tảng và triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực như vật liệu Kim loại - Hợp kim, Silicate-Ceramic, và Polymer-Composite.

      Ngoài ra, còn có các vật liệu tiên tiến như vật liệu bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, vật liệu y sinh, vật liệu nano,… từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu. Đây là nền tảng khoa học mà người kỹ sư KTVL cần có. Có khả năng quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, công ty hoạt động liên quan đến vấn đề KTVL.

      Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu có khả năng tham gia nghiên cứu và làm việc (ở các công ty, nhà máy, phân xưởng,… liên quan đến vật liệu, hóa học, môi trường, y sinh, năng lượng,...). Có khả năng tư vấn, đề xuất, chủ trì, triển khai các dự án Kỹ thuật vật liệu, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm kiến thức về tính toán, thống kê, thiết kế, các quá trình thiết bị trong KTVL nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản tính chất vật lý, hóa học, các phương pháp phân tích hóa lý trong vật liệu.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong KTVL nhằm tối ưu hóa, tính toán và mô phỏng được cấu trúc vật liệu (năng lượng liên kết, khả năng tương tác giữa các nguyên tố trong vật liệu,…).
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học và kỹ thuật vật liệu đại cương, tính chất của vật liệu (cơ, điện-từ), giản đồ pha để hiểu và biết được các trạng thái của vật liệu; có kiến thức cơ bản về sự vận chuyển (các kiểu phân tán hay di chuyển) của vật liệu trong pha lỏng, pha khí,… nắm được cách thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu trong quá trình thực tập, nghiên cứu trong lĩnh vực KTVL.
      • Trang bị các kiến thức chuyên môn về vật liệu polymer-composite, vật liệu nano, vật liệu ceramic, vật liệu kim loại, vật liệu xây dựng, các kỹ thuật sản xuất (chất kết dính, thủy tinh, vật liệu chịu lửa, gia công polymer), vật liệu hữu cơ-kim loại, biết phân tích vật liệu, các đồ án chuyên ngành KTVL, thực tập ngành nghề nhằm giúp người học có khả năng thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình và các phương pháp chế tạo vật liệu trong lĩnh vực Kỹ thuật vật liệu đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các điều kiện ràng buộc trong thực tế.
      • Chương trình còn trang bị kiến thức cho sinh viên về trách nhiệm với môi trường, ảnh hưởng của môi trường đến quá trình sản xuất, quản lý công nghiệp, tận dụng các phương pháp, công nghệ sản xuất sạch trong công nghiệp sản xuất vật liệu.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng:

      • Có khả năng hiểu biết chuyên môn, thiết kế và tiến hành được thí nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực Kỹ thuật vật liệu.
      • Có khả năng phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm (các loại vật liệu) dựa trên các kỹ thuật phân tích hiện đại như: UV-vis, FTIR, XRD, SEM, TEM, và EDS… Có khả năng nghiên cứu và phát triển vật liệu mới vừa đảm bảo chất lượng cao vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
      • Thực hiện được việc thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và thiết kế các thiết bị có liên quan đến chế tạo sản phẩm dùng trong kỹ thuật vật liệu. Lựa chọn công nghệ và thiết bị nghiên cứu, sản xuất phù hợp.
      • Có khả năng nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu, góp phần chủ động trong việc vận hành quy trình chế tạo vật liệu, lựa chọn vật liệu để chế tạo sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật.
      • Có khả năng tính toán và tối ưu hóa các quy trình công nghệ và chế tạo sản phẩm (vật liệu polymer-composite, vật liệu nano hay các loại vật liệu tiên tiến khác) từ đó thiết kế thiết bị dùng trong chế tạo vật liệu phù hợp.
      • Có đủ kỹ năng đáp ứng ngay nhu cầu sản xuất thực tế, một khối lượng lớn kiến thức chuyên ngành thuộc các lĩnh vực VL silicat, polymer-compoite, kim loại-hợp kim, và các vật liệu tiên tiến (VL bán dẫn, VL y sinh, VL nano…) cũng được cung cấp vào những năm cuối của quy trình đào tạo. Đó là các môn học về khoa học & công nghệ, các bài thí nghiệm, đồ án môn học, thực tập kỹ thuật, thực tập ngành nghề, thực tập tốt nghiệp tại nhà máy và luận văn tốt nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt trong giao tiếp và chuyên môn; có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và tin học chuyên môn để tính toán các quá trình kỹ thuật-sản xuất vật liệu.
      • Có kỹ năng giao tiếp tốt: báo cáo seminar và tình huống; thực hiện được bài thuyết trình bằng điện tử, giao tiếp điện tử khác nhau (thư điện tử, trang web, hội thảo online).
      • Có khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả: tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm; giải thích các mục tiêu, nhu cầu và đặc tính công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Trong các Công ty sản xuất, gia công vật liệu như các Công ty luyện cán kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su,…
      • Trong các Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như các Công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa,…
      • Trong các Công ty Cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.
      • Trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, thiết bị điện, thiết bị-vật liệu bán dẫn, năng lượng, vật liệu nano, vật liệu xây dựng, VL trang trí nội thất.
      • Trong các Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại, gốm, nhựa,…
      • Trong các Công ty, Hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại VN.
      • Trong các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lãnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.
      • Trong các Cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ.
      • Trong các Cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.