Chương trình
Ngành
Xã hội họcThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Xã hội học có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kĩ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về xã hội học cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung.
Đồng thời, cử nhân Xã hội học được đào tạo có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội với tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỹ luật, rèn luyện sức khoẻ và tư duy năng động, sáng tạo để thực hành nghề trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, chính trị, và tổ chức có yếu tố nước ngoài góp phần xây dựng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung ngày càng giàu mạnh, công bằng, dân chủ, hội nhập và văn minh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu và vận dụng được lý thuyết XHH, phương pháp luận nghiên cứu XHH vào việc nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội rộng lớn, giải thích được qui luật phát triển xã hội, xem xét ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm và hành vi của cá nhân hoặc nhóm xã hội, nhận ra các vấn đề xã hội để tiến đến tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra giải quyết vấn đề.
- Có khả năng phối hợp kiến thức XHH, tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức chuyên ngành, liên ngành, ngành gần cũng như các thành tựu khoa học khác.
Về kỹ năng
- Được nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và sử dụng tài liệu bằng ngoại ngữ.
- Hiểu và thực hành các nghiên cứu định tính, định lượng. Biết lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp cho mục tiêu đề tài. Đồng thời nắm vững kỹ năng xử lý thông tin định tính và định lượng để mô tả và phân tích các hiện tượng xã hội.
- Được rèn luyện những kỹ năng mềm như: kỹ năng quản lý, làm việc nhóm, giao tiếp xã hội, tham vấn và giải quyết xung đột.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết XHH và phương pháp nghiên cứu XHH vào việc nghiên cứu, phân tích thực tiễn, thực hành nghề nghiệp như điều tra XHH, quan sát, thâm nhập cộng đồng. Kết quả của việc nghiên cứu hướng đến phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Nắm được kỹ năng trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học.
Cơ hội nghề nghiệp
Tốt nghiệp ngành XHH, sinh viên (SV) có thể công tác ở những vị trí sau:
- Chuyên viên nghiên cứu của các tổ chức Nhà nước, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các công ty và doanh nghiệp;
- Chuyên viên tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, cho dự án, các tổ chức phi chính phủ;
- Cán bộ công tác xã hội;
- Cộng tác viên phát triển cộng đồng;
- Tham gia hoạt động trong các cơ quan truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình;
- Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Tốt nghiệp cử nhân ngành XHH, SV có thể học tiếp ở bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành XHH, Công tác xã hội, và các ngành gần.