KIỀU DUYÊN - Học bao nhiêu nghề lại về chăm sóc thú | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      KIỀU DUYÊN - Học bao nhiêu nghề lại về chăm sóc thú

      KIỀU DUYÊN - Học bao nhiêu nghề lại về chăm sóc thú

      Cập nhật lúc 26/04/2018 14:56
      Tuổi thơ của những đứa sống ở quê như tôi việc biết đến thảo cầm viên, trực tiếp ngắm nhìn và thăm thú những loại động vật chỉ thấy qua màn ảnh là một điều cực.

      Hai nhân viên đang kéo xe thức ăn cho thú ăn chiều. Ảnh: Kiều Duyên

      Tuổi thơ của những đứa sống ở quê như tôi việc biết đến thảo cầm viên, trực tiếp ngắm nhìn và thăm thú những loại động vật chỉ thấy qua màn ảnh là một điều cực kỳ xa xỉ. Tôi đã luôn nghĩ sau này có cơ hội nhất định phải đi đến những nơi đó một lần dù mình có không còn trẻ thơ hay không đi nữa. Vậy mà mãi đến gần đây, tôi mới có dịp đến tham quan nơi này.

      Một vòng thảo cầm viên

      Một sáng cuối tuần, trời tạnh ráo sau những ngày liền mưa dầm, tôi bắt xe buýt từ nhà đến thảo cầm viên (số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh) và mua một vé vào cổng với giá 50.000 đồng. Tôi đã bất ngờ khi nhìn thấy không gian bên trong, một mảnh đất rộng lớn với những cây cổ thụ lâu năm, hồ sen, và những loài thú quý hiếm. Giữa cái đất Sài Gòn này, chắc đây là nơi duy nhất cho con người ta cảm giác được sống gần với tự nhiên nhất. Chả trách người dân thành phố lại nhất quyết phản đối kế hoạch dời Thảo cầm viên đi nơi khác.

      Đi một vòng thảo cầm viên, mà tôi cũng không chắc là tôi đã đi hết, thỏa mãn sự hiếu kỳ từ bé với những loài động vật như cọp, sư tử, báo, gấu…và có cả mèo rừng mà tôi thích. Tôi đứng thật lâu ở mỗi chuồng và nhìn ngắm thật kỹ chúng, cũng có một số con trốn kỹ ở những hóc đá hay cành cây to làm tôi không thể quan sát được.

      Lúc trên đường quay trở ra, tôi nhìn thấy một chiếc cầu cầu bắc qua con rạch nhỏ, bên kia cầu là một cái cổng trông như một lâu đài đã cũ, dường như lâu rồi không được sửa chữa và làm mới. Tôi tò mò bên trong ấy ẩn chứa cái gì mới mẻ mà thu hút nhiều người vào đó như vậy? Tôi rảo bước qua cầu, tiến qua khỏi chiếc cổng, một chiếc cầu khác xuất hiện, dài ngoằn ngoèo và cao hơn mặt đất khoảng một mét rưỡi. Bên dưới là rất nhiều những con hươu, nai mà thật ra tôi cũng không xác định được. Không chỉ có tôi mà còn rất nhiều khách du lịch, cùng đi trên chiếc cầu này. Tôi đi đến cuối chiếc cầu, và trong đầu đang có bao nhiêu thắc mắc về những con vật dưới kia, con nào là hươu, con nào là nai và còn những con kia là gì?

      Nghe chuyện chăm thú

      Từ đằng xa, một người đàn ông đi vào với bộ đồng phục màu xám, chiếc nón tai bèo cùng màu. Tôi đoán đây là người chăm sóc và quản lý khu vực này. Tôi tiến lại gần và hỏi anh về những thắc mắc của tôi. Anh chỉ cho tôi biết từng loài và cả số lượng của chúng.

      Ở đây có sáu loài: nai 10 con, nai cà tông 43 con, hươu Sao 18 con, mang (mễnh) 9 con, linh dương đầu bò 8 con, hươu vàng khoảng 80 con. Vừa nói anh vừa chỉ tay cho tôi biết từng loài có hình dáng và đặc điểm nhận biết như thế nào.

      Hỏi ra mới biết anh là Nguyễn Văn Khải, sinh năm 1973, đến nay anh đã gắn bó ở Thảo cầm viên với công việc này cũng ngót ngét 12 năm rồi. Nhìn anh rất tri thức và trẻ như chỉ mới tầm 35 tuổi. Anh đùa: “Trẻ từ hồi nhỏ chứ đâu phải vô đây mới trẻ”. Người có học đúng là có phong thái và rất dễ để nhận ra. Đúng thật là anh đã từng học nông học tại Đại học Nông lâm, học tin học tại Đại học Bách Khoa và học dược tá tại Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tôi ngạc nhiên:

      Thế sao cuối cùng anh lại làm việc ở Thảo cầm viên?

      Do hồi xưa kiếm việc làm khó, có bà chị làm trong này nên giới thiệu vô làm tới giờ.

      Anh kể về công việc của anh mỗi ngày. Vào mỗi buổi sáng anh phải đi kiểm tra các ổ khóa, hang rào, xem có con thú nào bị bệnh không. Sau đó, anh làm vệ sinh thực chất là quét dọn nơi ăn uống của mấy con thú. Đến khoảng 8 giờ 30 phút bắt đầu cho chúng ăn, buổi sáng thường là cỏ voi. Anh cho biết cỏ được được đưa từ Củ Chi về đây. Buổi sáng hầu như công việc của anh chỉ có vậy, tiếp đó là quan sát chúng, theo dõi chúng.

      Buổi chiều, 1 giờ 30 phút cho ăn, chúng sẽ được cho ăn chuối, khoai lang, cà rốt, rau muống và cám, công việc này thường có hai người.Tôi đến thảo cầm viên vào buổi sáng, nhưng tò mò không biết làm sao họ cho số lượng lớn hươu, nai, linh dương…thế này ăn nên đã nán lại đến chiều để xem sao.

      Cả buổi trưa tôi lại đi lòng vòng khắp nơi trong Thảo cầm viên, đến đúng 1 giờ 30 tôi quay lại đây. Lúc này, anh và một người nữa đang chuẩn bị thức ăn và mang vào chuồng cho thú ăn. Thức ăn được đựng trong những cái bao và chất lên một chiếc xe kéo, phải qua hai lớp cổng thì mới đến được chuồng có nhiều hươu, nai. Đến giờ ăn, tất cả thú đều đứng tập trung trước gần cổng chuồng, tôi đứng trên cầu nên có dịp quan sát rất rõ. Khi hai người chăm sóc vừa mở cổng kéo xe vào cả bọn đã vây lấy. Một trong hai người có vể rất thân thiết với bọn chúng, sờ đầu và còn đưa chuối cho một vài con ở gần. Hai người kéo xe thức ăn vào sâu bên trong, các con thú cứ chạy theo phía sau tạo nên một cảnh tượng vô cùng đẹp đẽ, cứ như một bức tranh du mục hiện ra giữa lòng thành phố.

      Do số lượng thú khá lớn lại ngăn ra nhiều khu vực do một số con thú rất hung dữ hay rượt và dùng sừng làm bị thương những con khác nên bị cách ly riêng, vì vậy việc cho ăn cũng mất khá nhiều thời gian. Chờ anh cho ăn xong tôi lại trò chuyện và tôi có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về công việc đầy thú vị của anh. Tôi hỏi về kỷ niệm mà anh nhớ nhất. Anh kể đó là những lần đánh nhau với chúng, lúc mới sinh hươu vàng mẹ rất hung dữ sợ bắt con nó nên nó hay rượt và còn kêu đòng bọn của nó nữa, mình cũng kêu đồng bọn mình, cuối cùng mình vẫn chạy, mà với thú khi bị rượt mình không được chạy thẳng. Anh vừa kể vừa cười.

      Có bao giờ chúng bị bệnh không?

      Cũng có bệnh, thường là chướng hơi do ăn không tiêu.

      Nếu thú bị bệnh chết thì xử lý thế nào?

      Động vật quý hiếm và đẹp thì dùng làm mẫu không thì đem chôn.

      Những sản phẩm quý hiếm như nhung hươu thì lấy thế nào?

      Anh cho biết. vì nuôi để trưng bày và tham quan nên không lấy nhung, đó là một quá trình rất phức tạp khi phải gây mê, cưa rồi cầm máu.

      Anh cũng tâm sự là lúc đầu đi làm cũng vì cho có công việc thôi nhưng từ từ cũng thấy thích cái nghề này.

      Vậy nếu một con thú nào đó chết anh có buồn không?

      Buồn chứ, khóc luôn vì sợ sếp la. Câu trả lời rất thật.

      Vất vả nghề chăm thú

      Công việc nào cũng vậy ngoài niềm vui thì cũng còn những vất vả và khó khăn thiệt thòi mà chỉ những ai thật sự yêu thích mới vượt qua và gắn bó được với nghề. Nhà anh ở Gò Vấp, mỗi ngày phải đi 8km mới đến nơi làm việc. Anh chia sẻ: “Cực nhất là những này lễ Tết, đó là những ngày bắt buộc làm không được nghỉ, vì lễ Tết người ta đến tham quan nhiều, những ngày đó phải làm đến 7 giờ tối”. Tôi hỏi thăm đến gia đình:

      Thời gian đâu anh giành cho gia đình?

      Mỗi tuần được nghỉ một buổi rưỡi, bà xã tôi cũng làm trong này nên cũng hiểu và thông cảm.

      Thảo cầm viên xe duyên cho hai người?

      Đúng vậy, lúc trước có câu lạc bộ tiếng anh, tham gia rồi gặp bà xã tôi ở đó, tìm hiểu nhau rồi kết hôn.

      Hai vợ chồng anh là lao động chính, có hai con, một đứa học lớp 4 còn một đứa mẫu giáo. Anh nói may mà sống chung với anh chị không thì hai vợ chồng đi làm suốt không biết làm sao chăm hai con.

      Lương của anh bao nhiêu và có đủ sống không?

      8 triệu một tháng khó khăn nhưng cũng phải cố trang trải. Được cái ở đây người ta lo bảo hiểm đầy đủ hết, lễ Tết thì tiền lương cao gấp 3 lần ngày thường.

      Chuyện về người chăm thú

      Anh Nguyễn Minh Khải người chăm sóc hươu, nai…Ảnh: Kiều Duyên

      Với tôi anh là một con người đặc biệt. Anh học nhiều thứ, dược, tin học, nông học song lại gắn bó với nghề chăm thú. Anh rất hay cười, anh cười vui vẻ suốt cuộc trò chuyện. Anh cũng có thể giao tiếp bằng tiếng anh, trả lời khách nước ngoài, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn bằng tiếng anh. Anh nói: “Lâu lâu có người đến trò chuyện nên mới vui như thế”.

      Cuộc sống này đôi khi chúng ta vô tâm trước những điều nhỏ nhặt. Hằng ngày Thảo cầm viên tiếp đón bao nhiêu khách, ai cũng thăm thú, chụp ảnh với những con vật mà họ thích. Nhưng được mấy ai để tâm đến những người chăm sóc những con thú ấy. Đằng sau những con người ấy là buồn vui, vất vả, là bao nhiêu câu chuyện lý thú.

      Tôi ra về khi trời lại ẩm ương, bắt đầu đổ mưa, mang theo cả nụ cười hiền hậu của người chăm thú, và cả những câu chuyện ly kỳ còn dang dở.

      KIỀU DUYÊN

      Chương trình nhận được Tài trợ vàng từ nhãn hàng Nước tăng lực NumberOne và các nhà tài trợ đồng hành gồm: Trường đào tạo mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia và Trung tâm Anh ngữ ULI.

      Các đơn vị Bảo trợ truyền thông cho chương trình gồm Kenh14.vn, báo Sinh viên Việt Nam, EBIV, YBOX, S Communications, FTUNEWS, FTU Zone, Fly Entertainment, STDT Communications, Truyền thông UEL và các đơn vị hỗ trợ truyền thông: REC Miền Nam, CLB Phóng Viên Trẻ (Nhà văn hóa Thanh Niên), CLB Phóng Viên Trẻ UFM (ĐH Tài chính - Marketing).

      Hướng dẫn bình chọn:

      Đối với thể loại phóng sự báo in: Xem chi tiết hướng dẫn bình chọn tại địa chỉ: http://tinyurl.com/ps-bao-in-2016


      Có thể bạn quan tâm

      Sự kiện

      Chính thức khởi động IMPACT 2024 - Chuỗi đào tạo về chủ đề Social Marketing

      11/04/2024

      Vào tháng Tư tới đây, Câu lạc bộ Marketing Trường Đại học Ngoại thương - MaC FTU chính thức khởi ...

      Sự kiện

      “Inside Out - Insight Found” - Workshop chuyện ngành sáng tạo thu hút đông đảo các bạn trẻ

      05/04/2024

      Ngày 31/3 vừa qua, Workshop “Inside Out - Insight Found” với sự góp mặt của Content Creator Phúc ...

      Sự kiện

      CHÍNH THỨC MỞ ĐƠN EXBROAD RUNWAY 2024 - SHARPEN TOOLS, SHARPER MIND

      03/04/2024

      Exbroad Runway, cuộc thi mang đậm dấu ấn thương hiệu CLB Du học trường Đại học Ngoại thương SAC ...

      Sự kiện

      WORKSHOP LÀM TRANH ĐÔNG HỒ - HỌA NÉT ĐÔNG HỒ

      27/03/2024

      Họa Nét Đông Hồ là workshop được tạo ra với mục đích tôn vinh và lan tỏa giá trị của dòng tranh ...