HOÀNG QUYÊN - Ngôi nhà vé số: Tình đồng hương mãi còn đó | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      HOÀNG QUYÊN - Ngôi nhà vé số: Tình đồng hương mãi còn đó

      HOÀNG QUYÊN - Ngôi nhà vé số: Tình đồng hương mãi còn đó

      Cập nhật lúc 26/04/2018 14:56
      Nằm sâu hun hút trong com hẻm trên đường Nguyễn Văn Cừ quận 1 TP.HCM, căn nhà vỏn vẹn 30m2 là nơi che chở hơn 20 cụ già cùng quê Phú Yên...

      Hai ông bạn già cùng tỉ tê bên ly rượu thuốc

      Nằm sâu hun hút trong com hẻm trên đường Nguyễn Văn Cừ quận 1 TP.HCM, căn nhà vỏn vẹn 30m2 là nơi che chở hơn 20 cụ già cùng quê Phú Yên, cùng làm nghề bán vé số dạo. Nơi ấy thi thoảng lại có những tiếng xì xầm trò chuyện, tiếng cười của các cụ rồi tiếng con nít nữa, kể ra cũng vui như một gia đình vậy.

      Miệng luôn niềm nở, tay thoăn thoắt

      Cụ Hường vui vẻ trong một bức hình được nhóm từ thiện chụp hình chân dung nhân dịp cuối năm

      Được hôm đến với các cụ mà gặp trời gió và ảnh hưởng từ trận mưa tối qua mà các cụ đi bán tận khuya mới về, thêm phần lớn tuổi nên ai cũng trở mệt và lười nói. Vậy mà cụ Trần Thị Hường, hơn 80 tuổi, nhanh nhảu trò chuyện với tôi như sợ tôi buồn nếu không có người san sẻ vậy. Đã thế, cụ còn khuyến mãi thêm phần giới thiệu các cụ khác. Cụ nhìn rồi bảo kia là cụ Giòn, cụ lớn tuổi, tối qua mưa to quá, sáng nay bán vé số hết chậm. Rồi cụ lại tiếp: “Đấy con trai cụ Giòn đấy, cậu ấy chở cụ đi rồi về chứ mình cụ đi bán không nổi. Thường ngày cụ cũng nói chuyện mà nay cụ mệt nên về tới nhà là nằm ra đó luôn”. Rồi cụ Hường thiệt là dễ thương nói: “Con thông cảm nha!”. Ai lại đi chấp nhặt mấy chuyện ấy khi các cụ mệt cơ chứ, tôi nghĩ vậy rồi xoa đầu cười trừ.

      Rồi cụ lại chỉ cụ chi chi ấy, cụ bị cụt chân, cụ ấy cũng mệt nên nằm nghỉ. Tôi định thắc mắc cụ ấy bị vậy rồi sao đi bán nhưng sợ làm phiền nên lại thôi, chỉ nhìn rồi thấy thương cụ. Giấc nghỉ trưa đối với những người lớn tuổi quan trọng lắm! Vì đi bán cả ngày, nhưng cụ Hường không tiếc thời gian để ngồi chia sẻ với một đứa xa lạ như tôi.

      Đã hơn 80 tuổi rồi nhưng cụ tỏ ra rất tháo vác, nhanh nhẹn, đi bán về sớm nhất nhà. Mới tầm 10 giờ 30 phút sáng, cụ đã bán xong và về nhà nói chuyện với các cụ khác hay mần chuyện khác. Trong khi chiều qua trời mưa to, bán ế nên nhiều cụ tới 12 giờ trưa bán chưa xong nên chưa về.

      Nghe cụ nói chuyện nhanh nhẩu và lúc nào cũng cười hề hà là biết cụ hoạt bát thế nào rồi. Chẳng trách mà vé số hết mau. Mỗi buổi sáng các cụ phải bán hết 20 tờ vé số rồi chia lại cho chủ nhà, tiền lời chẳng có là bao. Mỗi tờ chỉ được 500 đồng thôi nhưng cụ chẳng mẩm bụng mà luôn vui vẻ, yêu đời.

      Dù mới gặp và quen cụ mà tôi lại thấy thương và cảm phục cụ biết mấy. Cụ chẳng bao giờ buông bỏ những thứ mà đôi khi với người khác nó quá nhỏ nhặt. Cụ làm điều gì đó cũng với tất cả nhiệt huyết, với cụ bán vé số là cả niềm vui trong cuộc sống.

      Cụ Hường tranh thủ lúc ăn cơm xong ngồi may lại chút áo bị sứt chỉ cho cụ và những người bạn chí cốt. Tuy cao tuổi nhưng mắt cụ rất tinh và xỏ kim chỉ rất điêu luyện, rảnh một tí cũng không được, vì cụ làm riết quen tay rồi.

      Vì ngôi nhà nhỏ, mỗi người chỉ được một gian để đặt cái lưng, cụ lại sợ tôi không biết nên chỉ tận tay cho tôi ngồi chỗ của cụ để tránh làm phiền người khác nghỉ ngơi. Thiệt thương hết biết. Nói rồi cụ giới thiệu tên, tuổi của mình để làm quen. Cụ ước có thêm tí da thịt vì giờ già rồi da nhăn nheo quá, cái gì cũng teo tóp. Quả thật, bàn tay cụ gân guốc quá! Nhưng nó nhanh và thoăn thoắt.

      Hằng ngày, cụ Hường phải đi bán từ tờ mờ sáng, đôi chân cụ đã mỏi vì đường đời vậy mà nẻo nào bán được ở cái thành phố này là cụ lại đi bộ tới tận đó, bảo sao không hết vé số. Cụ ra tận quận 10, quận 3, đi riết chẳng mấy nghỉ ngơi. Vì theo cụ bán sao cho xong để kịp trưa về nghỉ ở nhà, dù sao ở nhà cũng khỏe hơn, lại được trò chuyện với mấy ông bà bạn già vẫn hơn là nằm ngoài đường.

      Tỉ tê bên ly rượu thuốc ngày lạnh

      Mọi người tranh thủ săn sóc nhau khi đau ốm

      Trên gác mái vừa đụng đầu và nhỏ như cái xó vừa người chui vào, hai ông bạn già đang tỉ tê trò chuyện cùng ly rượu thuốc ngâm. Mấy nay trời chuyển mùa, ai cũng đau nhức và mệt mỏi. Uống tí rượu là phải có tí mồi. Tôi mới hỏi hai ông ăn như thế này rồi sao ăn được nữa. Hai cụ cười khì rồi bảo “Uống tí rượu cho đỡ đau thôi chứ ăn uống gì đâu con ơi. Bữa chính là lát có mọi người đông đủ cơ”. Nói đoạn hai cụ lại ngồi nhâm nhi và trò chuyện.

      Rồi tôi lại ngồi hỏi chuyện các cụ. Tôi hỏi sao hai cụ vất vả và sống chật hẹp mà lên thành phố chi? Cụ chỉ cười rồi bảo cái nghiệp cái duyên đưa đẩy. Biết bao nhiêu nghề đã làm, cụ cũng đi làm thuê ra tới biên giới Cam – pu - chia mà nay lại phải lên thành phố bán vé số kiếm sống. Ở quê trước đây cụ đi làm ruộng, rồi ruộng đồng khô khốc, thuốc xịt nhiều, đất đai bị thu để xây dựng những thứ khác. Không có việc gì phải lên thành phố.

      Tâm sự rồi cụ lại xa xăm nghĩ đến lúc trước, đó là khi đứa con gái nếu bây giờ học đại học cũng phải năm 3, năm 4 rồi. Cụ bảo con cụ được đứa ấy, “Nó học giỏi lắm, thầy cô lại khuyên nó đi học vì ai cũng mần bụng nó học được, mà gia cảnh túng quá, nó phải nghỉ. Nó bảo thương ba mẹ vất vả, đi học giờ lấy tiền đâu ra”. Nói rồi cụ lại chua xót làm nhắm rượu và ngậm đắng vào cổ họng như bao chua xót mà cụ phải chịu bấy lâu nay.

      Ngồi tâm sự, ông cụ kể cái khó nhọc trong nghề: “Có hôm tôi đi bán vé số, gặp vị khách đang ăn trong quán, tôi không dám mời vì sợ làm phiền người ta ăn. Nhưng anh ta kêu tôi lại và hỏi ông khinh tôi hay sao không mời vé số? Tôi cũng im và đi cho qua chớ biết nói gì nữa. Nghề này vất vả hết biết, gặp người không mời thì kêu sao không mời, gặp người mời mua vé số thì bảo sao làm phiền người ta”. Nói rồi cụ lại ngao ngán thêm “Nay lại thêm vé số kiểu Mỹ nên vé số truyền thống như tụi tôi bị ế đi”.

      Đang ngồi tâm sự, cụ Toàn với tiếng bước chân bình bịch, thở dốc leo lên cầu thang vì vác bao gạo độ chục ký được người ta phát cho. Trông mặt cụ hớn hở lắm dù sáng đó bán về hơi trễ. Cụ bảo gạo này ngon nên không dám ăn. Chắc mẩm cụ để giành đem về cho con và vợ ở quê ăn tết. Ở đây là vậy, nghèo đói, vất vả nhưng có thứ gì ngon lại không dám ăn để giành vợ con và gia đình.

      Mấy cụ cũng tâm sự có nhiều đoàn từ thiện vô cho các cụ rồi nhưng ăn rồi lại hết thôi nên tự đi kiếm sống, mưu sinh vẫn hơn, không gì ngon cơm bằng tiền do mình kiếm ra.

      Bữa trưa xong, ai cũng muốn nghỉ ngơi. Cụ bà Đỗ Thị Lan trưa nay trúng gió nên được cạo gió bởi người bạn đồng hương sinh sống chung 5 năm nay. Cụ ông rất ân ần chăm sóc bà cụ và có vẻ rất mãn nguyện. Rồi ông cụ khác (ông không nhớ tên mình) cũng được người bạn đồng hương đấm bóp, chăm sóc. Nhìn cảnh tượng ấy, chắc hẳn họ người đối diện đều nghĩ họ phải là một gia đình thật sự yêu thương nhau thì sự ân cần và quan tâm mới làm lay động người đến vậy. Đối với họ, bớt chút thời gian để nghỉ ngơi mà san phần chăm sóc người khác trong lúc đau ốm, bệnh tật cũng là điều bình thường. sống lâu ngày cái tình nghĩa nó làm cho những điều ấy trở nên quen thuộc như một điều dễ hiểu.

      Buổi gặp gỡ kết thúc trong cái gió se lành lạnh của một chiều cuối năm. Cơn gió vô tình cuốn qua mang theo tất cả bận rộn thường nhật một ngày bình thường. Bên ngoài dòng người vẫn hối hả, nhưng ở đó, trong một góc đường, nơi tình người vẫn còn đó giữa bộn bề lo toan của cuộc sống.

      HOÀNG QUYÊN

      Chương trình nhận được Tài trợ vàng từ nhãn hàng Nước tăng lực NumberOne và các nhà tài trợ đồng hành gồm: Trường đào tạo mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia và Trung tâm Anh ngữ ULI.

      Các đơn vị Bảo trợ truyền thông cho chương trình gồm Kenh14.vn, báo Sinh viên Việt Nam, EBIV, YBOX, S Communications, FTUNEWS, FTU Zone, Fly Entertainment, STDT Communications, Truyền thông UEL và các đơn vị hỗ trợ truyền thông: REC Miền Nam, CLB Phóng Viên Trẻ (Nhà văn hóa Thanh Niên), CLB Phóng Viên Trẻ UFM (ĐH Tài chính - Marketing).

      Hướng dẫn bình chọn:

      Đối với thể loại phóng sự báo in: Xem chi tiết hướng dẫn bình chọn tại địa chỉ: http://tinyurl.com/ps-bao-in-2016


      Có thể bạn quan tâm

      Sự kiện

      Chính thức khởi động IMPACT 2024 - Chuỗi đào tạo về chủ đề Social Marketing

      11/04/2024

      Vào tháng Tư tới đây, Câu lạc bộ Marketing Trường Đại học Ngoại thương - MaC FTU chính thức khởi ...

      Sự kiện

      “Inside Out - Insight Found” - Workshop chuyện ngành sáng tạo thu hút đông đảo các bạn trẻ

      05/04/2024

      Ngày 31/3 vừa qua, Workshop “Inside Out - Insight Found” với sự góp mặt của Content Creator Phúc ...

      Sự kiện

      CHÍNH THỨC MỞ ĐƠN EXBROAD RUNWAY 2024 - SHARPEN TOOLS, SHARPER MIND

      03/04/2024

      Exbroad Runway, cuộc thi mang đậm dấu ấn thương hiệu CLB Du học trường Đại học Ngoại thương SAC ...

      Sự kiện

      WORKSHOP LÀM TRANH ĐÔNG HỒ - HỌA NÉT ĐÔNG HỒ

      27/03/2024

      Họa Nét Đông Hồ là workshop được tạo ra với mục đích tôn vinh và lan tỏa giá trị của dòng tranh ...