VÉN MÀN VÒNG 1 CREATIVE BRIEF - Muốn có kho báu phải có bản đồ | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      VÉN MÀN VÒNG 1 CREATIVE BRIEF - Muốn có kho báu phải có bản đồ

      VÉN MÀN VÒNG 1 CREATIVE BRIEF - Muốn có kho báu phải có bản đồ

      Cập nhật lúc 26/04/2018 14:56
      Muốn có sáng tạo và định hướng đúng phải có Creative Brief!Làm thế nào để có một Creative Brief hoàn hảo? Bật mí nội dung thi vòng 1 TVCREATIVE 2016.

      Khi tra cứu thuật ngữ này, bạn sẽ gặp rất nhiều cách gọi tiếng Việt như “Bản định hướng sáng tạo”, “Bản tóm tắt sáng tạo”, “Bản yêu cầu sáng tạo”,… Creative brief cũng được sử dụng trong khá nhiều bộ phận và công việc (thiết kế, sản xuất, chiến dịch marketing,…). Tuy nhiên, điều chắc chắn rằng, creative brief là yếu tố gần như đầu tiên trong quy trình thực hiện một TVC hoàn chỉnh. Tất cả thông tin căn bản, các yêu cầu cụ thể về mục tiêu đạt được sẽ được thể hiện trọn vẹn ở creative brief.

      Sau lần chia sẻ của diễn giả Mr. Vũ Nguyễn Hoài Huyên, những nhóm thí sinh hẳn đã có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về khái niệm này.

      Vì vậy, TVCREATIVE xin công bố nội dung vòng thi thứ 1: THỰC HIỆN CREATIVE BRIEF

      I. Tổng quan.

      1.1 Tổng quan Sản phẩm và Thương hiệu (Nếu có)*

      - Giới thiệu ngắn gọn về công ty

      - Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu được nhắc đến trong quảng cáo của thí sinh:

      + Hiện trạng, hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu trên thị trường hoặc phân khúc

      + Các phân tích về cư hội, thách thức, v.v.

      * Vd: Unilever vừa ra mắt dòng sản phẩm khử mùi X dành cho nam và nữ từ 18-25 với mùi hương tươi trẻ và năng động. Cùng với kế hoạch cho ra mắt sản phẩm Y mới của công ty, sản phẩm X sẽ là một thách thức và đối thủ trực tiếp của sản phẩm Y. Cần có một kế hoạch quảng bá khác biệt và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng hiện đang sử dụng sản phẩm Y. v.v.

      Lưu ý*: Không bắt buộc đề cập tới doanh nghiệp và thương hiệu trong cuộc thi. Thí sinh có thể sử dụng doanh nghiệp và thương hiệu giả định hoặc có thật. Nếu sử dụng sản phẩm và logo của doanh nghiệp có thật trong quảng cáo, thí sinh cần có sự cho phép chính thức của doanh nghiệp.

      1.2. Bối cảnh

      - Phân tích bối cảnh, thách thức hoặc vấn đề thí sinh muốn thay đổi thông qua quảng cáo của mình

      - Vai trò của sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu (nếu có) trong bối cảnh này? Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu có được thông qua giải quyết vấn đề và thách thức?

      II. Mục tiêu

      2.1. Đối tượng Truyền thông Mục tiêu

      - Đối tượng truyền thông mục tiêu là những ai? Xác định đối tượng truyền thông này như thế nào?

      (Một số gợi ý: thông qua nhân khẩu học – Demographic: tuổi, giới tính, thu nhập, địa điểm, v.v.; thông qua các yếu tố tâm lý - Psychographics: thói quen, phong cách sống, động lực, mong muốn, v.v.; các yếu tố cảm xúc; hành vi; v.v.)

      - Những kết quả nghiên cứu (nếu có) liên quan tới đối tượng truyền thông mục tiêu – Những yêu tố sẽ giúp cho người xem tin vào nội dung quảng cáo thí sinh lựa chọn.

      VD: Đối tượng này quan tâm tới những hiện trạng xảy ra ngay xung quanh họ, họ quan tâm tới những đặc tính của sảnh phẩm: ngoại hình, tính năng, mùi hương, hơn những tính năng khác, v.v.

      2.2. Mục tiêu Truyền thông

      - Mục tiêu thi sinh muốn đạt được thông qua quảng cáo của mình? (đính chính cách hiểu sai lệch về sản phẩm? thay đổi hành vi của người xem ngay lập tức hay dài hạn? cải thiện doanh số sản phẩm,? v.v.). Hãy nêu thật cụ thể và chi tiết liệu kết quả sẽ như thế nào nếu quảng cáo của thí sinh thành công?

      III. Thông điệp Chính

      - Nêu thật chính xác và xúc tích Thông điệp Chính (Key Message) mà thí sinh muốn truyền đạt thông qua quảng cáo của mình

      IV. Mô tả Ý tưởng thực hiện TVC

      - Mô tả từ đầu đến cuối nội dung quảng cáo của thí sinh: câu chuyện, nội dụng.

      Một số những yêu tố gợi ý cân nhắc khi mô tả:

      * Hình thức thể hiện: sang trọng, cao cấp, bình dân, vui nhộn, hài hước, hi-tech, lãng mạn, đơn giản, dễ hiểu?

      * Ý tưởng của đoạn TVC: Điểm độc đáo/ khác biệt ở điểm nào?

      - Khuyến khích thí sinh sử dụng các công cụ trực quan giúp ý tưởng, câu chuyện dễ hiểu và giúp ban giám khảo dễ đánh giá ý tưởng của thí sinh: hình ảnh, phác hoạ, storyboard, v.v.

      - Những cân nhắc khác của quảng cáo:

      * Kỹ thuật: Chất liệu phim? Định dạng phim? Hiệu ứng đặc biệt (nếu có)

      * Diễn viên, địa điểm quay, và các công cụ hỗ trợ?

      - Lưu ý: độ dài tối đa của phần Mô tả ý tưởng không quá 1 trang A4, tổng độ dài Bản Đề xuất Ý tưởng có thể hơn 1 trang A4.

      *****Hãy truy cập EBIV mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin sinh viên hấp dẫn

      EBIV News

      EBIV - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Cuộc thi

      Khởi động cuộc thi làm phim hấp dẫn TVCREATE 2016

      26/04/2018

      Một cuộc thi hấp dẫn cho các bạn sinh viên đam mê lĩnh vực làm phim quảng cáo, là nơi để những cá ...

      Sự kiện

      Bật mí Workshop 2: “Kỹ thuật quay phim và dựng clip” của TVCreate 2016

      26/04/2018

      Làm sao để truyền tải đầy đủ ý tưởng chỉ qua sáng tạo một bộ phim ngắn? Tất cả sẽ có trong ...

      Cuộc thi

      Lộ diện 3 gương mặt vạn người mê - Cuộc thi ảnh ÁO DÀI NỮ SINH NGÂN HÀNG

      26/04/2018

      Cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp nữ sinh Ngân Hàng trong tà áo dài truyền thống mềm mại mà vô cùng ...

      Cuộc thi

      CÓ GÌ “HOT” TRONG ĐÊM DẠ HỘI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG FPT HÀ NỘI?

      09/09/2020

      Khép lại một năm học tập vất vả, các FPT Schoolers chuẩn bị được tham dự đêm dạ hội Prom đầy bí ...